| Hotline: 0983.970.780

No đủ từ đu đủ

Thứ Sáu 12/03/2010 , 10:18 (GMT+7)

Đến xã Suối Cát (Cam Lâm, Khánh Hòa), hỏi ông Phan Văn Hường thì không ai không biết ông “vua” đu đủ ở vùng đất này.

Đến xã Suối Cát (Cam Lâm, Khánh Hòa), hỏi ông Phan Văn Hường thì không ai không biết ông “vua” đu đủ ở vùng đất này.

Tôi tình cờ quen ông Hường, khi ông tới xã để xác nhận hợp đồng thuê mướn đất sản xuất nông nghiệp. Dò hỏi mãi, ông mới cho tôi biết mướn đất để trồng đu đủ. Dẫn tôi về nhà tham quan vườn đu đủ nhìn thấy mà mê, đu đủ được trồng rất khoa học, có hàng, có lối, khoảng cách hợp lí. Đu đủ rất sai quả, bám từ gốc đến ngọn, tôi thử nhẩm tính có trên 40quả/cây. Tiếp tôi tại nhà được xây dựng tạm bợ chính trên mảnh đất thuê mướn trồng đu đủ, ông mời uống trà rồi trò chuyện rất thân mật. Khi tôi hỏi cơ duyên nào đưa ông quyết định thuê đất trồng đu đủ, bỗng giọng ông trầm hẳn đi.  

Vợ ông Hường đang tỉa bớt trái đu đủ

Ông cho biết, quê ông ở Phú Yên sau giải phóng vào Cam Ranh (Khánh Hòa) lập nghiệp. Từ tay trắng, làm thuê, làm mướn kiếm được ít tiền, vợ chồng ông liền bàn thuê đất trồng hoa màu. Lúc đầu, ông và vợ trồng cây ngắn ngày bầu bí, khổ qua nhưng không hiệu quả lắm, làm hết năm này sang năm khác mà không kiếm đủ tiền mướn đất. Có lúc, ông phải bật khóc, than trời chán chường số kiếp nghèo. Bế tắc, không biết đường nào mà lần, đất đã mướn, nợ đã mang nên lúc nào con người ông cũng cảm thấy rấm rứt. Bỗng dưng, như có một phép nhiệm màu sai khiến đưa ông tìm đến khuyến nông huyện để tìm loại cây trồng làm giàu. Tìm kiếm mãi, ông mới chọn ra được cây trồng ưng ý là cây đu đủ.

Thế nhưng, do việc nắm bắt chưa sâu nên thời gian đầu trồng đu đủ, cây cho năng suất không đạt lắm. Nghe tin, có người trồng đu đủ ở Diên Khánh có hiệu quả, ông liền đạp chiếc xe đạp cũ kĩ lặn lội hơn 40 km để tìm hiểu. Về nhà, mới chợt hiểu do mình chưa nắm rõ lối canh tác. Quyết định táo bạo hơn, khi đưa vợ di cư tới vùng đất cát pha thịt ở Suối Cát này, thuê 3 sào đất trồng đu đủ. Nhắm địa điểm Suối Lâu (Suối Cát) phù hợp có nước, đất thuê rẻ… ông dựng lều để có chỗ chui ra chui vào, rồi cải đạo mảnh đất đã hoang hoá. Ông lao động rất hăng say, tin mình đã đi đúng hướng. 

Quả thật, đu đủ không phụ lòng vợ chồng ông, quả sai, trái to, đẹp. Thế là, vụ mùa đầu tiên thu lãi hơn 25 triệu đồng ở thời điểm năm 1999 là quá lớn. Vợ chồng ông mừng rỡ, càng tin tưởng cái đích làm giàu đang đến gần. Từ thắng lợi vụ đó, ông mướn thêm 3 sào nữa trồng đu đủ. Khi 3 sào này đang thu hoạch thì 3 sào kia đã trồng, thay xen nhau thu hoạch. Thế nhưng, một sự cố lớn đã xảy ra, vì trồng liên tục đu đủ trên mảnh đất đó nên cây không còn cho năng suất như mong muốn nữa, hay mắc bệnh. Ông nghĩ cách hoá giải, sau khi cây đu đủ cho thu hoạch xong, ông chọn trồng cây đậu phộng (lạc) giúp cải tạo đất. Thu hoạch là quay lại trồng đu đủ, lại cho năng suất cao.

Thành quả ông làm mọi người xung quanh đều khâm phục, học hỏi. Kết quả nhiều người cũng vươn lên nhờ đu đủ. Tôi hỏi ông có “bí kíp” nào chia sẻ bà con? Ông nói, đu đủ ưa vùng đất cát pha thịt, ưa nước, khi trồng phải làm đất nhuyễn, lót phân chuồng đã ủ rồi trồng. Khi cây đu đủ bắt đầu phát sức ra bông nên phun ngừa thuốc trừ sâu, nấm gốc kết hợp phân bón lá. Đặc biệt, khi cây ra trái cần tăng lượng phân bón lá để nuôi cây, thêm lượng ít phân NPK, tránh bón phân nuôi quả nhiều mà gây hư trái. Đu đủ rất thích hợp phân chuồng, bón phân chuồng cây sẽ ít sâu bệnh. Khâu chăm sóc, phải thường xuyên nhổ cỏ quanh gốc, tránh đụng rễ cây gây mất sức, ảnh hưởng lá, trái. Đồng thời, cần cắt tỉa trái, lá bớt để cây tập trung nuôi trái đẹp. Một cây ra trên 30 quả là đạt yêu cầu. Thông thường ông trồng 1 sào đu đủ khoảng 250 cây, khoảng cách giữa 2 cây là 2m.

* Hơn 10 năm trồng đu đủ, ông thoát nghèo, thu nhập cao và ổn định. Vụ Tết vừa qua, vườn đu đủ của ông cho lãi trên 100 triệu đồng...

Xem thêm
Chăn nuôi hướng đến hiệu quả bền vững tại Sóc Trăng

Gói giải pháp chăn nuôi toàn diện từ con giống, thức ăn, thuốc thú y và hỗ trợ kỹ thuật của nhà phân phối Bích Phúc giúp nhiều nông hộ đạt lợi nhuận tốt.

Điều trị, làm đẹp cho thú cưng: Đã học rồi còn phải học thêm

Thú cưng đưa vào các phòng khám thú y điều trị được siêu âm, X quang để chẩn đoán bệnh như người nên nhân viên phòng khám phải được đào tạo bài bản.

Doanh nghiệp đầu tiên công bố sản xuất cà phê tuân thủ EUDR

ĐẮK LẮK Simexco DakLak đã được cấp chứng nhận tuân thủ EUDR cho 4.957 nông dân với diện tích 5.375ha trong vùng liên kết.

Đồng Nai hướng tới cơ giới hóa đồng bộ trong trồng trọt

Cơ giới hóa trong trồng trọt ở Đồng Nai đã có nhiều thành tựu nhưng chưa đồng bộ. Tỉnh này đang hướng tới việc cơ giới hóa đồng bộ trong thời gian tới.

Bình luận mới nhất