| Hotline: 0983.970.780

Nỗ lực cải cách hành chính

Thứ Tư 25/03/2015 , 09:30 (GMT+7)

Chiều 24/3, tại Hà Nội, Bộ NN-PTNT tổ chức hội nghị triển khai công tác CCHC năm 2015 với rất nhiều nội dung quan trọng cần phải hoàn thành trong năm. 

Trong đó, hoàn thiện các dự án luật và kiện toàn thành lập mới một số đơn vị được ưu tiên hàng đầu.

Tiếp tục hoàn thiện các dự án luật

Theo Văn phòng thường trực CCHC, Bộ NN-PTNT, trong quý I/2015 Bộ NN-PTNT đã ban hành QĐ 249/QĐ-BN-PC kế hoạch xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Bộ năm 2015. Lập đề nghị chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2016 đối với dự án Pháp lệnh Giống cây trồng, Giống vật nuôi.

Đối với các dự án luật, dự án Luật Thú y tiếp tục hoàn thiện dự thảo. Cụ thể, Dự kiến Quốc hội thông qua vào kỳ họp thứ 9 tháng 5/2015; Dự án Luật Thủy lợi, Luật Thủy sản sửa đổi tiếp tục hoàn thiện dự thảo.

Với các văn bản trình Thủ tướng Chính phủ, Bộ NN-PTNT đã trình Chính phủ ban hành 1 Nghị định sửa đổi, bổ sung quy định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý, phát triển, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản. Riêng đối với với Thông tư do Bộ trưởng ban hành, trong quý I/2015 đã ban hành theo thẩm quyền 9 Thông tư.

Về công tác kiểm tra văn bản và rà soát văn bản, Bộ đã tổng hợp báo cáo kiểm tra văn bản của các địa phương và bộ, ngành. Trong đó, 47/60 tỉnh gửi báo cáo; 15/22 bộ ngành gửi báo cáo. Bên cạnh đó là tổ chức tự kiểm tra 5 Thông tư do Bộ trưởng ban hành trong quý I.

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát nhấn mạnh, có thể kết quả trong công tác CCHC của Bộ NN-PTNT so với một số đơn vị khác là cao, nhưng để phục vụ nhân dân vẫn còn thấp.
Vì vậy, các đơn vị cần nỗ lực và quyết liệt hơn nữa bởi CCHC là nhiệm vụ trọng tâm Chính phủ giao, đòi hỏi các đơn vị phải làm việc nghiêm túc. Chúng ta phải thay đổi cung cách làm việc để làm sao giảm thời gian thủ tục hành chính xuống càng ít càng tốt, tiết kiệm thời gian, công sức, tiền của cho người dân và DN.

Trong công tác cải cách tổ chức bộ máy, theo ông Nguyễn Minh Nhạn - Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ NN-PTNT đã ban hành Kế hoạch năm 2015 về thực hiện Đề án kiện toàn tổ chức bộ máy hành chính nhà nước và tổ chức sự nghiệp công lập thuộc Bộ phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững gắn với xây dựng NTM.

Bên cạnh những kết quả đã được, theo Vụ Pháp chế, trong quý I/2015 các đơn vị trực thuộc Bộ NN-PTNT vẫn còn nợ nhiều văn bản, nhiều văn bản đã quá hạn nộp nhưng bị chậm chễ do chưa bố trí cán bộ chuyên trách và người đứng đầu các đơn vị chưa sát sao trong công tác chỉ đạo, điều hành. Công tác rà soát, bổ sung, điều chỉnh các văn bản quy phạm pháp luật vẫn còn hạn chế.

Kiện toàn, thành lập mới

Theo Văn phòng thường trực CCHC, trong quý I/2015 Bộ NN-PTNT ban hành quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và kiện toàn, thành lập cơ cấu tổ chức của một số đơn vị mới như: BQL Dự án “Chương trình khí sinh học cho ngành chăn nuôi Việt Nam”; BQL Dự án Hỗ trợ kỹ thuật vùng “Thực hiện chương trình hỗ trợ nông nghiệp then chốt tiểu vùng GMS” TA 8163; Kiện toàn Ban Chỉ đạo thực hiện sáng kiến, thành lập Viện Công nghiệp gỗ, Viện Kiến trúc cảnh quan và thiết kế nội thất trực thuộc ĐH Lâm nghiệp, thành lập Trạm KDTV Lâm Đồng trực thuộc Chi cục KDTV vùng II, Cục BVTV, thành lập Tổ công tác chỉ đạo, hướng dẫn, giám sát thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành NN-PTNT theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Nghiên cứu trình Bộ trưởng báo cáo quy hoạch mạng lưới các tổ chức sự nghiệp KHCN công lập trực thuộc Bộ.

16-47-33_2
Công tác CCHC là nhiệm vụ trọng tâm năm 2015 đòi hỏi các đơn vị phải thực hiện nghiêm túc

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Vũ Văn Tám cho biết, trong năm 2015 Bộ NN-PTNT cũng như các bộ, ban, ngành khác phải thực hiện quyết liệt Nghị quyết 01 của Chính phủ về hỗ trợ, nâng cao năng lực cạnh tranh cho DN nên công tác CCHC đóng vai trò vô cùng quan trọng.

Bên cạnh đó là công tác nâng cao, kiện toàn lại tổ chức cán bộ, công tác "một cửa một dừng" tại các cửa khẩu nên khối lượng công việc năm 2015 này cực kỳ lớn. Vì vậy, nếu các đơn vị không chuẩn bị sẵn nhân lực, kế hoạch rất khó để đảm bảo đúng tiến độ, kết quả, kế hoạch đề ra.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Việt Nam hỗ trợ đưa nông nghiệp trở thành trụ cột kinh tế ở Venezuela

Bộ Nông nghiệp Venezuela đánh giá cao kết quả tốt vượt mong đợi về hợp tác nông nghiệp song phương, ngay cả trong điều kiện Venezuela vô cùng khó khăn.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Dông lốc liên tiếp ở Yên Bái làm 150 nhà dân bị sập đổ

Mưa lớn, kèm theo dông lốc, gió giật mạnh trong đêm 19, rạng ngày 20/4 làm 2 người bị thương và hơn 150 ngôi nhà ở tỉnh Yên Bái bị thiệt hại, sập đổ.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm