| Hotline: 0983.970.780

Nỗ lực phòng chống ma túy

Thứ Năm 27/06/2013 , 09:47 (GMT+7)

Bà Zuhuldyz Akisheva, Giám đốc quốc gia thuộc Văn phòng phòng chống ma túy và tội phạm của LHQ (UNODC) tại Việt Nam cho biết, ma túy tổng hợp ngày càng được tiêu thụ, buôn bán nhiều ở Việt Nam.

Gia tăng tỷ lệ “đập đá”

Bà Zuhuldyz Akisheva, Giám đốc quốc gia thuộc Văn phòng phòng chống ma túy và tội phạm của LHQ (UNODC) tại Việt Nam cho biết, ma túy tổng hợp ngày càng được tiêu thụ, buôn bán nhiều ở Việt Nam.


Đại diện Văn phòng phòng chống ma túy và tội phạm của LHQ nói về ma túy ngày 26-6

Theo hồ sơ quản lý từ 170.000 người sử dụng ma túy trong năm 2012 (tăng 8,5% so với cùng kỳ), trong đó 96% là nam giới, chủ yếu tập trung trong độ tuổi từ 16- 30, thì thấy tỷ lệ sử dụng chất kích thích dạng Amphetamine (ATS) dạng đá đã vượt qua tỷ lệ người sử dụng thuốc phiện.

ATS trở thành loại ma túy được sử dụng nhiều thứ hai trên thị trường (sau heroin). Đặc biệt, nhóm thanh niên thích “đập đá” khi sử dụng ATS và các ma túy bất hợp pháp không chỉ tập trung trong các thành phố lớn mà đang gia tăng ở vùng nông thôn.

Ngoài ra, cocaine cũng là loại chất ngày càng đáng quan tâm ở VN. Hiện nay tình trạng trồng cây thuốc phiện đang có chiều hướng gia tăng với 40,2 ha đã bị phát hiện và xóa bỏ (tăng 22% so với năm 2011), bao gồm 34,5 ha trồng cây thuốc phiện và 5,7 ha trồng cây cần sa.

Thêm vào đó là các chất kích thích khác được bán trên thị trường với tên gọi “thuốc lắc” như PMMA (para- methoxymethamphetamine), BZP (Benzylpiperazine)...

Cũng theo phát hiện của UNODC, thu giữ heroin tăng đáng kể trong vòng 4 năm qua. Năm 2012, gần 700 kg heroin bị thu giữ (trong khi năm 2011 chỉ có 309 kg, năm 2008 là 156 kg), phần lớn có nguồn gốc từ Myanmar qua Lào rồi chuyển vào Việt Nam.

Thêm vào đó có nhiều tổ chức vận chuyển trái phép ma túy từ Tây Phi qua đường hàng không, trong đó có nhiều phụ nữ Việt tham gia để buôn lậu cocaine và các chất ma túy từ Tây Nam Á vào Việt Nam.

Có một số chỉ số cho thấy rằng, việc sản xuất ma túy bất hợp pháp dạng ma túy tổng hợp đang gia tăng tại Việt Nam. Tính đến năm 2012, cơ quan chức năng đã triệt phá khoảng 20 cơ sở sản xuất chất ma túy tổng hợp dạng đá là Methamphetamine.

Đây là dược chất được vận chuyển từ Lào, Campuchia sang. Sau khi chế biến thành phẩm, một phần được tiêu thụ trong nước, một phần chuyển sang tiêu thụ ở Trung Quốc. Hiện nay, có nhiều nhóm buôn lậu ma túy đến từ Tây Phi cũng đã tuyển dụng những người có quốc tịch Đông Nam Á để vận chuyển Methamphetamine dạng đá và các loại ma túy khác vào Việt Nam.

Đại diện LHQ cảnh báo, với 12.000 km đường biên giới phân chia với nhiều nước, Việt Nam tiếp tục là thị trường tiềm năng để các đối tượng buôn lậu ma túy các tiền chất mang vào để sản xuất ma túy trong thời gian tới.

Bởi Việt Nam có thể cung cấp một lượng lớn các chế phẩm dược phẩm và hóa học có chứa chất gây nghiện như Ephedrine, Pseudoephedrine và P-2-P...

Tiệm cận nhiều bệnh nguy hiểm

Nhiều nguy cơ xấu từ việc sử dụng các chất gây nghiện khá rõ ràng, thế nhưng nhận thức và hiểu biết trong xã hội về những rủi ro liên quan đến sử dụng ma túy, nhất là ma túy tổng hợp cũng như các bệnh có liên quan đến đường máu còn hạn chế.

Hiện có khoảng 30% trong số 90.000 phạm nhân có tiền sử dùng ma túy đang bị mắc các bệnh như viêm gan, lao, HIV…. Đặc biệt, các tỉnh miền núi phía Bắc có số người sử dụng ma túy cao nhất với các hành vi thay đổi nhanh chóng từ hút thuốc phiện sang hút và tiêm chích heroin.

Nhằm giúp Việt Nam giảm tỷ lệ người sử dụng ma túy, bà Zuhuldyz Akisheva cho hay, UNODC đang phối hợp với Tổ chức Y tế thế giới (WHO) triển khai thí điểm Chương trình điều trị nghiện toàn diện, tự nguyện ở một số tỉnh miền Bắc; hỗ trợ xây dựng một số chính sách để kiểm soát con đường lây nhiễm HIV và các bệnh lây truyền của những người đang ở trong trại giam và cộng đồng, hỗ trợ người sống chung với HIV.

Ngoài ra, cũng giúp VN soạn thảo Pháp lệnh về thủ tục tố tụng đưa người vào cơ sở chữa bệnh bắt buộc đối với trẻ vị thành niên và người nghiện ma túy.

Thứ trưởng Bộ LĐ-TB,XH Nguyễn Trọng Đàm thừa nhận, có nhiều người vẫn coi người nghiện ma túy là những tội phạm đã bị “nhiễm bệnh” nên xa lánh. Đây là quan điểm sai lầm vì khiến cho người nghiện càng xa lánh cộng đồng, càng dễ tái nghiện.

Theo ông Đàm, ma túy là một căn bệnh mãn tính, chữa bệnh này bằng thuốc chỉ là thứ yếu, mà quan trọng phải cai nghiện từ cộng đồng, gia đình. Cũng theo ông Đàm, cả nước hiện có 17 cơ sở cai nghiện tư nhân và khoảng 60 điểm hỗ trợ điều trị nghiện bằng methadone. Tuy nhiên, các trung tâm này chỉ làm được một vài công đoạn như cắt cơn, trị liệu ở giai đoạn đầu của người nghiện.

Còn tư vấn, trợ giúp các biện pháp về tâm lý, trợ giúp xã hội khác thì chưa có điều kiện để thực hiện. Vì thế tới đây chúng ta cần nỗ lực hơn nữa. 

Tính đến hết năm 2012, 84,7% người sử dụng heroin; 6,5% sử dụng ma túy tổng hợp; 6,4% sử dụng thuốc phiện; 1,6% sử dụng cần sa và 0,3% sử dụng ma túy dược phẩm. Cơ quan chức năng cũng phát hiện gần 21.000 vụ, 31.419 đối tượng liên quan đến ma túy (tăng 18% so với năm cùng kỳ).

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Kháu Vài Lèng bị giả mạo, Lương y Mạc Văn Minh kêu cứu

Kháu Vài Lèng, bài thuốc điều trị sinh lý nam giới của Lương y Mạc Văn Minh đang bị các đối tượng xấu làm giả, bán trục lợi, ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm