| Hotline: 0983.970.780

Nỗ lực phòng trừ sâu bệnh hại lúa

Thứ Ba 02/02/2016 , 07:07 (GMT+7)

Những ngày qua, thời tiết ở Bình Định có nhiều mây, ngày nắng yếu, tối và sáng sớm có nhiều sương mù tạo điều kiện tốt cho nhiều loại sâu bệnh phát triển gây hại lúa đông xuân.

Tính đến nay, tỉnh Bình Định đã gieo sạ được 46.875ha, trong đó chân cao sạ cưỡng 2.048 ha, chân 3 vụ/năm 13.663 ha, chân 2 vụ/năm 31.164 ha. Ngoài ra, có 574 ha ngô và 2.746 ha đậu phộng đã xuống giống…

Trà lúa chân cao sạ cưỡng và chân 3 vụ/năm đang trong giai đoạn cuối đẻ nhánh, làm đòng đang bị bệnh đạo ôn tấn công dữ dội, tỷ lệ gây hại phổ biến từ 5-10%, có nơi cao đến 30%.

Số diện tích bị nhiễm bệnh lên đến gần 100 ha. Theo dự báo của ngành BVTV Bình Định, trong thời gian tới bệnh đạo ôn tiếp tục gây hại trên những diện tích lúa chân 3 vụ và chân cao, nhất là đối với các giống OM 6162, BC 15, ĐV 108, IR 13-2, U ải 32…

“Chi cục Trồng trọt và BVTV Bình Định cử cán bộ phụ trách từng địa bàn cụ thể; phối hợp với các UBND xã, phường, thị trấn, các HTXNN liên tục bám đồng kiểm tra tình hình sâu bệnh, đặc biệt là các CĐML, cánh đồng tiên tiến, vùng SX lúa lai”, ông Kiều Văn Cang, Phó Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và BVTV Bình Định.

Trà lúa đang đẻ nhánh làm đòng hiện cũng bị chuột cắn phá, tỷ lệ lúa bị hại phổ biến từ 3 - 5%, có những vùng đã bị chuột “xơi tái” đến 10 - 20%, những địa phương bị chuột hại nhiều nhất là các huyện Phù Cát, Hoài Nhơn, Phù Mỹ, Tây Sơn, Hoài Ân.

Trà lúa đang làm đòng trỗ cũng bị chuột tấn công, tuy nhiên mức độ gây hại thấp hơn, từ 2,5 - 5%, nơi cao từ 5 - 10%. Tính đến nay đã có gần 55 ha lúa bị chuột cắn phá. Bên cạnh đó, trà lúa đang làm đòng trỗ còn bị rầy phát sinh gây hại, đã có hơn 44 ha lúa bị nhiễm, nơi rầy phát sinh nhiều nhất có mật độ 2.000 con/m2.

Trước tình hình trên, ngành BVTV Bình Định đã khuyến cáo nông dân bón phân NPK cân đối ở các thời kỳ sinh trưởng của cây lúa. Khi bệnh xuất hiện phải dừng ngay việc bón phân, nhất là đạm u rê đơn; không sử dụng phân bón lá và chất kích thích sinh trưởng để phun cho cây lúa. Sau khi phun thuốc, nhận thấy bệnh dừng phát triển mới được tiếp tục bón phân và phun phân bón lá.

“Khi bệnh chớm phát hiện, nông dân cần dùng thuốc Beam 75 WP, liều lượng 24 gam thuốc pha với 24 lít nước phun cho 1 sào lúa (500m2); hoặc dùng thuốc Katana 20 SC, liều lượng 24ml thuốc pha với 24 lít nước phun cho 1 sào lúa; cũng có thể dùng thuốc Filia 525 SE, liều lượng 24-36ml pha với 16-24 lít nước phun cho 1 sào.

Những diện tích bị nhiễm nặng phải phun trừ, nông dân cần dùng thuốc Fujione 40 WP liều lượng 50 gam thuốc pha với 24 lít nước phun cho 1 sào; thuốc Fujione 40 EC liều lượng 100ml thuốc pha với 24 lít nước phun 1 sào, hoặc dùng thuốc Ninja 35 SE liều lượng 50ml pha 20 lít nước phun cho 1 sào”, ông Trần Quang Tám, Phó Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và BVTV Bình Định, nói.

Bình Định cũng đang đẩy mạnh phong trào diệt chuột bảo vệ lúa. Nông dân ở đây đang dùng các loại bẫy sập, bẫy dập, bẫy kẹp, bẫy lồng, bẫy bán nguyệt…hoặc dùng thuốc Racumin, Rat-K, Musal 0,005 trộn với lúa mầm hay cám thực phẩm-tôm-cua-cá đặt bả ở những bờ ruộng gần hang để tiêu diệt lũ chuột.

Cả những đường đi của chuột, trên bờ mương, chân đê, bờ ruộng cũng được đặt dày bẫy chuột. Nhờ đẩy mạnh phong trào diệt chuột, tính đến nay trên địa bàn Bình Định đã có 312.160 con chuột bị tiêu diệt, thu mua được 212.262 đuôi chuột.

Xem thêm
Nuôi 30 con chồn hương sinh sản, doanh thu 300 triệu đồng/năm

QUẢNG BÌNH Với 30 con chồn hương sinh sản và 20 con chồn thương phẩm, mỗi năm gia đình anh Đức thu về khoảng 300 triệu đồng.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm