| Hotline: 0983.970.780

Nỗ lực xuất khẩu tôm trở lại Australia

Thứ Ba 28/03/2017 , 08:47 (GMT+7)

Trả lời Thương vụ Việt Nam tại Australia ngày 27/3, ông Lương Thanh Nghị, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Australia cho biết...

Trả lời Thương vụ Việt Nam tại Australia ngày 27/3, ông Lương Thanh Nghị, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Australia cho biết, các cơ quan chức năng của Việt Nam đang tích cực triển khai tháo gỡ để XK tôm trở lại nước này.

Việt Nam đang là nhà cung cấp tôm lớn nhất cho Australia

Australia ngày 6/1/2017 đã ngừng NK tôm xanh từ những nước châu Á có tôm bị bệnh đốm trắng (trong đó có Việt Nam) sau khi phát hiện các sản phẩm được bán ở các chợ địa phương bị nhiễm bệnh, có thể khiến virus lan tràn ở bang Queensland.

Cụ thể sau khi phát hiện virus đốm trắng có trong tôm bán tại các cửa hàng và nghi ngờ đây là nguyên nhân của việc bùng phát dịch đốm trắng tại Queensland, ngày 7/1/2017, Bộ Nông nghiệp - Tài nguyên nước Australia đã ban hành lệnh khẩn cấp tạm dừng NK tôm và thịt tôm chưa nấu chín từ các nước châu Á, trong đó có Việt Nam.

Hiện các đơn vị chức năng của Bộ NN-PTNT cũng đang tích cực đàm phán với Bộ Nông nghiệp - Tài nguyên nước của Australia. Thương vụ Việt Nam tại Australia cũng đã làm việc với các Hiệp hội NK thủy sản, nhà hàng Australia và phối hợp với Thương vụ một số nước để cùng bày tỏ quan ngại về ảnh hưởng tiêu cực của lệnh tạm ngừng NK tôm và thịt tôm chưa nấu chín đối với hoạt động kinh doanh của các DN cũng như người tiêu dùng Australia.

Đại sứ Lương Thanh Nghị khẳng định: Hiện kim ngạch XK tôm chiếm tới khoảng 60% kim ngạch XK toàn bộ thủy sản của Việt Nam. Do vậy, lệnh cấm này của Australia sẽ ảnh hưởng đến kim ngạch XK của thuỷ sản của Việt Nam sang Australia, cụ thể ngay sau khi lệnh cấm có hiệu lực, kim ngạch thuỷ sản tháng 1/2017 của Việt Nam sang Australia đã giảm 37,3% so với cùng kỳ năm 2016.

Theo ông Nghị, trong 5 năm gần đây, Việt Nam luôn là nước cung cấp tôm chế biến lớn nhất cho Australia. Kim ngạch NK tôm của Australia từ năm 2011 đến năm 2015 tăng gần 20 lần, từ 17 triệu USD năm 2011 lên đến 335 triệu USD năm 2015. Trong khi đó, kim ngạch XK tôm của Việt Nam sang Australia tăng đến hơn 50 lần giai đoạn 2011 - 2015 (từ 2 triệu USD đến 104 triệu USD).

Đại sứ Lương Thanh Nghị cho biết thêm: Lệnh cấm của Australia được áp dụng với nhiều nước châu Á, trong đó có Việt Nam và không phải do bất đồng thương mại giữa Australia với những nước này. Đây đơn thuần là biện pháp phòng ngừa về an toàn sinh học của phía Australia. Không chỉ có Chính phủ Australia cấm tôm từ nước ngoài mà ngay giữa các bang của Australia với nhau cũng áp đặt lệnh cấm như Chính phủ bang Nam Australia cấm NK một số loại tôm và thịt tôm từ bang Queensland.

Bên cạnh đó, đây là lệnh cấm tạm thời, có hiệu lực 6 tháng kể từ ngày 9/1/2017. Vì vậy có thể hi vọng lệnh cấm sẽ sớm được gỡ bỏ, đáp ứng lợi ích của người tiêu dùng Australia và các nhà XK tôm, góp phần củng cố mối quan hệ thương mại đang phát triển tốt đẹp giữa Việt Nam và Australia.

(Theo Thương vụ Việt Nam tại Australia)

Xem thêm
350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm