| Hotline: 0983.970.780

Nở rộ trào lưu tự chế súng bắn chim, thú

Thứ Năm 12/06/2014 , 08:20 (GMT+7)

Thời gian gần đây, ở Tây Nguyên nổi lên hiện tượng tự chế, sử dụng súng bắn bằng hơi cồn để săn bắn chim thú...

 Là loại súng dễ làm với loại vật liệu dễ mua nên được đông đảo các tầng lớp thanh thiếu niên, học sinh đua nhau làm tràn lan. Đây là loại súng cực kỳ nguy hiểm, có độ sát thương cao nên sẽ để lại hậu quả khôn lường nếu không kiểm soát được.

“Chỉ cần 2 đoạn ống nhựa, vài cái co nhựa, một bộ đánh lửa của bếp ga mini, ít băng keo, cồn 90 độ và vài viên bi sắt làm đạn… là đã có thể lắp ráp thành một khẩu súng hoàn chỉnh, có khả năng gây sát thương cao đối với chim thú cũng như con người”. Đó là lời nhận xét của N- một thanh niên chế súng bắn chim thành thạo ở phường Tân Hoà, Tp Buôn Ma Thuột, tỉnh Đak Lak bày tỏ với chúng tôi về cách chế tạo cũng như tác dụng của loại súng này.

07-50-42_sung-tu-che
Đây là loại súng cực kỳ nguy hiểm, có độ sát thương cao

Khi hỏi thêm về “bản quyền” của loại súng này học ở đâu? N cho biết: “Trong một lần tới nhà bà con chơi ở huyện M’Đrăk thấy một người dùng loại súng tự chế này bắn chim rất hiệu quả nên tôi đã hỏi cách làm và mua dụng cụ về nhà tự chế súng, dùng vào mục đích bắn chim. Loại súng này có thể bắn đạn (là viên bi xe đạp) đi xa tới 30 m, có thể xuyên thủng tấm tôn, bắn chim thì hết ý... 

Không chỉ vậy, loại súng bắn bằng hơi cồn này còn được nhiều trang mạng, facebook công khai hướng dẫn cách chế tạo với những vật liệu bằng ống nhựa, băng keo, bộ đánh lửa bằng điện, cồn… và rao bán. Do vậy đây trở thành những địa chỉ tiếp tay cho nhiều người nghiên cứu học hỏi cách chế tạo ra những loại súng này.

Cũng chính vì đơn giản, rẻ tiền, vật liệu dễ kiếm (khoảng 100 ngàn đồng tiền mua vật liệu/khẩu), dễ chế tạo, nên nhiều thanh thiếu niên ở Tây Nguyên đã lén lút chế tạo cho mình một khẩu súng. Còn nếu mua thì giá cũng “bình dân” từ 200 đến 300 ngàn đồng/khẩu.

Theo Ðiều 13, Khoản 6, Ðiểm a Nghị định 73/CP của Chính phủ: Phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng đối với hành vi sản xuất, chế tạo súng trái phép; nếu gây thương tích hoặc chết người sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Bộ luật Hình sự.

Anh P. xã Hoà Đông, huyện Krông Păc, Đak Lak chia sẻ: “Sau khi đọc được thông tin trên mạng Internet thấy loại súng này dễ sử dụng, giá bán lại rẻ chỉ với 250 ngàn đồng/khẩu, đạn dùng bằng những viên bi xe đạp rất dễ kiếm…, nên tôi tìm mua một khẩu về dùng để bắn chim cho vui.

Hiện tại nhiều thanh thiếu niên, học sinh ở Tây Nguyên đang đổ xô vào việc chế tạo, sử dụng loại súng bắn bằng hơi cồn vào mục đích bắn chim, thú…

Tuy nhiên, đây là loại súng cực kỳ nguy hiểm, có độ sát thương cao nên không loại trừ việc thanh thiếu niên xích mích, thiếu kiềm chế, có thể mang súng ra để trả thù nhau.

Ngoài ra, một số  người dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số có thói quen chế tạo súng để săn bắn thú rừng,  dẫn đến những cái chết thương tâm.

07-50-42_nh-3
Súng bắn bằng hơi cồn dễ chế tạo, nếu mua thì cũng có giá rất rẻ, khoảng 200.000 - 300.000

Cụ thể vào ngày 12 tháng 5, đối tượng Y Dhô Niê (SN 1992), trú tại buôn Khal, xã Cư Pơng, huyện Krông Búk (Đak Lak) sau khi uống rượu say cùng bạn bè trở về nhà thì gặp anh Y The M’lô (SN 1966), trú tại buôn Ea Sin, xã Ea Sin sang chơi và xin nước uống; Y Dhô Niê không những không cho mà còn xách khẩu súng cồn tự chế bắn vào mặt Y The M'lô làm anh bị thương, phải đi cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa thị xã Buôn Hồ với 5 mũi khâu trên mặt.

Không chỉ ở Đak Lak, tại Đak Nông, thời gian qua trên địa bàn tỉnh này cũng có nhiều vụ thương vong do dùng súng tự chế, tiêu biểu như vụ một bé trai 9 tuổi ở Đak Nông bị trúng 20 mảnh đạn do nghịch súng bắn chim tự chế của bố, đã vô tình kéo cò khiến đạn trong súng bắn ra, găm thẳng vào bụng em, gây xôn xao dư luận.

Để ngăn chặn tình trạng này, ngoài việc các cơ quan chức năng cần vận động nhân dân nộp súng tự chế và xử lý nghiêm các đối tượng vi phạm, thì người dân, nhất là các tầng lớp thanh thiếu niên, học sinh cũng cần nâng cao nhận thức về tác hại từ súng tự chế này. Hãy nói không với súng tự chế và vận động người thân trong gia đình không chế tạo, tàng trữ, sử dụng các loại súng tự chế, tránh những hiểm họa đáng tiếc có thể xảy ra...

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm