| Hotline: 0983.970.780

Nợ trên 43.000 tỷ đồng, Vinalines đang “rất khó khăn” về tài chính

Thứ Sáu 15/06/2012 , 15:38 (GMT+7)

Chính phủ vừa có báo cáo số 146/BC-CP ngày 12/6/2012 về Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) gửi Quốc hội.

Chính phủ vừa có báo cáo số 146/BC-CP ngày 12/6/2012 về Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) gửi Quốc hội.

>> Sẽ phối hợp truy bắt cựu Chủ tịch Vinalines
>> Bộ Kế hoạch Đầu tư không nắm được sai phạm ở Vinalines
>> Kiên quyết xử lý nghiêm những sai phạm ở Vinalines
>> 'Nguyên Chủ tịch Vinalines làm trái chỉ đạo của Thủ tướng'
>> Đổ 100.000 tỉ vào Vinalines


4 tháng đầu năm 2012, Vinalines tiếp tục thua lỗ.

Báo cáo cho biết, hiện nay, tình hình tài chính của Vinalines rất khó khăn. Tại thời điểm cuối năm 2011, vốn chủ sở hữu của Vinalines đạt 9.411 tỷ đồng; tổng tài sản đạt 55.853 tỷ đồng; nợ phải trả là 43.135 tỷ đồng, trong đó nợ ngắn hạn 9.309 tỷ đồng và nợ dài hạn là 33.826 tỷ đồng.

Trong số nợ trên, nợ đầu tư vào tàu biển và các dự án cảng biển (chủ yếu là cảng nước sâu Cái Mép - Thị Vải), kho bãi và sửa chữa tàu là 34.552 tỷ đồng. Nợ quá hạn của Vinalines là 207 tỷ đồng.

Đáng chú ý, báo cáo cho biết Vinalines đang thiếu hụt dòng tiền để trả các khoản nợ đến hạn và đảm bảo vốn lưu động.

Về kết quả kinh doanh giai đoạn 2007-2010, báo cáo cho biết, Vinalines lãi 716 tỷ đồng năm 2007, năm 2008 lãi 897 tỷ đồng, năm 2009 lãi 317 tỷ đồng, năm 2010 lãi 142 tỷ đồng và năm 2011 lỗ 434 tỷ đồng.

Báo cáo cũng cho biết, 4 tháng đầu năm 2012 Vinalines tiếp tục lỗ và nhắc lại một lần nữa khẳng định: “tình hình tài chính của Vinalines đang rất khó khăn”.

Đánh giá về những nguyên nhân khiến Vinalines rơi vào tình cảnh khó khăn, báo cáo cho biết, Vinalines vay khá nhiều vốn để đầu tư nhưng chưa phát huy được hiệu quả, dẫn tới chi phí cao và nợ nhiều... Trong giai đoạn suy thoái, Vinalines vẫn tiếp tục đầu tư đội tàu, mở rộng quy mô, đầu tư mạnh trong lĩnh vực cảng biển...

Bên cạnh đó, tổ chức sản xuất của Vinalines chưa hợp lý, một số doanh nghiệp vận tải biển thành lập quá nhiều đầu mối, đầu tư sang lĩnh vực khác, lập nhiều công ty con/cháu, đầu tư vào bất động sản, chứng khoán không mang lại hiệu quả.

Ngoài ra, nội bộ mất đoàn kết, kéo dài và sai phạm, tiêu cực trong quản lý sản xuất kinh doanh.

“Lãnh đạo Vinalines không thực hiện đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và có dấu hiệu vi phạm pháp luật trong việc đầu tư xây dựng dự án nhà máy sửa chữa tàu biển Vinalines phía Nam, gây thiệt hại về kinh tế,...”, báo cáo cho hay.

Theo vneconomy

Xem thêm
Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Sìn Hồ thiệt hại nhiều cao su do mưa đá, gió lốc

Mưa đá gió lốc đã khiến hàng nghìn cây cao su bị gãy đổ, hàng trăm hécta phải dừng khai thác, cạo mủ. 

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm