| Hotline: 0983.970.780

Thứ Hai 25/07/2011 , 10:22 (GMT+7)

10:22 - 25/07/2011

Nỗi buồn “Gia cát dự”

Lãnh đạo Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia lại vừa thay đổi dự báo về... thời điểm giảm lãi suất ngân hàng. Theo đó, dự kiến từ đầu quý IV tới lãi suất may ra mới giảm. Còn trước đó tại thời điểm tham mưu cho Chính phủ một gói giải pháp mạnh tay về quản lý ngoại hối và tiền tệ (như cấm ngoại tệ chợ đen, cấm vàng miếng, áp đặt trần huy động lãi suất…), chính vị này đã từng khẳng định từ đầu quý II, lãi suất sẽ giảm, nhờ đó chỉ số CPI sẽ giảm theo.

Thế nhưng thực tế chẳng như “Gia cát dự” đưa ra. Theo công bố của Tổng cục Thống kê hôm 23/7, CPI tháng 7 đã vọt tăng 1,17% so với tháng trước, cao hơn hẳn mức tăng của tháng 6 – điều đột biến chưa từng xảy ra ở các tháng 7 hàng năm. Như vậy, CPI bảy tháng đã tăng 14,61% so với cuối năm ngoái và tăng 22,16% so với cùng kỳ 2010.

Trong cùng thời điểm, thông tin về số liệu lãi “khủng” cùng với mức lương “khủng” của các CEO ngân hàng lại khiến nhiều DN tâm tư. Những con số hàng ngàn tỷ lợi nhuận, hoặc 400- 500 triệu đồng tiền lương/tháng của lãnh đạo các ngân hàng tự dưng thấy phản cảm trong bối cảnh các DNNVV điêu đứng, dù cho khá nhiều ý kiến đã lớn tiếng bênh vực họ, như quy mô sử dụng vốn lớn, như họ cũng là DN nên phải chịu mạo hiểm ...

Thế nhưng dù có nhiều lý lẽ thế nào chăng nữa không ai có thể phủ nhận được các ngân hàng đang hưởng ưu thế tuyệt đối từ chính sách, như được áp dụng “trần” huy động tiền, nhưng lại không bị áp “trần” cho vay, dẫn đến họ thoải mái hưởng chênh lệch.

Từ chuyện này mới thấy không chỉ có DN xăng dầu là “lên nhanh, xuống chậm”, mà chính các ngân hàng cũng là một dạng biểu hiện cụ thể về thiếu vắng đạo đức kinh doanh trong hoàn cảnh thiếu vắng trách nhiệm của cơ quan quản lý tiền tệ. Việc duy trì mức lãi suất cho vay quá cao có lẽ đã đóng góp không nhỏ cho chỉ số CPI tăng đều hàng tháng, bởi với mức lãi vay tới 22% không DN nào có thể giảm giá hàng hóa!

Dĩ nhiên bất kỳ ai cũng có quyền phát biểu về các chính sách điều hành kinh tế, song mỗi khi lên tiếng nên cẩn thận nhìn… xuống chân mình. Nếu như chỗ đứng của người đó không nằm về phía số đông, mà đại diện cho lợi ích của một nhóm, thì chắc chắn thiệt hại sẽ thuộc về phần còn lại, nhất là khi người đó cũng lại trực tiếp tham mưu chính sách.

“Gia cát dự” kiểu đó, buồn thay!

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm