| Hotline: 0983.970.780

Nỗi buồn hoa Tết

Thứ Tư 24/11/2010 , 09:54 (GMT+7)

Chưa bao giờ người trồng hoa, cây cảnh phục vụ Tết ở TP. Tuy Hòa (Phú Yên), lại thất vọng như lúc này, khi nỗi hy vọng của kinh tế gia đình dồn hết vào nó đã tan theo mưa lũ.

Chưa bao giờ người trồng hoa, cây cảnh phục vụ Tết ở TP. Tuy Hòa (Phú Yên), lại thất vọng như lúc này, khi nỗi hy vọng của kinh tế gia đình dồn hết vào nó đã tan theo mưa lũ.

Chúng tôi về làng trồng hoa cây cảnh nổi tiếng ở khu phố Liên Trì, làng đìu hiu khác hẳn những dịp mà tôi ghé thăm đúng vào thời điểm này. Toàn bộ diện tích vườn trồng hoa, cây cảnh như cúc, mai, quất của làng đã tả tơi sau mưa lũ. Nét mặt buồn buồn của nông dân Nguyễn Hải hiện lên khi chúng tôi hỏi về hoa Tết. Anh cho biết: “Tôi có 250 chậu mai, 250 chậu quất và hơn 160 chậu cúc (chưa tính cây con) phục vụ Tết này đã bị nước lũ nhấn chìm làm hư hỏng sạch.

Tất cả vốn liếng của gia đình tôi đầu tư vào hoa, cây cảnh đã mất trắng”. Sau mưa lũ, hoa, cây cảnh nhà anh có triệu chứng: rụng lá, rụng trái, thối rễ, khô cây, chết mòn mà không có cách cứu chữa. Vườn hoa nhà mình bị thiệt hại nặng nề đến nỗi hằng ngày, anh Ấn chẳng buồn nhòm ngó đến. Cũng cùng hoàn cảnh, gia đình anh Phan Chương thu nhập chính nhờ vào vườn hoa phục vụ Tết, nay đã tiêu tan mọi hy vọng. Anh cho hay: “Tôi có hơn 300 chậu quất đã ra trái, hơn 100 chậu mai sẽ cho ra thị trường phục vụ Tết năm nay đã hư hỏng hết. Hiện tượng thấy rõ là mai bị vàng lá, rụng búp, thối rễ, còn cây quất bị rụng trái. Tôi đã mua thuốc chống thối rễ, rụng trái… phun vào cây ngay nhưng không thấy tiến triển. Ước tính thiệt hại của gia đình hơn 50 triệu đồng”.

Tại khu phố trồng hoa ở Ninh Tịnh gần bên, nhiều người trồng hoa Tết cũng chịu cảnh tương tự. Anh Trần Kiên Đoàn đang phun thuốc cứu những cây mai hơn 5 năm tuổi. Chúng tôi ghé vào nhà hỏi thăm tình hình, anh Đoàn liền nói: “Hoa với bông gì nữa hả chú!”. Nhà anh Đoan có hơn 450 chậu mai, hàng trăm cây mai nhỏ trồng ngoài đất đã bị mưa lũ ngâm hơn nửa tháng và hiện tại nước vẫn còn đọng chưa rút hết. Mai nhà anh đã bị khô cây, búp bị héo, úng rễ vì bị ngâm nước. Mất đến cả trăm triệu.

Theo những người trồng hoa lâu năm ở đây, từ trước tới nay, chưa bao giờ người trồng hoa lâm vào cảnh khốn đốn như hiện nay. Mưa lũ vừa qua, một phần đã gây thiệt hại cho người trồng hoa, còn có nguyên nhân khác là do khu định cư FBS đã xây nhà bịt kín xung quanh, nhưng không làm cống thoát nước nối với cống nước thành phố mà xả trực tiếp xuống vùng trũng thấp ở vùng trồng hoa khiến nước ngập sâu lại ô nhiễm gây thiệt hại nặng.

Xem thêm
Nuôi 30 con chồn hương sinh sản, doanh thu 300 triệu đồng/năm

QUẢNG BÌNH Với 30 con chồn hương sinh sản và 20 con chồn thương phẩm, mỗi năm gia đình anh Đức thu về khoảng 300 triệu đồng.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm