| Hotline: 0983.970.780

Nơi đào tạo nhân lực cho ĐBSCL

Thứ Sáu 21/09/2012 , 10:30 (GMT+7)

Đó là trường Cao đẳng Nông nghiệp Nam bộ (Bộ NN-PTNT) đóng trên địa bàn xã Tân Mỹ Chánh, TP. Mỹ Tho (Tiền Giang).

Trường CĐ Nông nghiệp Nam bộ cho "ra lò" nhiều cán bộ phục vụ đắc lực cho nông nghiệp

Trường Cao đẳng Nông nghiệp Nam bộ (Bộ NN-PTNT) đứng chân trên địa bàn xã Tân Mỹ Chánh, TP. Mỹ Tho (Tiền Giang) có quá trình xây dựng và phát triển trên 35 năm. Trường đã đào tạo được đội ngũ nhân lực có trình độ phục vụ SXNN cho ĐBSCL.

PGS.TS Dương Văn Viện, Hiệu trưởng cho biết: “Nhà trường đang đào tạo 4 ngành bậc CĐ là các ngành: Khoa học cây trồng, BVTV, Chăn nuôi và dịch vụ thú y; 9 ngành bậc trung cấp chuyên nghiệp (TCCN) là các ngành: Thủy lợi tổng hợp, Hạch toán-Kế toán, Khảo sát địa hình, Quản lý đất đai, Chế biến nông sản, Chăn nuôi-Thú y, Trồng trọt-BVTV, Khuyến nông lâm, Tài chính xã, phường, thị trấn và 4 ngành trung cấp nghề (TCN) là các ngành: Chế biến và bảo quản thủy sản, Thú y, Cấp thoát nước, BVTV”.

Đây là các ngành học đáp ứng được yêu cầu nhân lực cho sự phát triển nông nghiệp vùng ĐBSCL nên được rất nhiều học sinh theo học, nhất là các tỉnh gần địa bàn trường như Tiền Giang, Long An, Bến Tre… Đã có trên 23.000 HS-SV tốt nghiệp từ trường phục vụ cho các tỉnh trong khu vực và cả nước trên phương diện chuyên môn lẫn lĩnh vực quản lý.

Nói về nội dung đào tạo các ngành và khả năng chuyên môn sau khi được đào tạo, ThS. Nguyễn Tiến Huyền, Phó Hiệu trưởng phụ trách đào tạo cho biết: “Chương trình học tập trung vào kiến thức phục vụ cho thực tế đời sống”. Còn nói về khả năng thích ứng với công việc, đơn vị, cơ quan, ông Huyền có ý kiến thêm: “Nhà trường trang bị cho HS-SV hiểu biết khoa học và thành thạo tay nghề nên đáp ứng tốt yêu cầu tuyển dụng của xã hội, không lãng phí sau đào tạo”.

Với các em học ngành Thuỷ lợi tổng hợp, sau khi tốt nghiệp có thể làm việc tại các Cty tư vấn khảo sát thiết kế, Cty xây dựng, Cty thủy nông, DN xây dựng. Các em học ngành Quản lý đất đai có khả năng đo đạc, lập bản đồ địa chính; lập và quản lý hồ sơ địa chính ở cơ sở; làm việc tại UBND cấp xã, thị trấn và các đơn vị thuộc phòng, Sở TN-MT.

Còn ngành trồng trọt - BVTV, ra trường các em có thể làm tốt công việc tại các cơ quan ngành nông nghiệp, các cơ sở SX (nông trường, trạm, trại, HTX); mở cửa hàng kinh doanh VTNN (phân bón, thuốc BVTV), cây giống. Ngành hạch toán kế toán sẽ giúp các em tìm việc làm tại các cơ sở SX, Cty, DN, cơ quan ngành tài chính kế toán và mọi thành phần kinh tế.

Đất nước ta vẫn đang thừa thầy, thiếu thợ. Cần định hướng cho học sinh phổ thông thấy được khả năng và điều kiện của bản thân và gia đình mà có hướng đi thích hợp cho việc theo học ngành, nghề của mình, tránh lãng phí trong việc đào tạo và sử dụng nhân lực.

Ngành khuyến nông lâm đào tạo khuyến nông viên bậc trung cấp, có khả năng tổ chức, hướng dẫn, chuyển giao cho nông dân áp dụng TBKT vào SX. Ngành khảo sát địa hình giúp các em có khả năng đo, vẽ bình đồ ở khu vực diện tích dưới 20 km2, đo vẽ bản đồ địa hình, bản đồ giải thửa nông nghiệp; làm việc trong ngành địa chính, các đội khảo sát, Cty tư vấn thiết kế thủy lợi, giao thông, xây dựng.

Một ngành khác, gắn với yêu cầu đào tạo nhân lực cho địa phương cấp cơ sở là tài chính xã - phường - thị trấn. HS-SV được trang bị kiến thức về quản lý ngân sách, thuế Nhà nước, kế toán ngân sách xã, kế toán hành chính sự nghiệp...

Về đội ngũ giảng viên và trang thiết bị phục vụ giảng dạy, ThS. Trần Chí Thành cho biết: “Đội ngũ giảng viên của trường hiện có 1 PGS.TS, 21 ThS, trên tổng số 84 người được xếp ngạch giảng viên. Nhà trường được nguồn vốn vay ADB hỗ trợ đầu tư 1 triệu USD cho việc nâng cấp thiết bị các phòng thí nghiệm, thực hành và thư viện. Đặc biệt là việc đầu tư hoàn chỉnh 3 phòng thí nghiệm: Vi sinh, hóa sinh, vật liệu xây dựng và trang thiết bị thực hành cho tất cả các ngành, nhất là ngành chế biến nông sản với 2 nhà xưởng...”.

Ngoài ra, nhà trường cũng hết sức phấn khởi về việc được Bộ NN-PTNT phê chuẩn dự án xây dựng phòng nuôi cấy mô phục vụ cho giảng dạy, nghiên cứu CNSH.

Xem thêm
Hơn 370ha tôm nuôi bị thiệt hại do nắng nóng

TRÀ VINH Theo Sở NN-PTNT tỉnh Trà Vinh, hiện toàn tỉnh đã có hơn 122ha nuôi tôm sú cùng hơn 249ha nuôi tôm thẻ chân trắng bị thiệt hại do ảnh hưởng nắng nóng gay gắt.

Điều động 1 kíp tàu tuần tra, phòng chống khai thác IUU

Từ ngày 22/4, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu điều động 1 kíp tàu tuần tra, kiểm soát kết hợp tuyên truyền phòng, chống khai thác IUU trên vùng biển do đơn vị quản lý.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.