| Hotline: 0983.970.780

Nơi đầu nguồn cách mạng: Lê Quảng Ba, người bảo vệ lãnh tụ về Pác Bó

Thứ Năm 29/01/2015 , 06:15 (GMT+7)

Người dẫn đường bảo vệ và đưa lãnh tụ về nước ngày 28/1/1941 là đồng chí Lê Quảng Ba./ Đón khách bốn phương trời...

14-44-35_img_4128
Thiếu tướng Lê Quảng Ba (1915-1988)

Bảo vệ lãnh tụ về Pác Bó

Vào tiết cuối năm Canh Thìn (1940), trời rét, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc về tới Nậm Quang (Tĩnh Tây, Trung Quốc). Tại đây, Nguyễn Ái Quốc mở một lớp huấn luyện chính trị, đặt chương trình và trực tiếp chỉ đạo. Các đồng chí Phùng Chí Kiên, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, biên soạn chương trình và trực tiếp giảng dạy.

Lớp huấn luyện kết thúc vào ngày cuối năm Canh Thìn, các đồng chí Dương Hoài Nam (bí danh của Võ Nguyên Giáp) và Lâm Bá Kiệt (bí danh của Phạm Văn Đồng) trở lại Tĩnh Tây. Còn Lê Quảng Ba nhận nhiệm vụ dẫn đoàn từ Nậm Quang về nước…

Tiết xuân trời đẹp. Đoàn ăn cơm sớm ở Nậm Quang, chào bà con, rồi lên đường.

Lê Quảng Ba dẫn đoàn theo những vệt đường mòn, lượn giữa các nếp núi tiếp nối nhau ở vùng biên giới hướng về Cao Bằng. Nguyễn Ái Quốc mặc bộ quần áo chàm người Nùng, cầm một cây gậy nhỏ, chân bước mau lẹ, dẻo dai. Vừa đi đường vừa nói chuyện, quãng đường như ngắn lại…

Vượt lên một đoạn dốc ngắn rồi xuống một sườn núi dài lởm chởm đá, hoa lau dọc sườn núi phớt nâu rung rinh trong nắng. Lê Quảng Ba đã nhận ra cây mậy rẫy (cây si) sum suê như một cây đa cổ thụ, mọc không xa mốc đá 108.

“Đứng cạnh Bác trên cái mốc biên giới đã quen biết ấy, nghĩ tới quê hương thân thiết ruột rà, tôi cảm thấy mình vô cùng gần gũi Bác như đứa con yêu quý ở bên cha, như người chiến sĩ đứng sau lá cờ người tổng chỉ huy sẵn sàng nhận lấy nhiệm vụ khó khăn nhất”, Thiếu tướng Lê Quảng Ba kể lại cảm xúc của mình trong Hồi ký.

Trên mảnh đất thiêng liêng Tổ quốc, Lê Quảng Ba dự định sẽ đưa lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc về ở tạm nhà của gia đình ông Máy Lì (tức Lý Quốc Súng). Đến trưa đoàn tới nơi. Bác ngồi uống nước, trò chuyện thân mật với ông Máy Lì như một người nhà vừa đi xa về. Chợt Bác quay sang đồng chí Lê Quảng Ba nói nhỏ: “Ta nhiều người nên ở trong núi thôi”.

Lê Quảng Ba hiểu rằng, trong thâm tâm mình, Bác thương gia đình ông Máy Lì, không muốn gia đình ông phải ở chật chội. Không giữ được đoàn ở lại nhà mình, ông Máy Lì dẫn đoàn đi về phía hang núi. Leo lên một đoạn đá lởm chởm thì mọi người đến cửa hang. Hang này ăn thông ra một con đường kín dẫn sang bên kia biên giới. Người ta gọi đó là hang Cốc Bó tức hang Đầu nguồn. Bác bằng lòng ở tạm đây.

Thiếu tướng Lê Quảng Ba (1915-1988) tên thật là Đàm Văn Mông, người Tày, sinh tại xã Sóc Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng.
Ông giữ nhiều nhiệm vụ: Khu trưởng Khu Hà Nội (nay là Tư lệnh Quân khu Thủ đô), Tư lệnh vượt Thập Vạn Đại Sơn giúp Hồng quân Trung Quốc tiêu diệt quân Quốc Dân đảng giải phóng đất nước và thành lập nước CHND Trung Hoa, Đại đoàn trưởng đầu tiên Đại đoàn 316, Tư lệnh Quân khu Việt Bắc…
Năm 1960, ông chuyển ngành, làm Trưởng ban Ban Dân tộc Trung ương, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc của Chính phủ, rồi Phó Chủ nhiệm Ủy ban Nông nghiệp Trung ương, Ủy viên BCH TƯ Đảng khóa III (1960), đại biểu Quốc hội từ khóa II (1960) đến khóa VI (1976)... Ông đã được Đảng và Nhà nước tặng thưởng: Huân chương Hồ Chí Minh.

Đang trưa, nắng xuân. Nắng lọt qua các kẽ lá lọt vào hang. Một cái hang nhỏ nhưng đủ chỗ ở cho mấy người. Gần kề vách hang trong nổi lên một tháp đá thiên nhiên cao vượt đầu người; nước mưa bao năm đã mài gọt phần ngọn tháp trở thành một nhũ đá trắng. Ít hôm sau Nguyễn Ái Quốc đã tạc nhũ đá này thành tượng đặt tên Các Mác.

Ông Máy Lì đem tới bốn tấm ván dài ngắn khấp khểnh, và một tấm cót rách. Ván kê lên chỗ lõm phía trong, phía ngoài nền hang bằng phẳng hơn, chúng tôi lót cót cắt lá mạy téc rải đệm nằm cho đỡ lạnh và đỡ đau lưng.

“Đấu rượu, đấu súng” với trùm phỉ

Xuân này về nơi đầu nguồn cách mạng, cảnh xưa có đổi khác đi nhiều và người xưa nay cũng đều vắng bóng. Mới năm nào, tôi còn được ngồi trò chuyện cùng người vợ của Thiếu tướng Lê Quảng Ba, là bà Hoàng Thị Đào. Nay bà cũng đã về bên kia để đoàn tụ cùng ông.

Vắng bóng người xưa nhưng những câu chuyện dệt thành huyền thoại của họ như dòng nước suối Lênin vẫn rì rầm kể.

Lê Quảng Ba còn là người chịu trách nhiệm nơi ăn, chốn ở, nơi họp và bảo vệ Hội nghị Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương lần thứ VIII. Ông cũng là Đội trưởng Đội du kích Pác Bó, một hổ tướng trấn giữ vùng căn cứ cách mạng.

Thời gian đó, Hà Quảng thường xuyên bị bọn phỉ cướp phá. Châu uỷ đã phát động phong trào phòng, chống phỉ để canh giữ thôn, bản. Nhằm thị uy, trấn áp, thăm dò lực lượng xem cái gan hai ông cán bộ Lê (Lê Quảng Ba) và cán bộ Trần (Hoàng Sâm) thế nào, để đối phó nên chúng bày mẹo mời thi uống rượu, thi bắn súng.

Một hôm, tên trùm phỉ Lỷ Síu đến nhà một quần chúng cách mạng thách thức: “Tao biết ông Trần, ông Lê Cộng sản ở gần đây. Mày báo cho hai vị là Lỷ Síu, muốn mời hai vị đến uống rượu chơi!”

Tin về Đội Du kích Pác Bó. Cán bộ Lê và Trần cùng thảo luận và thống nhất lên đường, họ sẽ dùng mưu đánh cho trùm phỉ một đòn.

Một mình, một súng pặc-khoọc, cán bộ “con gấu núi” Hoàng Sâm, đàng hoàng bước vào ổ phỉ.

Lỷ Síu ra đón ngay: “Ông Lê có nhà mà không đến uống rượu với Síu này à?”

Cán bộ Trần đáp lời: “Ông Lê đang huấn luyện cho một đội quân, nếu cần, ông ấy sẽ đến. Có gì, ta sẽ mời ông ấy đến sau”.

Thấy tửu lượng của Hoàng Sâm quả là cao, Lỷ Síu ngỏ lời muốn mời cán bộ Lê đến.

Chả mấy chốc, Lê Quảng Ba tới, cùng uống rượu, bên hông vẫn kè kè khẩu pặc-khoọc. Tan cuộc rượu, trùm phỉ mời 2 vị xuống núi dạo chơi.

Đến một cây si to, Lỷ Síu dừng lại: “Tài bắn súng của ông Lê đã lừng danh thiên hạ, bách phát bách trúng, tôi vốn có lòng hâm mộ. Hôm nay được hội ngộ, xin được ông chỉ giáo cho”.

Lê Quảng Ba khiêm tốn: “Họ nói thế thôi chứ, ông Trần đây mới đáng là đàn anh của chúng tôi. Nhưng nếu ông đã có lời, tôi không dám chối từ. Xin mời ông...”

Lỷ Síu chỉ vào một vạch tròn trên cây si bảo, “hồng tâm ở cây si”, rồi giơ súng, bóp cò. Viên đạn chạm vào cách điểm tâm vài phân. Lê Quảng Ba rút súng bắn ngay. Tên trùm phỉ hoảng vía: “Ôi! Đúng hồng tâm rồi!...”

Họ rủ nhau đi tiếp. Gặp một bụi nứa nhỏ, Lỷ Síu lại thách: “Tôi với ông Lê bắn cây hóp to nhất nhé!”

Tuy là một tay bắn cừ, hai tay như nhau, thường ngày, tên phỉ này ít bắn sai, nhưng hôm nay bị “ma ám” nên nó bắn không được. Viên đạn của nó chỉ chạm vào cạnh cây hóp, để lại một vết xước nhỏ.

Đến lượt Lê Quảng Ba, khẩu súng chĩa nhanh về phía bụi cây, xen vào tiếng đạn nổ là tiếng “đốp”, một dóng cây hóp nứt toạc ra.

Lỷ Síu mặt tái lại: “Quả là danh bất hư truyền”.

Chừng vẫn chưa chịu, trùm phỉ lại chỉ một cây đu đủ trước mặt, cách xa chừng năm, sáu chục mét, nói lạc giọng: “Ta bắn quả chín lồi ra...”

Lê Quảng Ba lại “mời ông bắn trước”.

Lần này, Lỷ Síu cẩn thận hơn, từ từ nâng súng lên, nheo mắt, bóp cò. Viên đạn xuyên qua quả đu đủ, hạt đen rơi vãi xuống...

- Giỏi lắm! Giỏi lắm!... Lê Quảng Ba trầm trồ. Tôi xin phép lấy nó xuống. Chín rồi mà....

Tỳ súng lên khuỷu tay trái, Lê Quảng Ba nhằm cuống quả đu đủ. Đạn nổ, quả đu đủ bị đạn trúng cuống, rơi bịch xuống đất.

Bấy giờ, tên trùm phỉ vã mồ hôi trán. Nó ấp úng: “Tôi thật là... Đứng trước Thái Sơn mà không biết. Xin bái phục, bái phục!”

Từ đó, rừng Pác Bó từ đó không thấy trùm phỉ Lỷ Síu xuất hiện. Và chuyện “đấu rượu, đấu súng” đã làm cho tất cả bọn phỉ biên giới “cạch mặt” hai ông “tướng Việt Minh” Hoàng Sâm và Lê Quảng Ba. Uy danh của họ từ đó được lan truyền khắp nơi.

  • Mua bán rùa quý tràn lan từ 'chợ ảo' đến đời thực
    Phóng sự 27/03/2024 - 08:15

    Thời gian qua, hoạt động mua bán rùa diễn ra công khai tại các cửa hàng thú cưng trên địa bàn thành phố Hà Nội, thách thức các cơ quan chức năng.

  • [Bài 3] Bài toán hóc búa ở tỉnh Khánh Hòa
    Phóng sự 27/03/2024 - 06:02

    Tính toán sơ bộ, muốn ra được Đề án thí điểm phát triển nuôi biển công nghệ cao ở Khánh Hòa phải “vượt ải” tới... 9 bộ, ngành trước khi trình Chính phủ phê duyệt.

  • [Bài 2] 'Cuộc cách mạng' giữa trùng khơi ở Vân Đồn
    Phóng sự 26/03/2024 - 06:00

    Phong trào thành lập hợp tác xã nuôi trồng thủy sản đang là trào lưu ở Quảng Ninh để đón nhận chính sách giao biển lâu dài, từ đó ổn định kế sách nuôi biển.

  • Nan giải vấn nạn mua, bán rùa trên Internet
    Phóng sự 25/03/2024 - 13:15

    Năm 2023 ghi nhận gia tăng các vụ liên quan đến mua, bán rùa qua mạng xã hội. Do vậy các cơ quan chức năng cần mạnh tay trong việc xử lý vi phạm.

  • [Bài 1] 7 năm trời vật vã xin giấy phép nuôi biển
    Phóng sự 25/03/2024 - 07:30

    'Khát vọng lớn, quyết tâm cao, tuy nhiên những rào cản cơ chế chính sách đang giống như chiếc vòng kim cô siết chặt giấc mơ nuôi biển của chúng tôi vậy', Hải Bình nói.

  • Chuyện ở 'thiên đường đá cỏ' Tân Lập
    Phóng sự 24/03/2024 - 16:40

    Nhắc đến thầy cúng Vàng A Chứ (còn gọi là ông Chứ cúng) thì không chỉ ở Sơn La và một số tỉnh Tây Bắc mà mãi tận bên Lào cũng có người biết.

  • Tinh hoa nghề đậu bạc Định Công
    Phóng sự 22/03/2024 - 11:09

    Sau khoảng thời gian tưởng chừng như thất truyền, đến nay làng nghề đậu bạc Định Công đang chuyển mình nhằm níu giữ lại cái hồn cốt của nghề tinh hoa truyền thống.

  • Rủ nhau đi hái lộc rừng
    Phóng sự 18/03/2024 - 06:00

    Quảng Bình Cứ vào tháng Ba hàng năm, nhiều người dân sống ở các xã Quảng Kim, Quảng Châu, Quảng Hợp (Quảng Trạch, Quảng Bình) rủ nhau lên rừng hái dâu và có nguồn thu đáng kể.

  • Mùa hoa mộc miên
    Phóng sự 15/03/2024 - 06:00

    Mộc miên, loài cây chung thủy với tháng Ba, cứ độ sau xuân lại rạo rực tự đốt cháy mình thắp lửa những góc trời, từ vùng đồng rừng đến những miền quê yên ả…

  • Hang Táu - miền cổ tích còn phong kín
    Phóng sự 12/03/2024 - 06:05

    Hang Táu là một thung lũng được giấu kín giữa bốn bề núi. Trời đất như chừa ra một khoảng đất tương đối bằng phẳng chỉ để cỏ cây khoe sắc...

  • Chuyện giữ rừng giữa biển
    Phóng sự 11/03/2024 - 06:15

    Qua Tết Nguyên đán, vùng đảo Tây Nam Tổ quốc bước vào cao điểm mùa khô, lực lượng chức năng bắt đầu ‘mướt mồ hôi’ với công tác giữ rừng trên các hòn đảo…

  • Bà Xuân 'hủi'
    Phóng sự 08/03/2024 - 08:45

    Từng là giáo viên mầm non nhưng đến nay nữ y tá Nguyễn Thị Xuân đã có gần 40 năm đồng hành cùng những bệnh nhân tại trại phong Quả Cảm - Bắc Ninh.

Xem thêm
Phát triển Tiền Giang với '1 trọng tâm, 2 tăng cường, 3 đẩy mạnh'

TIỀN GIANG Theo Thủ tướng, tinh thần 'ba cùng' là 'cùng lắng nghe, thấu hiểu', 'cùng sẻ chia tầm nhìn và hành động', 'cùng làm, cùng hưởng, cùng thắng và cùng phát triển'.

Những công trình vá 'lỗ hổng' hệ thống thủy lợi bờ Nam Sông Hậu

Người dân bờ Nam Sông Hậu mong chờ âu thuyền Rạch Mọp vận hành ngăn mặn vào cuối 2024, cùng với những công trình đã được đầu tư để khép kín hệ thống thủy lợi.

Kia ưu đãi giá mới, giảm đến 75 triệu đồng trong tháng 9

Từ 11/9/2023, Kia áp dụng giá mới với mức điều chỉnh tương đương 50% lệ phí trước bạ. Chương trình được áp dụng tùy theo dòng xe và phiên bản.

Đê Đông xuống cấp, xâm nhập mặn uy hiếp ngàn ha đất canh tác

Bình Định Tràn Dương Thiện thuộc hệ thống đê Đông dài 250m, có nhiệm vụ ngăn mặn, giữ ngọt phục vụ cho ngành nuôi trồng thủy sản và sản xuất nông nghiệp giờ đã như ‘răng rụng’.

Bình luận mới nhất