| Hotline: 0983.970.780

Nỗi đau sẹo lồi

Chủ Nhật 08/04/2018 , 13:50 (GMT+7)

Ng. L. Ph., 34 tuổi sống ở Gia Lai bị sẹo lồi hơn 3 năm nay sau một lần đi căng da mặt. Trước đó, da cô bỗng bị bệnh lão hóa sớm, lỗ chân lông thô to và da chảy xệ.

Sẹo lồi khiến nhiều chị em tự ti, mặc cảm (Ảnh minh họa)

Sau khi được một số bạn bè tư vấn, cô quyết định đi căng da mặt. Vốn là người có cơ địa dị ứng nên Ph. hoàn toàn không ăn hải sản, các chế độ ăn kiêng cần chú ý sau phẫu thuật thẩm mỹ như thịt bò, gà, cơm nếp… công cũng tuân thủ nghiêm ngặt. Ấy vậy nhưng, 2 tháng sau khi cắt chỉ cô mới phát hiện ra những vết đỏ hồng không phải do sưng sau phẫu thuật như bác sĩ đánh giá mà là sẹo lồi và vết sẹo ngày càng lồi lên như con đỉa vắt dài 2 bên mang tai.

Ai có từng bị sẹo lồi mới hiểu nỗi khổ sở và mặc cảm đến thế nào khi chịu đựng ánh mắt soi mói, tò mò của người đời. Bác sĩ giải phẫu thẩm mĩ (GPTM) cho cô lắc đàu đổ lỗi tại… cơ địa, từ chối điều trị. Cô lặn lội tìm đến tất cả các thẩm mỹ viện có tên tuổi, làm cả thảy 9 lần xét nghiệm huyết học, từ xét nghiệm tổng quát, đến xét nghiệm sinh hóa, xét nghiệm miễn dịch học, đến cả xét nghiệm nước tiểu để phục vụ cho việc tìm nguyên nhân và cách điều trị. Sau 2 lần được một bác sĩ GPTM “thử” xử lý sẹo lồi, lần 1 là cắt bỏ sẹo và tiêm thuốc vào sẹo, nhưng phần sẹo xử lý lại to hơn sau khi cắt chỉ. Sau đó, bác sĩ chỉ tiêm vào các vết sẹo lồi thì phần sẹo bên trái nhỏ đi được 10% sau tiêm, còn bên phải lại… to thêm 10%. Sau đó các thẩm mỹ viện đều từ chối.

Chuyên viên tư vấn thẩm mỹ Phạm Đình Trung của TMV Jewelry cho biết, căng da mặt là 1 kỹ thuật cần gây mê, bác sĩ sẽ bóc tách phần da sẵn có, đường cắt sẽ theo vành tai của khách. Tuỳ thuộc vào khu vực da cần căng, nếu chỉ là phần da mặt phía trước thì chỉ cần tạo đường cắt phía trước tai, nếu cần căng da cả khu vực cổ thì sẽ phải cắt cả phía sau vành tai nữa. Phần da được bóc tách sẽ kéo căng hết sức có thể , để may đè lên khu vực cũ, phần da thừa sẽ được loại bỏ. Do vậy, nên sau khi phẫu thuật căng da mặt thì khách thường cảm thấy da căng, thậm chí hơi rát là điều bình thường Các bác sĩ sẽ tìm đủ mọi cách để “làm đẹp” đường may của mình, tuy nhiên một đường sẹo nhỏ sẽ chắc chắn xuất hiện khi bác sĩ thực hiện “đường may” vào cuối quá trình phẫu thuật.

Bác sĩ Lee June Ki, chuyện khoa chống lão hóa da Bệnh viện Thẩm mỹ Jewelry (TP. HCM) chia sẻ, sẹo lồi là kết quả của sự phát triển quá mức của mô hạt (collagen type 3) tại nơi có tổn thương da lành tính và sau đó được thay thế dần bởi collagen type 1. Sẹo lồi được xếp là bệnh lành tình không truyền nhiễm, nhưng đôi khi gây ngứa nặng, đau do sự thay đổi kết cấu. Trong những trường hợp nặng, nó có thể ảnh hưởng đến chuyển động của da. Mặc dù sẹo lồi thường xuất hiện tại chỗ bị chấn thương, sẹo lồi cũng có thể xảy ra tại vị trí của một  mụn trứng cá hoặc bệnh thủy đậu nặng, nhiễm trùng ở vết thương, chấn thương khu vực nhiều lần, căng da quá mức...  

Theo các nghiên cứu của Trung tâm Thông tin Công nghệ Sinh học Hoa Kỳ cho thấy, sẹo lồi là phổ biến ở những người trẻ từ 10-20 tuổi, sẹo lồi xuất hiện cao hơn từ 15-20% ở người có nguồn gốc từ châu Phi, châu Á hoặc La tinh, ít hơn ở những người có nền da trắng và không có trường hợp nào được báo cáo ở những bệnh nhân bạch cầu. 

BS Lee June Ki cho biết thêm: Theo tìm hiểu từ các khách hàng bị sẹo lồi sau GPTM nơi khác tìm đến, chúng tôi thấy khá nhiều các bác sĩ thẩm mỹ “tự phong” ở Việt Nam sử dụng thuốc tiêm vào da trị sẹo lồi có thành phần corticoid, thuốc có khá nhiều tên trên thị trường như: K-cort, kentacord,.. cách họ làm là tiêm trực tiếp lên khu vực sẹo rồi chờ kết quả may rủi. Các thuốc tiêm có thành phần corticoid thường gây tác dụng phụ: loãng xương, gây phù (vì tích nước vô cơ thể), cơ thể dễ bị nhiễm khuẩn do tác dụng ức chế hệ miễn dịch dần dẫn đến bị đái tháo đường... Gần đây, tại Jewelry, chúng tôi phát triển 1 kỹ thuật mới, có thể gọi là “dán da” thay vì phải “may bằng chỉ tự tiêu” như ngày xưa. Kỹ thuật này sẽ hạn chế sẹo lồi, đường dán sẽ chỉ tạo thành 1 nét mảnh, theo thời gian, khoảng 6 tháng sẽ mờ dần!

BS Lee June Ki cho biết thêm, hiện nay trên thế giới có khá nhiều cách xử lý sẹo: dùng Nitơ lỏng, dùng laser, CO2,... không có mẫu số chung cho việc điều trị sẹo lồi. Gần đây, phát triển thêm việc tiêm tế bào gốc lên khu vực sẹo, nhằm tái tạo làn da mới cho bệnh nhân. Kỹ thuật này đã được áp dụng rất thành công cho các nạn nhân bị tạt a-xít, tuy nhiên chưa được phổ biến rộng rãi vì chi phí điều trị quá cao, lên đến hàng trăm triệu đồng cho 1 lần điều trị.

(Kiến thức gia đình số 14)

Xem thêm
Gỡ 'thẻ vàng' IUU: Chỉ là bước khởi đầu, lâu dài là nghề cá minh bạch, trách nhiệm

‘Dù còn nhiều thách thức nhưng nếu chúng ta hành động đầy đủ, thực thi quyết liệt thì sẽ đạt được kết quả...’, Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai nói.

Đưa cán bộ khuyến nông sang Nhật Bản học tập và làm việc

HÀ NỘI Ngày 22/4, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam tiếp và làm việc với đoàn đại biểu quận Nikicho (tỉnh Hokkaido, Nhật Bản).

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).