| Hotline: 0983.970.780

Nói đến hạt điều - Hãy nghĩ đến VN

Thứ Hai 20/01/2014 , 10:59 (GMT+7)

Khẩu hiệu mang tinh thần dân tộc của Hiệp hội điều Việt Nam (Vinacas) đã được rất nhiều khách hàng đến từ Châu Phi thể hiện sự khâm phục...

Khẩu hiệu mang tinh thần dân tộc của Hiệp hội điều Việt Nam (Vinacas) đã được rất nhiều khách hàng đến từ Châu Phi thể hiện sự khâm phục, bởi lẽ nhiều năm liên tiếp họ chứng kiến XK điều nhân của Việt Nam luôn đứng vị trí số 1 thế giới.

Đến Việt Nam lần này, họ mong muốn “bắt tay” chặt hơn nữa với ngành điều nước ta nhằm cung ứng nguồn hàng và đẩy mạnh chế biến nhân điều chất lượng cao XK ra toàn cầu…

Tại hội nghị phát triển điều Việt Nam – Châu Phi vừa diễn ra tại TP.HCM, đại diện Hiệp hội điều Nigeria đã khảng khái nói: “Trên 50% tổng lượng điều nhân XK của toàn thế giới đến từ Việt Nam là kết quả rất ấn tượng và đáng khen ngợi. Đây là lý do chúng tôi luôn yêu mến khẩu hiệu của Vinacas: NÓI ĐẾN HẠT ĐIỀU – HÃY NGHĨ ĐẾN VIỆT NAM”.

Vị này cũng xúc động nói thêm: “Tôi rất vui mừng và vinh hạnh được có mặt ở đây vì Việt Nam chính là quê hương thứ hai của tôi. Chúng tôi luôn coi trọng và đánh giá cao những gì mà Vinacas đã làm được trong 23 năm lịch sử vừa qua. Các bạn đã vượt qua khó khăn, thử thách to lớn để có được vị trí đáng tự hào trong ngành điều thế giới!”.


Vinacas đang trở thành “đầu tàu” thúc đẩy sự hợp tác, phát triển ngành điều Việt Nam ra toàn cầu

Cách dẫn nhập của vị đại diện đến từ Nigeria đã cho thấy sức hút mạnh mẽ của ngành điều Việt Nam, trong đó có cả sự ngưỡng mộ và khâm phục. Tại sao thế? Bởi lẽ, ở Châu Phi, hạt điều nằm trong số những loại cây trồng có sức ảnh hưởng rất lớn đến sinh kế của hàng triệu hộ nông dân.

Tuy nhiên, dù sản lượng ở khu vực này hàng năm cao, nhưng do khả năng chế biến vô cùng hạn chế nên hầu hết đều xuất thô qua các nước, giá trị thấp. Trong khi đó tại Việt Nam, ngành chế biến điều đã tiến một bước rất xa với khả năng chế biến lên tới 1 triệu tấn điều thô/năm. Lợi thế này đã giúp ngành điều tiêu thụ hết 100% sản lượng điều do bà con nông dân trong nước sản xuất ra với giá cả hợp lý, đồng thời còn nhập thêm 50% nguyên liệu từ Châu Phi và một số nước Đông Nam Á, tạo công ăn việc làm và thu nhập ổn định cho hàng vạn lao động trong cả nước.

Việc Vinacas tổ chức Hội nghị lần này tiếp tục khẳng định sự hợp tác phát triển mạnh mẽ của ngành điều Việt Nam với các nước Châu Phi, với mục tiêu đi đến gần hơn nữa sự thống nhất chung cho các vấn đề đặc thù riêng của thương mại hạt điều. Như thông tin của ông Nguyễn Đức Thanh – Chủ tịch Vinacas khẳng định: “Nếu như các năm trước đây, các DN Việt Nam nhập khẩu hạt điều chủ yếu thông qua các công ty môi giới, thì gần đây các DN đã có mối quan hệ nhập khẩu trực tiếp từ các bạn. Chúng tôi cho rằng đây là xu hướng thương mại tất yếu có lợi cho cả người mua và người bán!”.

Và để hiện thực hóa, ngay trong cuộc gặp gỡ giữa các DN Việt Nam và Châu Phi, đã có trên 10 thỏa thuận hợp tác xuất nhập khẩu điều giữa hai bên được ký kết với trị giá lên tới 100 triệu USD. Riêng các vấn đề liên quan đến thanh toán tiền hàng, kiểm soát chất lượng, tổn thất trên đường đi của hàng hóa…, cũng được Vinacas tổ chức cho người mua, người bán, ngân hàng 2 phía, các cơ quan giám định chất lượng trao đổi thẳng thắn nhằm hướng tới sự phát triển có lợi cho ngành điều toàn cầu.

Những thành công của Hội nghị phát triển điều Việt Nam – Châu Phi đã được đoàn đại biểu đến từ Benin khẳng định rằng: “Việc tổ chức Hội nghị lần này là một sáng kiến tốt cần được hỗ trợ và tồn tại. Nó khởi đầu một kỷ nguyên mới năng động giữa các DN hàng đầu Châu Phi và Việt Nam, cho phép các DN tìm hiểu nhau kỹ hơn và để hợp tác chặt chẽ hơn!”.

“Ngay từ năm 2008, Việt Nam và Bờ Biển Ngà đã có cuộc giao lưu trao đổi giữa hai bên. Lần này, với vai trò quan trọng của hai nước trong việc xuất và nhập khẩu hạt điều thô, chúng tôi mong muốn được quan hệ trực tiếp và gia tăng sự hợp tác cũng như an toàn giao dịch về số lượng, chất lượng giữa Bờ Biển Ngà và Việt Nam” – Đoàn đại biểu Bờ Biển Ngà. 

“Chính phủ Benin sẵn sang đặt nền móng cho quan hệ tin cậy thương mại giữa Benin và các công ty Việt Nam thông qua trao đổi phát triển bền vững, thông tin kinh doanh giữa các tổ chức chính thức giữa hai nước” – Đoàn đại biểu Benin. 

“Thành công của người Việt Nam trong ngành công nghiệp chế biến điều thời gian qua là mối quan tâm của chúng tôi. Xin chia vui và đánh dấu cột mốc 17 năm lịch sử hợp tác kinh doanh hạt điều giữa Việt Nam và Nigeria” – Đoàn đại biểu Nigeria. 

Xem thêm
Gạo ST24, ST25 chưa được hưởng ưu đãi thuế quan khi xuất khẩu sang châu Âu

Vừa qua, xuất hiện thông tin về việc giống gạo ST24 và ST25 đã được ưu đãi thuế xuất khẩu sang thị trường EU. Tuy nhiên, đây là các thông tin chưa chính xác.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm