| Hotline: 0983.970.780

Nỗi khổ bệnh nhân tuyến dưới

Thứ Bảy 24/09/2016 , 14:10 (GMT+7)

Hạn chế vượt tuyến khám và điều trị ở tuyến trên là chuyện khó cấm dù có ra các quy định ngặt nghèo về phí khám bệnh cũng như mức chi trả BHYT...

08-35-49_tr49
BS H’ Mơn đang khám cho bệnh nhân trong phòng hồi sức cấp cứu

 

Con đường “lôi kéo” bệnh nhân và giữ bệnh ở lại điều trị sẽ là vô vọng nếu các bệnh viện tuyến dưới không xây dựng được niềm tin với bệnh nhân. Một ngày tại Bệnh viện đa khoa Nguyễn Đình Chiểu, một trong những bệnh viện lớn của Bến Tre cùng chúng tôi để hiểu những khó khăn của tuyến dưới.

Thông qua đề án 1816 và quá trình chuyển giao kỹ thuật công nghệ của chương trình bệnh viện vệ tinh, đội ngũ y bác sĩ BV Nguyễn Đình Chiểu đã thực hiện được các kỹ thuật công nghệ cao.

Tuy vậy, Ths. BS Võ Phạm Trọng Nhân cho biết, việc “giữ bệnh” ở lại điều trị đối với bệnh viện cấp tỉnh không dễ. Ví dụ một case u não, nếu như bác sĩ chuyên khoa chỉ mất 30 giây có thể quyết định phải mổ chứ không thể điều trị nội khoa, thì sẽ phải mất từ 1-2 ngày để thuyết phục người nhà bệnh nhân “cho” bác sĩ của bệnh viện thực hiện phẫu thuật thay vì chuyển lên bệnh viện tuyến trên, vừa mất thời gian vừa chi phí tốn kém hơn. Khó hơn nữa là “thuyết phục” đồng nghiệp bởi những ca phẫu thuật này không ai dám khẳng định 100% thành công.

Tuy nhiên, nếu cứ chuyển đi vì sợ thất bại thì biết bao giờ các bác sĩ mới có thể nâng cao trình độ kỹ thuật? Thật may, cho đến nay, 21 ca phẫu thuật bóc tách u não đều đã thành công.

Để có thể đủ năng lực đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng tăng, bệnh viện đã có chính sách đào tạo nguồn nhân lực và tạo mọi điều kiện thu hút nguồn nhân lực ngoài tỉnh về sống và làm việc tại tỉnh nhà như bác sĩ đủ năng lực khi được tiếp nhận vào bệnh viện thì sẽ được hỗ trợ một lần 50 triệu đồng, còn trên đại học như thạc sĩ, tiến sĩ sẽ được nhận một lần khoản hỗ trợ là 100 triệu đồng.

Đến nay, trong 179 bác sĩ của bệnh viện có 6 bác sĩ đến từ các tỉnh. Trong 6 tháng cuối năm bệnh viện sẽ tiếp tục đón về 3 tiến sĩ – bác sĩ tu nghiệp từ nước ngoài về.

Bác sĩ H’ Mơn vừa ra trường và về làm việc tại Bệnh viện ĐK Nguyễn Đình Chiểu cho biết: Là người dân tộc Bana về làm rể Bến Tre nên H’Mơn rất mừng khi có được 50 triệu đồng.

Anh cho biết, sau khi mua xe máy để tiện đi làm, số còn lại sẽ để dành làm kinh phí học nâng cao khi đủ tiêu chuẩn cho đi học. BS H’Mơn cho biết thêm, kiến thức nhà trường và thực tế có một sự cách biệt không nhỏ và anh học hỏi rất nhiều khi được phân về phòng hồi sức cấp cứu.

Ths Bs Võ Phạm Trọng Nhân, trưởng phòng KH-TH của bệnh viện cho biết, hầu hết các bác sĩ trẻ đều phải kinh qua tập sự ở khoa hồi sức cấp cứu để khi phân về các khoa sẽ có đủ năng lực xử lý các tình huống cấp cứu các tình huống đột xuất. Bản thân BS Trọng Nhân cũng là một “ca đặc biệt” từ Bệnh viện Quy Nhơn chọn BV Nguyễn Đình Chiểu, Bến Tre làm “đất lành chim đậu”.

Ông chia sẻ: 100 triệu đồng không đủ để đầu tư cơ sở vật chất ổn định cuộc sống cả gia đình gia đình ngay lập tức. Nhưng nó cũng không phải là món tiền nhỏ. Quan trọng hơn cả, nó là khoản khích lệ tinh thần, cảm nhận sự quan tâm của đơn vị, địa phương dành cho mình, để chúng tôi yên tâm vào tương lai “an cư, lập nghiệp”.

(Kiến thức gia đình số 37)

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Kháu Vài Lèng bị giả mạo, Lương y Mạc Văn Minh kêu cứu

Kháu Vài Lèng, bài thuốc điều trị sinh lý nam giới của Lương y Mạc Văn Minh đang bị các đối tượng xấu làm giả, bán trục lợi, ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm