| Hotline: 0983.970.780

Nỗi khổ một làng nghề

Thứ Tư 24/09/2014 , 08:37 (GMT+7)

Chuyện Bộ VHTTDL đưa yêu cầu loại bỏ các “dị vật” ở những nơi thờ cúng tôn nghiêm của người Việt, trong đó có những con sư tử đá mà nguồn gốc ngoại lai không rõ ràng, là một chủ trương đúng.

Có được chủ trương này cũng nhờ sự tích cực vào cuộc của báo chí, truyền thông. Chỉ có điều, đây là một chủ trương có vẻ mang tính “tức hứng”, và khá vội vàng. Trong khi thiếu sự chuẩn bị, thiếu lộ trình. Bởi Bộ VHTTDL đã quên đi một phía phải chịu hậu quả rất nghiêm trọng từ quyết định này.

Đó là những làng nghề chuyên chế tác những con sư tử đá, mà tiêu biểu nhất, cũng chịu hậu quả nặng nề nhất, là làng nghề đá Non Nước (Đà Nẵng).

Tích cực hưởng ứng chủ trương của Bộ, cũng là bày tỏ lòng yêu nước, rất nhiều khách hàng của làng nghề đá Non Nước đã “nói không” với những con sư tử đá ngoại lai mà người ta cho là gốc Tàu (thực ra, Trung Quốc không phải là quê hương đầu tiên của những con sư tử đá bờm dài rậm này. Gốc của nó là từ Anh quốc. Đó là những con sư tử đá nước Anh, du nhập vào Trung Quốc từ cuối thế kỷ 19 sang đầu thế kỷ 20. Khi đó, Anh là một trong những nước thực dân cũ xâm lược Trung Quốc).

Những người đã định mua những con sư tử đá này cúng chùa hay làm quà tặng đều nhất loạt từ chối không mua nữa. Nhưng chưa nguy bằng những cơ quan, doanh nghiệp hay doanh nhân đã đặt hàng mua với số lượng lớn những con sư tử đá hay con “tì hưu… trí”, bỗng kiên quyết xóa hợp đồng mà chưa đưa cho các cơ sở chế tác đá mỹ nghệ Non Nước một đồng tiền ứng trước nào cả.

Trong khi những cơ sở chế tác của nghệ nhân, người lao động nghề đá vô cùng vất vả cứ cắm cúi thực hiện hợp đồng, để cuối cùng hàng nhiều trăm con sử tử đá thành phẩm gầm gừ nhìn người qua đường mà chẳng ai để ý đến chúng cả. Nhiều cơ sở chế tác đá ở Non Nước đã phải vay tiền ngân hàng lên tới bạc tỉ để thực hiện các hợp đồng, và cuối cùng ôm lấy nợ.

Nhìn những gương mặt thất thần của những chủ cơ sở chế tác đá mỹ nghệ Non Nước, thật không thể cầm lòng. Bởi từ nay về sau, những con sư tử đá “lỡ làm ra rồi” này không biết bán cho ai cả. Cũng không biết dùng làm gì cả. Trong khi giá trị tính bằng tiền (theo hợp đồng cũ) của chúng là nhiều tỉ đồng.

Tôi chắc, khi đưa ra yêu cầu loại bỏ những con sư tử đá này khỏi những nơi thờ cúng linh thiêng cũng như những nơi văn hóa cộng đồng, Bộ VHTTDL chưa hề nghĩ quyết định “mang tầm văn hóa Việt” của mình lại đưa chính những làng nghề đã mỹ nghệ Việt tới phá sản.

Trong khi những mẫu hình linh vật Việt lại chưa thấy chính thức đưa ra để người mua đặt hàng và người chế tác thực hiện. Không thiếu những mẫu hình thuần Việt, nhưng vấn đề là phải đưa ra thay thế những mẫu hình ngoại lai, trước khi loại bỏ những mẫu hình xa lạ với văn hóa Việt ấy.

Xem thêm
Quy Nhơn đăng cai giải đua mô tô nước thế giới

Từ ngày 22-24/3, tại thành phố Quy Nhơn (Bình Định) sẽ diễn ra Giải đua mô tô nước thế giới UIM-ABP Aquabike World Championship với sự tham gia của hơn 60 vận động viên…

Tuyển Thái Lan gây địa chấn với trận hoà tuyển Hàn Quốc

Tuyển Thái Lan gây địa chấn với trận hoà tuyển Hàn Quốc với tỷ số 1-1 ở lượt trận thứ 3 vòng bảng tại vòng loại World Cup 2026.

HLV Philippe Troussier rời đội tuyển Việt Nam

Ông Philippe Troussier rời đội tuyển Việt Nam và chính thức không còn nắm giữ vị trí HLV trưởng của đội bóng sau trận thua muối mặt trước tuyển Indonesia.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất