| Hotline: 0983.970.780

Nỗi lo hồ đập

Thứ Ba 24/09/2013 , 09:52 (GMT+7)

Đang mùa mưa bão, nông dân Hà Tĩnh thấp thỏm lo âu vì hầu hết các hồ đập chứa nước, đê điều ngăn mặn xuống cấp nghiêm trọng.

Đang mùa mưa bão, nông dân Hà Tĩnh thấp thỏm lo âu trước sự biến đổi khí hậu, thiên tai lũ lụt có thể ập xuống bất cứ lúc nào, khi hầu hết các hồ đập chứa nước, đê điều ngăn mặn xuống cấp nghiêm trọng...

Nỗi niềm

PGĐ Sở NN-PTNT Hà Tĩnh Trần Quốc Hùng cho biết, toàn tỉnh có 345 hồ chứa thủy lợi đang khai thác với tổng dung tích đạt trên 785,6 triệu m3 nước, bao gồm các công trình hồ chứa thủy lợi và các đập thủy điện. Tỉnh đang tiếp tục triển khai xây dựng mới một số hồ chứa lớn như Rào Trổ, Khe Giao, Đá Hàn, Ngàn Trươi, Cẩm Trang…

Số hồ đập còn lại hầu hết là đập đất, hệ thống tràn xả lũ, cống lấy nước, đập thủy điện…đều được xây dựng với điều kiện vật tư khó khăn, thi công chủ yếu bằng thủ công nên xuống cấp nặng. Trong số 18 hồ chứa có dung tích chứa từ 3 triệu m3 trở lên, chỉ có 6 hồ có tràn điều tiết sâu (Kẽ Gỗ, Sông Rác, Kim Sơn, Tàu Voi, Thượng Sông Trí, Đá Bạc).

Đặc biệt Hà Tĩnh có hơn 280 hồ, đập do địa phương quản lý, được thi công chủ yếu bằng thủ công, nhiều hồ bị bục, thẩm thấu rò rỉ nước, có công trình nước chảy thành dòng.


Cán bộ Tổng cục Thủy lợi kiểm tra đập Sông Trí (Kỳ Anh, Hà Tĩnh)

Đối với một tỉnh như Hà Tĩnh việc xây dựng một hệ thống thủy lợi vừa đảm bảo phục vụ SX, vừa phòng chống được thiên tai là một nhu cầu cấp thiết. Điều đáng nói là hầu hết hệ thống thủy lợi, thủy điện đều là những công trình nhỏ, manh mún tập trung rải rác ở hầu khắp các địa phương được coi là “rốn lũ” như Hương Khê, Hương Sơn, Kỳ Anh… Tất cả đang nằm trong tình trạng báo động đỏ.

Một số đập như đập Hội, đập Trạng, đập Lù, đập Ma Leng (Hương Khê), đập Đá Đen, đập Tân Phong (Kỳ Anh), đập Khe Cò, đập Mạ (Hương Sơn)… đều yếu, thấp, bị thấm tràn mạnh khả năng chống cự thiên tai là rất yếu.

Khó khăn chồng chất

Ngành NN-PTNT Hà Tĩnh đã nỗ lực vận dụng đến sức dân tối đa, đồng thời gửi nhiều thông điệp lên các Bộ ngành Trung ương, các tổ chức quốc tế để được tiếp tục quan tâm giúp đỡ.

Để chủ động đối phó với các tình huống trên, Hà Tĩnh đã và đang tập trung ưu tiên tu bổ, nâng cấp dần 65 hồ đập xung yếu nhất. Số còn lại mặc dù đã được tu bổ nhưng do hạn chế về nguồn vốn nên khó khăn ngày một chồng chất dẫn đến khi xảy ra lũ lớn vượt tần suất thiết kế, nguy cơ mất khả năng đối phó là rất cao.

Theo phản ánh từ các Cty thủy lợi thì việc quản lý trực tiếp các hồ chứa nước gặp rất nhiều vướng mắc, nhất là trong điều kiện phương tiện kỹ thuật lạc hậu, trình độ quản lý không đồng đều.

Ông Phạm Đăng Nhật, GĐ Cty Thủy lợi Nam Hà Tĩnh cho biết: “Cty đã được sáp nhập, quản lý toàn bộ hệ thống các công trình thủy lợi lớn nhỏ tập trung ở phía nam tỉnh. Vấn đề khó khăn nhất hiện nay là nguồn kinh phí để phục vụ công tác nâng cấp tu sửa những công trình xung yếu nhất lại thiếu, trong đó khoảng trên 50% công trình có nguy cơ lũ lớn nhiều ngày sẽ bị vỡ".

Còn GĐ Cty Thủy lợi Bắc Hà Tĩnh Trần Quốc Hùng cho biết: "Trước mắt chúng tôi cần có được một nguồn kinh phí để kịp thời nâng cấp 17 công trình thiết yếu. Đồng thời tích cực tổ chức kiểm định an toàn hồ chứa, phòng khi có sự cố xảy ra kịp thời thông báo để di dân đến nơi an toàn, góp phần giảm thiểu thiệt hại về người, tài sản do bão lũ gây nên".

Những phương án đối phó với thiên tai nêu trên là bức thông điệp từ Hà Tĩnh gửi các Bộ ngành Trung ương sớm có biện pháp tích cực nhất giúp tỉnh nghèo khắc phục nâng cấp, sữa chữa kịp thời các công trình thủy lợi đã bị xuống cấp nghiêm trọng góp phần bảo vệ sự sống an toàn cho hơn 1 triệu dân trong "chảo lửa túi mưa".

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm