| Hotline: 0983.970.780

Nỗi lo mùa cưới

Thứ Tư 19/10/2011 , 11:04 (GMT+7)

Mùa cưới năm nay chưa đi qua hết quá nửa thời gian, vậy mà mẹ tôi đã nhận được tới gần 30 chiếc “thiếp moi” (thiếp mời) đi ăn cưới.

Ảnh minh họa
Mùa cưới năm nay chưa đi qua hết quá nửa thời gian, vậy mà mẹ tôi đã nhận được tới gần 30 chiếc “thiếp moi” (thiếp mời) đi ăn cưới. Hôm về quê, mẹ nói sang tuần tới lại có vài đám nữa mời, và những chỗ này không thể không đi “trả nợ” được, vì ngày trước nhà tôi có việc người ta cũng tới mừng tiền.

Nghe mẹ than thở, tôi bảo: “Nếu không có tiền thì mẹ chỉ sang ăn trầu uống nước gọi là có mặt thôi chứ làm gì phải ăn cỗ. Hoặc là mẹ chỉ mừng một chút tiền nho nhỏ chúc mừng hạnh phúc, chứ không nhất thiết phải có nhiều tiền”.

Mẹ tôi vặc lại ngay: “Đâu có đơn giản như vậy được! Không có cũng phải đi vay mượn mà mừng cho ra tấm ra món chứ, vì người ta đã mừng khi nhà mình có việc, nay không trả nợ bằng giá trị tiền bạc người ta đã mừng mình cũng phải gần bằng. Ở cái làng này, hay xa nữa là cả cái vùng ngoại thành thủ đô này, xưa nay vẫn còn tồn tại tục trả nợ miệng, vì thế mà mùa cưới là mùa lo, nhà ai cũng lo như nhau”.

Vâng, quả là bấy lâu nay ở rất nhiều làng, xã quanh xã Hải Bối, huyện Đông Anh, ngoại thành Hà Nội quê tôi vẫn rất nặng nề chuyện trả nợ miệng. Khi có cưới treo thì hầu như nhà nào cũng phải làm cỗ để thết đãi họ hàng, dân làng, và có làm cỗ thì gia chủ mới có cơ hội để mà “đòi nợ” tiền mừng từ những hộ khác trong làng. Đám cưới ở quê tôi, thường tổ chức hoành tráng và linh đình, cỗ bàn ăn mấy ngày với cả trăm mâm.

Chính vì làm to như vậy nên tiền mừng cưới thu thường bị lõm nặng, bởi tiền mừng của nông dân thường không nhiều, khoảng 50- 100.000 đồng. Nếu chỗ nào thân quen, họ hàng thì người mừng cũng chỉ 200-300.000 đồng là cùng. Có khi, một hộ chỉ mừng cưới 300.000 đồng, mà hơn chục thành viên trong gia đình kéo tới ăn cỗ mấy ngày. Như vậy gia chủ không lõm mới là chuyện lạ!

Và cũng chính vì việc tổ chức cưới to thế, dẫn đến lỗ nên hầu như nhà nào cũng mang “cái gông” là khoản tiền nợ cưới phải đeo đẳng trả trong một khoảng thời gian rất dài mà chưa hết. Có gia đình, không chỉ bố mẹ phải trả, mà họ còn “chia nợ” cho chính những người con mà họ đã xây dựng gia đình trước đó.

Mùa cưới tới, không chỉ những gia đình có việc cưới treo lo, mà những người được mời như mẹ tôi cũng lo đêm lo ngày mong sao có tiền để đi trả nợ. Nghe mẹ tôi nói từ đầu mùa cưới đi trả nợ gần 30 cái “thiếp mời”, tương đương với từng ấy đám cưới, mất đứt gần 5 triệu bạc, tôi thấy hơi sót. Vì nhà tôi làm nông nghiệp, đời sống với bao thứ chi tiêu đắt đỏ chỉ trông vào mấy sào ruộng khoán, thì ngần ấy tiền là cả một vấn đề.

Tâm sự với mẹ, tôi thấy thương mẹ, và trách cái hủ tục cưới xin vẫn còn rất nặng nề ở quê mình. Mẹ tôi than thở: “Từ nay đến cuối năm chắc còn nhiều đám nữa, mà tiền đi vay chưa trả nên cũng khó vay được tiếp, có lẽ mẹ phải bán non 2 con lợn đang giai đoạn lớn trong chuồng để lấy tiền mừng và trang trải bớt nợ nần”.

Được biết không chỉ nhà tôi, mà các nhà hàng xóm cũng trong cảnh điêu đứng vì lo tiền mừng cưới. Khi nhận được thiếp mời, thường thì nhà này “mó” vài thúng thóc mang ra chợ bán lấy tiền mừng. Nhà kia lại lo bán con gà, con lợn. Thậm chí có hộ còn bán chuối, bán rau, ki cóp được 50-100.000 đồng để mừng cưới.

Vẫn biết là việc cưới to, làm cỗ linh đình để thết đãi họ hàng, dân làng cũng như phong tục mừng cưới lẫn nhau là cái “nợ đồng lần”. Thế nhưng nếu mọi gia đình không theo đuổi hình thức cưới như vậy nữa, mà cưới theo hình thức nếp sống mới, nghĩa là đơn giản, tiết kiệm chỉ tiệc trà nước, tiệc hoa quả, tiệc ngọt… thì đâu phải nợ nần, mà họ hàng, làng xóm cũng đâu phải lo trả nợ khi mùa cưới tới.

Tôi đã đi nhiều nơi, được chứng kiến nhiều tiệc cưới ở một số địa phương theo nếp sống mới và thấy ở đó, họ mừng cưới nhau bằng một món quà nho nhỏ như đồ vật, các vật dụng sinh hoạt không mang nặng giá trị tiền bạc nhưng rất nhiều ý nghĩa. Cứ nghĩ về quê mình, khi còn mang nặng hủ tục cưới xin tôi mơ có một ngày quê tôi cũng sẽ từ bỏ được hủ tục đó.

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Kháu Vài Lèng bị giả mạo, Lương y Mạc Văn Minh kêu cứu

Kháu Vài Lèng, bài thuốc điều trị sinh lý nam giới của Lương y Mạc Văn Minh đang bị các đối tượng xấu làm giả, bán trục lợi, ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm