| Hotline: 0983.970.780

Nỗi lo thủy điện xả lũ

Thứ Sáu 24/10/2014 , 08:18 (GMT+7)

Mùa mưa bão đang đến gần, người dân vùng rốn lũ huyện Đại Lộc, Quảng Nam sống trong lo sợ. 

Bởi thiên tai gây ra lũ lụt đã đành, giờ họ phải đối mặt với nỗi lo nữa: Đó là những đợt xả lũ của các nhà máy thủy điện khiến người dân trở tay không kịp, gây hậu quả nặng nề.

LŨ GIẢM NHƯNG TÀN PHÁ LỚN

“Từ ngày có thủy điện thì đáng sợ lắm! Nước về nhanh, mang theo gỗ, củi, đất, bùn, cát… từ thượng nguồn ấp vào làng gây hư hại hoa màu, cuốn trôi gia súc, gia cầm, thậm chí làm sập nhà cửa. Không những thế, thủy điện đã làm thay đổi hệ thống dòng chảy liên tục, gây xói lở, bồi lấp lòng sông, khu dân cư”, ông Nguyễn Bảy, trưởng thôn Phước Yên, xã Đại An, huyện Đại Lộc chua chát.

Theo ông Bảy, tháng 3/2014, Nhà nước đầu tư xây dựng tuyến kè Quảng Huế (thuộc sông Vu Gia) chiều dài gần 2 km, kinh phí 42,8 tỷ đồng, do đó tình trạng nước lũ “nuốt” làng Phước Yên đã giảm bớt được phần nào.

Thế nhưng khi thi công tuyến đê kè Quảng Huế hàng tre dọc bờ sông đã “nhường chỗ” cho bê tông, xi măng, sắt thép. Do đó mỗi khi lũ về, chắc chắn làng sẽ trở thành một bãi rác thải khổng lồ, do mất hàng tre chặn rác. 

“Trước đây chưa có thủy điện một năm thường có đến 4-5 cơn lũ, tuy nhiên nước lũ lên chậm, và mức độ tàn phá ít, gây thiệt hại thấp. Nhưng từ ngày có thủy điện, lũ chỉ 1-2 đợt, song nước lên nhanh, mức tàn phá khủng khiếp”, ông Bảy nói.

Cùng ở xã Đại An và nằm bên sông Quảng Huế, hơn 108 hộ dân với 410 nhân khẩu thôn Quảng Yên mỗi khi mưa xuống, dòng nước Vu Gia đục ngầu, chảy xiết khiến bà con lo mất nhà, vườn tựa… vì tình trạng sạt lở ở đây xảy ra nghiêm trọng.

12-53-52_nh-3
Tuyến kè Quảng Huế giảm sạt lở nhưng người dân lo lắng rác thải sẽ ập vào làng gây sập nhà cửa

Ông Phạm Minh, trưởng thôn Quảng Yên cho biết, chỉ trong vòng 5 năm gần đây, lũ xảy ra rất bất thường. Riêng khu dân cư bị sạt lở gần 100 m, 7 ha đất nông nghiệp bị nuốt chửng.

“Điều này cũng dễ hiểu, bởi thượng nguồn sông Vu Gia, Thu Bồn có nhiều nhà máy thủy điện được xây dựng và đưa vào vận hành. Mỗi khi xả lũ nước chảy rất mạnh, dòng chảy đã phá vỡ quy tắc của tự nhiên”, ông Minh nói. 

Được biết trước đây, lòng sông nằm gần phía làng, nhưng sau đó chuyển sang bên kia, rồi có năm lại chảy về bên phía này. Cứ thế, dòng chảy thay đổi liên tục, khiến cho đất ở, đất nông nghiệp bị sạt lở nhiều. Thôn Quảng Yên phải di dời khẩn cấp 20 hộ dân, hiện khoảng 15 hộ nằm trong tình trạng nguy hiểm.

Nói về việc các nhà máy thông báo xả lũ, ông Minh buồn bã- Thông báo về đến dân thì nước lũ đã vào nhà rồi, nước vào rất nhanh khiến cho bà con trở tay không kịp. Chỉ tay về phía trước là dòng sông Vu Gia, ông Minh bảo: “Bữa nay nó hiền dịu rứa đó, nhưng mùa lũ về nước dâng cao trong nhà tôi 2 m. Để bà con Quảng Yên có cuộc sống ổn định, mong sớm được xây dựng tuyến kè để giảm sạt lở”.

12-53-52_nh-4
Người dân vùng rốn lũ Đại An xây dựng gác lửng tránh lũ

Ông Phạm Đức Thịnh, Chủ tịch UBND xã Đại Hưng: “Việc triển khai khu tái định cư chậm chễ cũng dễ hiểu thôi, bởi huyện chưa có kinh phí, còn xã thì không có nguồn vốn đầu tư. Người dân mong chờ cấp trên đầu tư để bà con sớm đến khu tái định cư, nhằm giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra”.

Ông Huỳnh Sáu, Chủ tịch UBND xã Đại An cho rằng, trước khi chưa có thủy điện nước chảy không mạnh, nhanh như bây giờ. Mỗi đợt mưa 2-5 ngày mới gây ngập lụt dưới hạ du, còn nay, thủy điện xả lũ gây ngập lụt đột biến, nước chảy xiết, cường độ mạnh lắm. Không chỉ gây ngập lụt mà còn bị cát, bùn vui lấp, xói lở nhiều...

MÒN MỎI CHỜ TÁI ĐỊNH CƯ

Năm 2009, thủy điện xả lũ “nuốt” 2 ngôi nhà và đe dọa hơn gần 200 hộ dân thôn Đại Mỹ, xã Đại Hưng, huyện Đại Lộc. Ngoài ra, cát, bùn còn vùi lấp hàng chục ngôi nhà. Trận lũ tháng 9/2013, người dân Đại Mỹ tiếp tục bị lũ tấn công, hàng chục ngôi nhà bị nghiêng, hàng trăm ngôi nhà bị cát vùi lập 2 – 3 m. 

Để giúp bà con Đại Mỹ có chỗ tránh lũ, ngay trong năm 2009, UBND huyện Đại Lộc quy hoạch khu tái định cư Gò Dinh rộng 2 ha nằm ngay tại thôn, do Phòng NN-PTNT huyện Đại Lộc làm chủ đầu tư và tiến hành san lấp mặt bằng, làm đường. Tuy nhiên gần 4 năm trôi qua thì mọi việc vẫn giẫm chân tại chỗ. Bởi khu vực Gò Dinh không nước, không điện nên bà con chẳng ai muốn đến.

12-53-52_nh-5
Khu tái định cư cho người dân thôn Đại Mỹ bỏ hoang gần 4 năm nay

Tại nhiều cuộc làm việc, lãnh đạo huyện Đại Lộc cho rằng, trong năm 2014, huyện sẽ đầu tư kinh phí xây dựng khu tái định cư để di dời những hộ thường bị sụt lún, có nguy cơ sạt lở cao. Song đến nay đã gần hết năm mà vẫn chưa thấy động tĩnh gì.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm