| Hotline: 0983.970.780

Nơi ngày Tết không đi xe máy

Chủ Nhật 07/02/2016 , 08:35 (GMT+7)

Chuyện thật khó tin ở xã A Xan, huyện Tây Giang, Quảng Nam, vào những ngày Tết Nguyên đán, mọi người không sử dụng xe máy đi lại. Tất cả phương tiện của bà con đều bị “nhốt” hết.

Quy ước riêng 

Ông Pơlong A Nhiết, Phó Chủ tịch UBND chia sẻ, vào năm 2008, người dân A Xan sắm xe máy nhiều lắm, vào ngày lễ tết mọi người say rượu, chạy xe máy gây ra một số vụ tai nạn. Không ít trường hợp sứt đầu mẻ trán, gẫy chân tay...

Tai nạn xảy ra khiến bà con mất vui, tình làng nghĩa xóm bị ảnh hưởng, chính quyền địa phương mất nhiều thời gian giải quyết. Trong khi rượu bà con uống mình không cấm được, họ đi xe máy không đúng quy định mà xử lý thì lấy tiền đâu bà con nộp phạt. Từ thực tế đó, các già làng trong thôn của xã họp lại và ra quy ước “Cấm đi xe máy trong dịp Tết”.

Theo đó, trong những ngày Tết xe máy của bà con sẽ được nhốt hết, cả xã chỉ trừ những cán bộ xã trực Tết tại UBND sử dụng xe máy đi lại, còn mọi người muốn đi đâu phải cuốc bộ, đi xe đạp.

13-37-04_nh-1
Anh A Lăng Pốc giao chìa khóa cho công an viên Pơloong Rớơch

Khi quy ước ra đời, Tết năm 2008 bắt đầu thực hiện, tuy nhiên lãnh đạo xã cũng nhận không ít lời ra tiếng vào, nhất là đám thanh niên, uống rượu vào không chịu nhốt xe.

Lịch cấm đi xe máy trong ngày Tết được xã A Xan thực theo lịch nghỉ của nhà nước ban hành. Theo đó, để bà con mua sắm, ngày cấm xe được thông báo rộng rãi đến người dân. Sau khi hết những ngày nghỉ Tết, lực lượng công an viên đến từng nhà trả chìa khóa cho bà con.

“Nhưng người Cơ Tu tính cộng đồng rất cao, mỗi khi làng có quy ước thì mọi người trong thôn phải thực hiện. Già làng ra lệnh thì mọi người phải tuân thủ. Qua các buổi tuyên truyền thì mọi người đã hiểu được phần nào về việc nhốt xe máy”, ông Nhiết bày tỏ.

Theo ông Nhiết, trước ngày nhốt xe, các thôn thông báo cho người dân để chuẩn bị. Người dân đi chợ, xuống trung tâm huyện sắm đồ Tết. Do đó mọi người có khoảng thời gian để mua sắm và chuẩn bị lễ vật.

Tết cận kề, ông Pơloong Rớơch, công an viên thôn Ganil, xã A Xan lại bắt đầu công việc của mình. Các năm trước, xe máy được gom về để tại nhà Gươl của làng thì năm nay xe máy để tại các hộ dân. Ông đến từng nhà thu gom chìa khóa của bà con lại.  Điều đặc biệt, người dân không ai phản ứng, mà lần lượt đưa hết chìa khóa cho ông Rớơch.


Ông Pơloong Rớơch thu gom chìa khóa cất trong tủ

Đưa chìa khóa cho công an viên, anh Pơlong A Pốc bảo: “Đây không phải năm đầu, mà đã 8 năm nay rồi, mọi người dân sống chung với quy ước. Tết đến thường hay uống nhiều rượu, bia, do vậy đi xe máy rất nguy hiểm cho mình và những người xung quanh. Từ ngày được già làng biến quy ước không đi xe máy trong những ngày Tết, gia đình mình tự nguyện nhốt xe và sẽ thực hiện nghiêm quy ước của làng đề ra”.

Sau gần 2 giờ đồng hồ đi xung quanh làng, tất cả chìa khóa xe máy của người dân trong thôn Ganil được thu gom, ông Rớơch đem về nhà cất giữ. Tại đây ông mở cửa tủ bỏ vào và khóa lại cẩn thận. Tôi hỏi: Mình thu chìa khóa này, bà con có chìa khóa khác, rồi họ lấy xe đi thì sao? Ông Rớơch đáp: Chuyện đó không bao giờ xảy ra nơi đây nhà báo ạ! Người Cơ Tu đã nói là thực hiện, họ chấp hành nghiêm chỉnh.

“Theo quy ước, có quy định phạt tiền những ai không chấp hành, vậy mà gần 5 nay tôi làm công an viên không có một ai trong làng phải nộp phạt. Bà con tuân thủ, ai cũng thực hiện nên không có mà phạt. Người dân uống say thì về nhà ngủ, người ra nhà Gươl vui chơi, làng xóm không còn nghe tiếng rú ga, nẹt pô nữa”, ông Rớơch bộc bạch.

Việc giam giữ xe máy tại A Xan không phải cứng nhắc, nếu trong những ngày Tết gia đình nào có việc gấp thì lực lượng công an viên sẽ đến tận nhà giao chìa khóa. Những trường hợp đưa người đi cấp cứu, hay sự việc cần thiết thì họ được sử dụng xe đi lại bình thường.

Không có tai nạn giao thông

Theo ông Pơlong A Nhiết, từ ngày quy ước thực hiện, trong xã không có tai nạn giao thông xảy ra. Đấy là một điều đáng mừng đối với xã, cũng là niềm vui của người dân. Đi xe máy nếu va quẹt nhau, trong khi có chén rượu dễ xảy ra tranh cãi, đánh nhau mất tình đoàn kết trong thôn. Nhưng nay tình hình an ninh trật tự của thôn được giữ vững, người dân đón Tết phấn khởi hơn.

Thôn A Rầng 1, xã A Xan có gần 47 nóc nhà. Ngôi làng nằm chót vót trên một quả đồi. Xung quanh là các nóc nhà mọc san sát, phía giữa một khoảng đất rộng gồm sân bóng đá, bóng chuyền. Trung tâm là ngôi nhà Gươl. Ngày Tết về, bà con ra nhà Gươl làm lễ, họ tiến đến bàn thờ, nơi có di ảnh Bác Hồ để thắp hương. Khi ghi lễ xong thì mọi người chúc nhau bằng những chén rượu Tr’đin, một loại rượu lấy từ thân vỏ cây.

13-37-04_nh-3
Tết về, bà con Cơ Tu ra nhà Gươl uống rượu mừng năm mới

Lịch cấm đi xe máy trong ngày Tết được xã A Xan thực theo lịch nghỉ của nhà nước ban hành. Theo đó, để bà con mua sắm, ngày cấm xe được thông báo rộng rãi đến người dân. Sau khi hết những ngày nghỉ Tết, lực lượng công an viên đến từng nhà trả chìa khóa cho bà con.

Già làng Blong Jim khoe, ngày trước làng nằm rải rác ở trong rừng sâu, cách đây 4 năm nhà nước san lấp mặt bằng đưa bà con ra đây ở tập trung. Ngày về nơi ở mới, mọi người thực hiện quy ước, ai cũng khó chịu lắm, nhưng sau một cuộc họp, thì bà con đồng tình hết.

“Cái được nhất của A Rầng 1 là trong 4 năm qua không có một vụ tai nạn nào xảy ra vào dịp Tết. Bà con đón Tết vui xuân mừng lắm. Từ đó, bà con ý thức được rằng, việc cấm xe máy là đúng, không có gì sai. Ai cũng chấp hành nghiêm chỉnh, không một ai chống đối”, già Jim vui mừng.

Trưởng thôn Alăng Tên cho biết, nhà ông có hai chiếc xe máy, cứ vào dịp cuối năm, ông đến giao chìa khóa cho công an viên. Ở thôn, không chỉ mình ông mà tất cả mọi người đều thực hiện.

“Nói thật với nhà báo nhé, Tết về mình có uống say đến mấy thì chẳng sợ gì. Mình đi bộ có ngã xuống cũng không bị gì, còn đi xe máy trong lúc say rượu ngã xe xuống, nếu nhẹ thì trầy xước, nặng thì mất mạng”, ông Tên tâm sự.

Ngoài việc cấm đi xe máy trong dịp Tết thì ngày thường, ai ở trong thôn phóng nhanh, vượt ẩu hay đi xe máy không đội mũ bảo hiểm đều bị phạt.

“Cái này làng quy ước, có những người bị phạt nặng lắm, đến 1 triệu đồng. Chúng tôi không sợ vi phạm đâu, vì quy ước của làng đã có. Mình làm vậy cũng muốn tốt cho bà con, không hại bà con mà”, trưởng thôn Tên nói.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Giá đất bồi thường thấp hơn giá thị trường ảnh hưởng đến giải phóng mặt bằng

THỪA THIÊN - HUẾ Giá bồi thường đất ở, đất trồng rừng sản xuất thấp hơn nhiều so với giá thị trường dẫn đến công tác giải phóng mặt gặp rất nhiều khó khăn.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm