| Hotline: 0983.970.780

Nỗi niềm của những ngư dân ăn tết ngoài khơi

Thứ Bảy 24/02/2018 , 08:30 (GMT+7)

Những ngày Tết cổ truyền của dân tộc, dù ai làm nghề gì, ở xa nhà đến bao nhiêu, cũng lục tục về quê đoàn tụ với gia đình.

Nhưng với ngư dân đi bạn trên những tàu cá đánh bắt xa bờ ở Bình Định, vì mưu sinh họ phải xa vợ con, ăn Tết giữa trùng khơi để đi theo những luồng cá.
 

Đón “lộc” biển

Những ngày cuối tháng Chạp, trong khi người người lo dọn dẹp nhà cửa, sắm sanh rượu thịt, đồ mới cho con cái, trang trí hoa kiểng để chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018 thì hàng ngàn ngư dân Bình Định túc trực tại con tàu cá mình đi bạn để sửa sang ngư lưới cụ, tiếp đá vào hầm, chuẩn bị nhiên liệu và lương thực thực phẩm cho chuyến biển “xuyên” Tết.

14-29-51_1
Tàu cá tiếp đá lạnh chuẩn bị cho chuyến biển xuyên Tết

Với ngư dân Bình Định, chuyến biển ra khơi vào cuối năm âm lịch, đánh bắt trong 3 ngày Tết, cập bờ vào giữa tháng Giêng năm mới mang ý nghĩa rất quan trọng. Nếu chuyến biển này cập bờ khẳm be, cá đầy khoang, ấy sẽ là điềm báo cả năm thuận buồm xuối gió, tàu cá của mình sẽ ăn nên làm ra.

Ngư dân Võ Thế Dư (45 tuổi) ở xã Cát Thành, huyện Phù Cát, Bình Định, chủ tàu cá vỏ thép BĐ 99252 TS, cho biết: “Trong khi những người đàn ông khác vui vầy cùng gia đình trong 3 bữa Tết thì ngư dân chúng tôi phải lênh đênh giữa trùng khơi, xót xa lắm, nhưng chúng tôi nhất định phải vươn khơi chuyến biển xuyên Tết để lấy lộc đầu năm. Nếu chuyến biển này mà “trúng” cá thì những chuyến biển tiếp theo trong năm cũng sẽ được bội thu. Tàu của tôi là tàu vỏ thép đóng mới theo NĐ 67 vừa được đơn vị đóng tàu bàn giao vào ngày 12/1 vừa qua, nên chuyến biển này còn có ý nghĩa “mở biển đầu tay” của tàu. Toàn bộ thuyền viên đều háo hức vươn khơi”.

Đội tàu cá 16 chiếc của lão ngư Bùi Thanh Ninh ở xã Tam Quan Bắc, huyện Hoài Nhơn, Bình Định, cũng có 2 chiếc đánh bắt chuyến biển xuyên Tết. Để thuyền viên ấm lòng giữa trùng khơi trong 3 bữa Tết, ông Ninh cho sắm sanh bánh mứt, bia thịt đầy đủ để đêm giao thừa anh em tổ chức tiệc vui đón năm mới ngay trên tàu.

Theo ngư dân Bình Định, thời điểm trước Tết Nguyên đán là những tháng mưa bão tơi bời, tàu cá không thể ra khơi đánh bắt được nên suốt thời gian dài gia đình các thuyền viên phải sống trong cảnh “thắt lưng buộc bụng” vì không có thu nhập. Bước sang những ngày cận Tết thời tiết ấm áp, cá xuất hiện nhiều nên hàng ngàn tàu cá háo hức ra khơi.

14-29-51_2
Những ngư dân chấp nhận xa nhà trong 3 bữa Tết để đi theo luồng cá

Theo ông Trần Văn Phúc, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Bình Định, trong Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018 này, có 800 tàu cá cùng khoảng 6.000 ngư dân đón Tết trên các ngư trường Hoàng Sa và Trường Sa.

“Chuyến biển cuối năm cũ đầu năm mới này tàu cá ra khơi vào thời điểm cơn bão Sanba có sức gió giật mạnh nhất cấp 12 hình thành ở phía Đông Nam Philippines vào chiều 11/2 (ngày 26 tháng Chạp) di chuyển nhanh vào biển Đông, do đó ngành nông nghiệp tỉnh đã chỉ đạo đơn vị trực thuộc cử cán bộ túc trực 24/24 giờ tại các trạm bờ, thường xuyên liên lạc với ngư dân để kịp thời hỗ trợ ngư dân xử lý các tình huống xấu có thể xảy ra trên biển trong dịp Tết”, ông Phúc cho hay.
 

Chuyến biển đầy nỗi niềm

Mặc dù đã có nhiều năm ăn Tết trên biển, chuyến biển ra khơi vào thời điểm cuối năm của ngư dân tàu câu cá ngừ đại dương BĐ 96617 TS  và tàu lưới vây BĐ 96969 TS vẫn phảng phất chút buồn. Ra khơi chuyến này, hơn 20 ngư dân đi bạn trên hai tàu sẽ không được cùng vợ con dắt nhau đi mừng tuổi cha mẹ, ông bà trong ngày đầu năm mới. Ba bữa Tết, trong khi các gia đình khác tề tựu đầy đủ các thành viên, vui vầy bên chén rượu nồng với những lời chúc tụng ấm áp thì gia đình các thuyền viên này sẽ vắng bóng chồng, cha. Dù trong nhà không thiếu bánh mứt, rượu, hoa, nhưng không khí ăn Tết trong gia đình những người vợ của các thuyền viên đi đánh bắt trong chuyến xuyên Tết cũng chẳng thể thật sự an vui trong khi chồng mình đang lênh đênh giữa biển khơi.

14-29-51_3
Nếu chuyến biển xuyên Tết “trúng” cá thì đó là “lộc biển” cho cả năm

"Buồn chứ anh, xa vợ xa con cả năm vì những chuyến biển cứ nối tiếp nhau không có thời gian ngơi nghỉ, ba bữa Tết lại phải xa nhà. Nhưng đã lỡ gắn đời với biển rồi thì đành chịu, có buồn cũng ráng nuốt vào trong bụng để lo kế sinh nhai cho cả gia đình. Chuyến biển này tàu sẽ lênh đênh khoảng 25 ngày trên ngư trường Hoàng Sa, đúng rằm tháng Giêng sẽ quay về bờ. Cầu mong cho chuyến biển này “trúng” cá, anh em sẽ có cái Tết muộn với gia đình vui vẻ”, thuyền trưởng tàu cá BĐ 98019 TS, ông Nguyễn Thanh Long, ở huyện Hoài Nhơn, Bình Định, nói.

Theo các ngư dân, ăn Tết trên biển chỉ thiếu không khí gia đình chứ chẳng thiếu thứ gì, kể cả chương trình ca nhạc “cây nhà lá vườn”. Cứ đến chiều 30 tháng Chạp, những tàu cá đánh bắt cùng ngư trường đã liên lạc với nhau qua bộ đàm. Những tàu này “hò hẹn” sẽ gặp nhau ở tọa độ gần nhất, thả dằm dù (neo dù) cho tàu neo cạnh nhau. Thuyền viên trên các tàu sẽ đưa bánh mứt, rượu thịt xuống thúng, tập trung về 1 chiếc tàu lớn nhất để cùng nhau chén tạc chén thù đón mừng năm mới.

Cũng rôm rả những lời chúc tụng. Những tiếng cười vang vang mặt biển đêm. Tiếng ly bia bằng nhựa cứng chạm nhau canh cách. Đến đoạn cao trào, những bài nhạc xuân lại vang lên trong nhạc đệm là tiếng sóng, tiếng gió, tiếng gõ đũa trên nắp xoong nồi. Thuyền viên các tàu mỗi người một quê, nhưng trong không khí đón Tết trên biển họ như người thân thích trong một nhà.

14-29-51_4
Ăn tết trên biển, ngư dân không thiếu bia, thịt

Đối với những chiếc tàu đang đánh bắt ở tọa độ xa, không kịp chạy đến chỗ tập trung thì anh em thuyền viên trên tàu tự tổ chức tiệc đón giao thừa. Thuyền viên tàu này liên lạc với thuyền viên trên tàu khác qua máy Icom. Họ chúc tụng nhau qua máy. Họ hát cho nhau nghe qua máy. Sau cuộc vui đêm giao thừa, sáng mùng Một họ lại tỏa ra đi tìm luồng cá để tiếp tục công việc đánh bắt. Nếu tàu nào trong ngày đầu năm mới mà “trúng” luồng cá lớn là kể như ngư dân đi trên tàu ấy trúng “lộc biển”, điềm báo vui cho cả năm.

Ông Trần Văn Phúc, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT, cho hay: “Những ngày cận Tết, ngành nông nghiệp tỉnh cùng chính quyền các huyện, thành phố ven biển tổ chức nhiều đoàn công tác về các địa phương ven biển tăng cường tuyên truyền, động viên ngư dân tranh thủ ra khơi khai thác thủy sản trong dịp Tết nhằm đảm bảo nguồn thu cho ngư dân, đồng thời góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo Tổ quốc”.

  • Rủ nhau đi hái lộc rừng
    Phóng sự 18/03/2024 - 06:00

    Quảng Bình Cứ vào tháng Ba hàng năm, nhiều người dân sống ở các xã Quảng Kim, Quảng Châu, Quảng Hợp (Quảng Trạch, Quảng Bình) rủ nhau lên rừng hái dâu và có nguồn thu đáng kể.

  • Mùa hoa mộc miên
    Phóng sự 15/03/2024 - 06:00

    Mộc miên, loài cây chung thủy với tháng Ba, cứ độ sau xuân lại rạo rực tự đốt cháy mình thắp lửa những góc trời, từ vùng đồng rừng đến những miền quê yên ả…

  • Hang Táu - miền cổ tích còn phong kín
    Phóng sự 12/03/2024 - 06:05

    Hang Táu là một thung lũng được giấu kín giữa bốn bề núi. Trời đất như chừa ra một khoảng đất tương đối bằng phẳng chỉ để cỏ cây khoe sắc...

  • Chuyện giữ rừng giữa biển
    Phóng sự 11/03/2024 - 06:15

    Qua Tết Nguyên đán, vùng đảo Tây Nam Tổ quốc bước vào cao điểm mùa khô, lực lượng chức năng bắt đầu ‘mướt mồ hôi’ với công tác giữ rừng trên các hòn đảo…

  • Bà Xuân 'hủi'
    Phóng sự 08/03/2024 - 08:45

    Từng là giáo viên mầm non nhưng đến nay nữ y tá Nguyễn Thị Xuân đã có gần 40 năm đồng hành cùng những bệnh nhân tại trại phong Quả Cảm - Bắc Ninh.

  • Những 'bông hồng' trên mâm pháo
    Phóng sự 08/03/2024 - 06:30

    Đó là những nữ dân quân trẻ tuổi thuộc Đại đội pháo phòng không 37 ly ở Đồng Hới, Quảng Bình. Bất kể trong điều kiện thời tiết nào, họ vẫn hăng say luyện tập…

  • Thu hoạch tiêu, nghề nguy hiểm
    Phóng sự 06/03/2024 - 06:33

    Nghề hái tiêu nhìn bên ngoài có thể dễ dàng nhưng công việc luôn đứng trên thang cao, tai nạn có thể ập đến bất cứ lúc nào. Đây được xem là nghề nguy hiểm.

  • Gã họa sĩ lập dị móng tay dài cả mét
    Phóng sự 05/03/2024 - 09:08

    Sau hơn 30 năm nuôi móng tay, ông Huyền không thể tự chủ trong sinh hoạt hàng ngày nhưng lại là họa sỹ nổi tiếng vùng biển.

  • Độc đáo chuyện học trên đảo Hòn Chuối
    Phóng sự 04/03/2024 - 06:54

    Ngày mới tập làm quen với con chữ, học sinh của 'lớp học tình thương’ trên đảo Hòn Chuối được người thầy mặc áo lính tập trung dạy làm người, hình thành nhân cách…

  • Chuyện ông 'Thìn rồng' ở đền Đô
    Phóng sự 02/03/2024 - 06:00

    Về Từ Sơn, hỏi chuyện 'ông Thìn rồng', đứa trẻ lên 6 cũng tỏ tường bởi ông là người may mắn hai lần ghi được khoảnh khắc đám mây hình rồng trên đỉnh đền Đô.

  • Ngày hội của những chàng trai
    Phóng sự 01/03/2024 - 06:00

    Mới ngày nào, họ còn là những học sinh, sinh viên, hay lao động tự do, nay đã chỉnh tề trong bộ quân phục màu xanh, chuẩn bị lên đường làm nghĩa vụ quân nhân.

  • Nổi nênh nghề rọ tôm trên hồ Thác Bà
    Phóng sự 26/02/2024 - 10:05

    YÊN BÁI Nghề đan rọ tôm có lúc mai một bởi xuất hiện công nghệ đánh bắt hiện đại, nguồn tôm cá ít dần theo thời gian, nhưng bà con vẫn cần mẫn thủy chung với nghề.

Xem thêm
Uzbekistan mong muốn học hỏi kinh nghiệm Việt Nam trong sản xuất tơ tằm

Chiều 18/3, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến tiếp ông Kasimov Elzat, Thứ trưởng Bộ Đầu tư và Thương mại Uzbekistan. 

Đồng Tháp đặt mục tiêu thành tỉnh kiểu mẫu trong xây dựng nông nghiệp sinh thái

Mục tiêu là biến Đồng Tháp trở thành địa phương dẫn đầu cả nước trong lĩnh vực nông nghiệp và trở thành trung tâm nông nghiệp, du lịch sinh thái của vùng ĐBSCL.

Kia ưu đãi giá mới, giảm đến 75 triệu đồng trong tháng 9

Từ 11/9/2023, Kia áp dụng giá mới với mức điều chỉnh tương đương 50% lệ phí trước bạ. Chương trình được áp dụng tùy theo dòng xe và phiên bản.

149 dự án tham gia cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp Quốc gia học sinh trung học

Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp Quốc gia học sinh trung học năm học 2023-2024 có sự tham gia của 74 đơn vị, 149 dự án thuộc 21 lĩnh vực.