| Hotline: 0983.970.780

Nỗi niềm những làng quê miền Trung 'Nam tiến' mưu sinh

Thứ Năm 08/03/2018 , 10:05 (GMT+7)

Hàng năm, cứ qua rằm tháng Giêng là nhiều làng quê ở Bình Định vắng “như chùa bà Đanh”. Qua tết là thanh niên trai trẻ đã “tay nải tay xách” lên đường...

Lang thang trên quốc lộ 1A những ngày sau tết, tôi nhận thấy những gương mặt trẻ trung với đôi mắt đượm buồn tất bật với mớ hành lý đang đứng đón xe đi Sài Gòn. Họ đi để tiếp nối công cuộc làm ăn quen thuộc nhiều năm qua, nhưng họ không thể không buồn khi sau thời gian đoàn viên với gia đình trong những ngày Tết Nguyên đán giờ phải rời xa người thân.

18-58-57_1
Tấp nập thanh niên Bình Định đón xe dọc đường đi Sài Gòn làm ăn

Nguyên nhân cũng dễ hiểu, bởi cứ bám mấy sào ruộng, khoảnh vườn thì chẳng thể nuôi con ăn học tới nơi tới chốn. Công việc họ làm thì vô cùng, phụ nữ mua bán ve chai, bán rong trái cây, bán đồ chơi trẻ con hoặc bán vé số; thanh niên có sức khỏe hơn thì làm thợ xây, làm công nhân trong các khu công nghiệp. Công việc nghe ra thì chẳng sang trọng gì, nhưng là cứu cánh cho cuộc sống gia đình.

Một cô gái rất trẻ đang địu đứa con nhỏ trước bụng chuyển những va ly đồ đạc tiễn chồng lên xe đi Sài Gòn. Cô gái ấy tên Hoa, quê ở xã Nhơn Phúc (TX An Nhơn). Hoa lấy chồng vào cuối tháng 12/2017, hiện đã sinh được đứa con trai gần 5 tháng tuổi. Chồng Hoa làm kế toán cho 1 công ty xuất nhập khẩu ở tỉnh Bình Dương. Từ khi sinh con, đến những ngày Tết Mậu Tuất vừa qua mẹ con Hoa mới có những ngày sum họp với chồng với cha.

Ngày vui qua mau. Nay Hoa phải tiễn chồng đi xa làm ăn. Hoa lưng tròng nước mắt tâm sự: “Ai đâu muốn xa chồng, nhất là khi con đang còn nhỏ, nhưng nếu chồng không đi làm thì lấy tiền đâu mua sữa cho con, tiền đâu dành dụm cho con ăn học sau này. Có buồn thì cũng phải nuốt nước mắt vào lòng cam chịu thôi”.

Câu chuyện của Hoa đã buồn, nhưng không thảm bằng câu chuyện của bà Phạm Thị Nguyệt (68 tuổi) ở đội 2, thôn Vĩnh Đức xã Ân Tín (huyện Hoài Ân). Bà Nguyệt có 4 đứa con, cả 4 đều vào Sài Gòn bán vé số. Mấy năm trước bỗng dưng bà lâm bệnh nặng mà chẳng có đứa con nào bên cạnh, lũ cháu nhỏ quá chẳng giúp được gì, may nhờ bà con họ hàng trợ giúp nên vượt qua nguy cấp.

“Nhiều năm rồi vợ chồng mấy đứa con trai đều vào trong Nam kiếm sống. Đứa làm công nhân, đứa bán vé số dạo, những đứa cháu cả nội cả ngoại để hết ở nhà cho tui trông nom. Mấy năm nay tui bệnh nặng quá nên con trai lớn là để vợ lại Sài Gòn tiếp tục nghề bán vé số, còn nó về nhà làm ruộng để gần gũi gia đình chăm lo sức khỏe cho tui”.

18-58-57_2
Người cha tranh thủ hôn con nhỏ trước khi lên xe đi Sài Gòn

Vĩnh Đức là địa phương đông dân nhất xã Ân Tín (huyện Hoài Ân). Từ năm 2002 đến nay thanh niên Vĩnh Đức đổ xô hết vào Sài Gòn, và chỉ làm duy nhất 1 nghề là bán vé số. Hầu như nhà nào cũng có người đi bán vé. Nhà đi nhiều có đến 4 người, hộ neo đơn đi ít nhất cũng 2 người. Những cặp vợ chồng trẻ gửi con cho ông bà nội ngoại, dắt díu nhau đi tất.

“Tha hương bán vé số ắt là phải chịu cực khổ, nhưng kiếm tiền được nhiều tiền hơn làm ruộng. Công làm ruộng ở quê cật lực mới kiếm được 150.000đ/ngày, trong khi đó, thu nhập từ bán vé số cao gấp ba, gấp bốn lần. Nhờ bán vé số mà dân quê ở đây xây nhà, mua xe, có tiền lo cho con ăn học. Như tui, bán vé số mấy năm mới có tiền lo cho 2 đứa con học đại học ở Sài Gòn”, ông Võ Văn Đoàn (45 tuổi), đã có thâm niên hàng chục năm bán vé số ở Sài Gòn, bộc bạch.

Hoặc như ở xã Cát Hưng (huyện Phù Cát), bức tranh làng quê ở xã này ngày càng sáng sủa hẳn ra nhờ tiền kiếm được của những con dân đi xa gửi về. Khác dân Vĩnh Đức, dân xã Cát Hưng "Nam tiến" chỉ chuyên hành nghề bán trái cây rong. Vậy mà khấm khá lên hẳn.

Chị Thu, 1 người dân ở đây hiện đang bán trái cây rong tâm sự: “Vào Sài Gòn mười mấy chị em thuê 1 căn phòng, mỗi tháng mỗi người đóng 100 ngàn đồng. Cứ 12 giờ đêm người đi xe đạp người đi xe máy về chợ Lớn lấy trái cây, 4 giờ sáng bắt đầu đi bán. Hôm nào bán đắt thì 1 – 2 giờ chiều về đến nhà, hôm nào bán ế về muộn hơn. Chồng em cũng vào đây phụ thợ hồ kiếm mỗi ngày vài trăm ngàn. Con cái gửi chơ ông bà nội trông. Mỗi tháng cả 2 vợ chồng cũng kiếm được hơn chục triệu, khỏe re”.

Đôi mắt đượm buồn của những người tha hương kiếm kế sinh nhai
“Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy nhiều làng quê ở Bình Định thanh niên trai tráng đều đi xa làm ăn, ở nhà chỉ còn lại người già, người tật nguyền và con nít. Thậm chí, khi trong làng có người mất đi, không 1 bóng trai tráng đi đào huyệt, đưa tang, chỉ toàn những người già, người tật nguyền đảm đương mọi việc. Đến mùa thu hoạch lúa, cả làng táo tác đi thuê nhân công với giá cao, nhưng dẫu có tiền cũng không có công làm”.

 

Xem thêm
Thái Hòa: 'Tôi thích diễn nhân vật độc ác'

Thảm đỏ ra mắt bộ phim 'Cái giá của hạnh phúc' quy tụ dàn khách mời đình đám của showbiz Việt và nhận được sự quan tâm lớn từ khán giả, truyền thông.

Atalanta tái đấu Liverpool: Chờ một phép màu từ The Kop

Trận tứ kết lượt về giữa Atalanta vs Liverpool trong khuôn khổ Europa League 2023/2024 sẽ diễn ra vào lúc 2h00 ngày 19/4/2024 trên sân vận động Atleti Azzurri d'Italia. 

U23 Việt Nam đặt mục tiêu thắng U23 Malaysia

U23 Việt Nam đã trở lại tập luyện để chuẩn bị cho trận tiếp theo gặp U23 Malaysia tại bảng D VCK U23 châu Á 2024. Đây là trận đấu mang tính bản lề.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm