| Hotline: 0983.970.780

Nơi no dồn, chỗ đói góp

Thứ Năm 05/06/2014 , 13:15 (GMT+7)

Hè về, vùng thành thị có hàng loạt các chương trình phục vụ thiếu nhi. Trong khi đó, trẻ em ở vùng nông thôn, miền núi thì ngược lại, vẫn “đói” văn hóa, nghệ thuật.

Ở Hà Nội, hàng loạt chương trình đặc biệt dành tặng các bé trong thời gian này như vở kịch hát “Những điều ước thần kỳ” của Nhà hát Chèo Hà Nội với câu chuyện nàng Lọ Lem do NSƯT Minh Vượng trực tiếp viết kịch bản và vào vai Bà Tiên hài hước, thông minh, dí dỏm.

Nhà hát Kịch Việt Nam giới thiệu vở “Vua lợn”. Nhà hát Tuổi trẻ có chương trình “Hoàng tử gấu và hạt đậu thần”; chương trình "Thiên đường tuổi thơ" với chủ đề “Phiêu lưu trong thế giới hoạt hình”; chương trình trình diễn bong bóng nghệ thuật của huyền thoại bong bóng Fan Yang.

Liên đoàn Xiếc Việt Nam có “Huyền thoại xứ Ai Cập - Chuyện công chúa Hamura cứu cha”; nghệ sĩ hài Xuân Bắc - Tự Long tiếp tục với “Bí mật chuyện kể - Âm mưu của Đại ma vương”.

Trong khi đó ở TP. Hồ Chí Minh, trong chương trình “Ngày xửa ngày xưa 27”, Sân khấu IDECAF tiếp tục đưa các khán giả nhỏ đến với câu chuyện “Cuộc chiến của Ông Kẹ và các Bà Mẹ” (tác giả Quang Thảo, đạo diễn Đình Toàn). Sân khấu Kịch Thế giới Trẻ đầu tư dàn dựng chương trình kịch thiếu nhi “Thế giới thần tiên” với tập 1: “Tên trộm thành Bát Đa” (tác giả Nguyễn Thu Phương, đạo diễn Ngọc Hùng).

Bên cạnh đó, hàng loạt chương trình khác cũng đang được các nơi cấp tập phục vụ khán giả nhí như “Ngôi nhà tuổi thơ số 3” (tác giả, đạo diễn: Trúc Thy) tại Sân khấu Kịch 5B Võ Văn Tần là một chương trình tạp kỹ với các tiết mục: ca múa nhạc, thời trang, dancesport, trò chơi có thưởng, kịch ngắn...

Đa dạng, phong phú và có sức hấp dẫn, tuy nhiên không ít bậc phụ huynh ở thành phố chia sẻ rằng, họ cũng không có thời gian để cho con em mình xem hết những chương trình trong dịp hè. Phần vì không có thời gian, phần vì năm nào cũng được xem, các em cũng không nhiều hào hứng, thậm chí có cảm giác “bội thực”.

Trái ngược với thành phố, đời sống tinh thần của trẻ em vùng sâu, vùng xa  vẫn khá thiệt thòi. Mỗi năm, may mắn lắm các em mới được xem một chương trình nghệ thuật, bất kể là chương trình xiếc, ca nhạc, hài kịch, trong khi phần lớn đều cảm thấy xa lạ với các loại hình nghệ thuật này.

Tuy nhiên, để đưa được một chương trình nghệ thuật về với các em vùng nông thôn là khó khăn lớn của các đoàn nghệ thuật. Nghệ sĩ Hoài Oanh - Cty Đông Đô show - một Cty chuyên tổ chức chương trình, sự kiện phục vụ các em thiếu nhi cho biết, không tính chi phí về phục trang, sân khấu, nghệ sĩ biểu diễn cũng như kịch bản, riêng việc tìm được địa điểm tốt, đảm bảo chất lượng âm thanh, ánh sáng để biểu diễn ở các huyện, vùng nông thôn chứ chưa nói đến vùng sâu, vùng xa là điều rất khó khăn.

Nếu có biểu diễn trên sân vận động thì yếu tố thời tiết khiến cho các nghệ sĩ lo lắng thường trực sẽ “bể show”.

Trong khi đó, nghệ sĩ hài Xuân Bắc cho biết: “Chưa nói đến vùng sâu, vùng xa, chỉ cần phục vụ các em thiếu nhi hết các quận, huyện trong TP. Hà Nội đã khó khăn vì kinh phí eo hẹp. Chúng tôi luôn mong muốn được phục vụ tất cả các em thiếu nhi nhưng đúng là cái khó bó cái khôn”.

Không phủ nhận trẻ em thành phố có nhiều lựa chọn giải trí hơn các em ở tỉnh trong dịp hè, ông Vũ Ngoạn Hợp, Giám đốc Liên đoàn Xiếc Việt Nam - một trong những đơn vị mang chương trình nghệ thuật đi phục vụ rất nhiều tỉnh phía Bắc cho biết, dù đi biểu diễn nhiều song không thể nào đáp ứng hết nhu cầu thưởng thức nghệ thuật của nhân dân, nhất là trẻ em vì kinh phí hạn hẹp.

Cần biểu diễn miễn phí

Theo ông Vũ Ngoạn Hợp, đối với khán giả vùng sâu, vùng xa cần có chính sách biểu diễn miễn phí để phục vụ các em thiếu nhi, nhất là vào các dịp như 1/6, dịp hè.

 Chia sẻ về vấn đề này, Giám đốc Nhà hát Tuổi trẻ Trương Nhuận cho biết, ở nhiều nước trên thế giới, hằng năm các nhà hát đều có các dự án biểu diễn dành riêng cho thiếu nhi và kinh phí thực hiện dự án từ các quỹ của Chính phủ hoặc của cộng đồng đóng góp.

Đây chính là sự đầu tư rất lớn dành cho trẻ em vì họ hiểu đầu tư cho trẻ em là đầu tư cho tương lai, lợi nhuận từ các chương trình nghệ thuật cho thiếu nhi không tính bằng tiền bán vé mà ở lợi ích tinh thần cho các thế hệ sau của cả một đất nước.

Xem thêm
Thái Hòa: 'Tôi thích diễn nhân vật độc ác'

Thảm đỏ ra mắt bộ phim 'Cái giá của hạnh phúc' quy tụ dàn khách mời đình đám của showbiz Việt và nhận được sự quan tâm lớn từ khán giả, truyền thông.

Atalanta tái đấu Liverpool: Chờ một phép màu từ The Kop

Trận tứ kết lượt về giữa Atalanta vs Liverpool trong khuôn khổ Europa League 2023/2024 sẽ diễn ra vào lúc 2h00 ngày 19/4/2024 trên sân vận động Atleti Azzurri d'Italia. 

U23 Indonesia tạo địa chấn khi vượt qua U23 Úc

U23 Indonesia đã tạo nên cú sốc khi có chiến thắng 1-0 trước U23 Australia ở lượt trận thứ 2, qua đó rộng cửa vào tứ kết giải U23 châu Á 2024.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm