| Hotline: 0983.970.780

Nóng cây giống, lo chất lượng

Thứ Năm 31/03/2011 , 10:08 (GMT+7)

ĐBSCL đang vào mùa cải tạo vườn tạp. Giá cây giống đã tăng cao so với cùng kì năm trước. Nhưng lo nhất là chất lượng cây giống hiện nay.

ĐBSCL đang vào mùa cải tạo vườn tạp. Giá cây giống đã tăng cao so với cùng kì năm trước. Nhưng lo nhất là chất lượng cây giống hiện nay.

Ông Nguyễn Thanh Tâm, ấp Hòa Thành, xã Xuân Hòa, Kế Sách (Sóc Trăng) đang cải tạo 3.000 m2 vườn tạp sang trồng cam sành cho biết: Năm nay cây giống đắt. Nếu như cuối mùa mưa năm 2010 chỉ có 8.000 đồng/cây giống cam sành thì nay đã lên 14.000 đồng/cây. Giá cây giống tăng nhưng chất lượng thì khó mà tin được. Để có đủ giống ông chọn giải pháp là lựa những cây cam sành đang cho trái trong vườn, tuyển chọn nhánh tốt chiết cành. Còn anh Hoàng Anh, xã Đông Phước, Châu Thành (Hậu Giang) cũng than: Cách nay 2 tuần mua cam sành từ thương lái giá 8.000 đồng/cây thì nay đã tăng lên 10.000 đồng/cây. Chỉ trong vòng 2 tuần phải tốn thêm 2.000 đồng/cây. Để có đủ giống trồng trong mùa vụ này phải chấp nhận thôi. Giống cây có múi tăng nhưng chưa bằng giống dừa, mít, xoài.

Ông Phạm Hồng Sơn, chủ cơ sở sản xuất và kinh giống cây ăn trái Mười Sơn (ấp Sơn Lân, xã Sơn Định, Chợ Lách, Bến Tre) cho biết: Giá giống cây ăn trái đã tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước. Cách nay 4 tháng giá xoài cát Hòa Lộc từ 7.000 - 8.000 đồng/cây nay tăng lên 12.000 đồng/cây. Mít lá bàn cho trái lớn đã tăng từ 4.000 đồng lên 9.000 đồng/cây. Cam sành gốc ghép cam mật, gốc ghép từ hạt cây bưởi có mức giá 11.000 đồng/cây. Cây giống dừa xiêm lùn (hay dừa xiêm xanh) 20.000 đồng/cây thì nay đã tăng lên 27.000 đồng/cây giá bán sỉ, còn giá bàn lẻ là 30.000 đồng.

Đặc biệt hiện giống dừa xiêm lùn không đủ cung. Đối với nhà vườn mua giống tại các hội chợ nên chú ý đến đặc điểm của trái dừa xiêm lùn là trái tròn, đít bầu. Nguyên nhân, cây giống tăng giá mạnh là do dừa trái năm nay được giá cao nên bà con ở những vùng Cà Mau, Sóc Trăng, Trà Vinh từng đã bỏ dừa nay quay lại trồng. Còn đối với cây mít là do các nhà máy chế biến đang thiếu nguyên liệu mít chế biến nên năm nay nhiều nông dân ở Bình Dương, Đắc Nông chuyển đổi mạnh sang trồng mít. Hiện tại, ông Sơn đang cung ứng cây giống mít cho dự án trồng 700 ha ở Đắk Lắk.

Ông Nguyễn Thanh Sơn, chủ nhân của giống xoài “Thanh Sơn cho trái 4 mùa” (ấp Phú Đa, xã Vĩnh Bình, Chợ Lách, Bến Tre) cho biết: Năm nay chỉ chuẩn bị 30.000 cây xoài giống Thanh Sơn cho trái 4 mùa đến nay đã bán hết với giá 15.000 đồng/cây. Nhu cầu giống xoài này tăng là do bà con thấy được ưu điểm là cho trái 4 mùa. Giá xoài bình quân vào mùa chính vụ trên 10.000 đồng/kg, nghịch vụ giá trên 30.000 đồng/kg. Nhiều nông dân ở ĐBSCL làm giàu từ cây xoài này. Chính ưu điểm trên nên bà con đã mạnh dạng chuyển đổi sang trồng xoài.

Ông Trịnh Văn Bình, chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh các loại cây giống và hoa kiểng Bảy Bình (ấp Phú Long, xã Hưng Khánh Trung, huyện Mỏ Cày Bắc, Bến Tre) thì cho biết: Năm nay cây có múi, dừa xiêm lùn, mít, xoài... đang thiếu nguồn giống và giá tăng thêm 30 – 50% so với cùng kỳ. Ông Nguyễn Văn Hòa, thương lái chuyên mua cây giống từ làng cây giống Chợ Lách về bán lại cho nhà vườn khu vực bờ Nam Sông Hậu nói: Giá cây giống tăng cao nhưng rất khó mua, nếu không đặt hàng trước thì phải neo ghe 2 – 3 ngày mới thu gom đủ 5.000 cây giống.

Ông Bùi Thanh Liêm, Trưởng phòng NN – PTNT Chợ Lách (Bến Tre) cho biết: Sản lượng cây giống Chợ Lách ước khoảng 17 triệu cây giống các loại. Giá cây giống các loại tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước. Giá giống tăng là do tất cả nguyên vật liệu từ mụn dừa, bao bì gốc ghép, mắt ghép tăng. Để tránh mua nhằm giống kém chất lượng thì nhà vườn nên tìm đến các cơ sở sản giống có uy tín, có thương hiệu và ký hợp đồng mua bán đảm bảo đúng giống đến khi cho trái là an toàn nhất.

Xem thêm
Giải bài toán nguồn thức ăn cho ngành chăn nuôi

GIA LAI Thu hút đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi là chủ trương đang được tỉnh Gia Lai hướng đến.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Cần trợ lực chính sách

Người dân còn e ngại khi lắp đặt hệ thống tưới tiết kiệm bởi chi phí đầu tư cao, trong khi việc bảo quản các trang thiết bị này gặp rất nhiều khó khăn.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm