| Hotline: 0983.970.780

Nông dân Bố Trạch trắng tay sau lũ

Thứ Sáu 04/10/2013 , 10:32 (GMT+7)

Bố Trạch là một trong hai huyện bị hậu quả nặng nề nhất, 2 người chết, 92 người bị thương, thiệt hại về nông nghiệp gần 3.000 tỷ đồng.

Bốn ngày sau bão,chúng tôi trở lại Huyện Bố Trạch, Tỉnh Quảng Bình tất cả vẫn ngổn ngang. Bố Trạch là một trong hai huyện bị hậu quả nặng nề nhất, 2 người chết, 92 người bị thương, thiệt hại về nông nghiệp gần 3.000 tỷ đồng. 

Đối với mảnh đất Huyện Bố Trạch (Quảng Bình) người dân sống chủ yếu dựa vào cây cao su,cây sắn và cây lâm nghiệp thế nhưng bão số 10 đã cướp đi toàn bộ. Trong đó phải nói đến ngành nông nghiệp thiệt hại lên khoảng 70% riêng xã Phú Định, Tây Trạch, Hòa Trạch… là những xã bị thiệt hại nặng nề nhất. 

Chúng tôi đến xã Đại Trạch nơi có 100% hộ nông dân trồng sắn bởi vùng đất này được người dân ví là vùng đất “chó ăn đá gà ăn sỏi” nên nông dân chủ yếu trồng hai loại cây đó là cao su và sắn.  

Sống một mình Cụ Chu Thị Biên,Thôn Đại Nam, xã Đại Trạch ngán ngẩm với ngôi nhà tan hoang sau bão, chồng mất sớm, một mình bà nuôi 5 đứa con thơ. Anh Nguyễn Văn Tứ con trai bà trong một lần đào gốc để trồng cao su gặp bom bi bị mù cả hai mắt, đứa con của anh cũng không may bị nhiễm chất độc màu da cam từ mẹ và ông ngoại giờ cao su cũng không còn, gia đình anh chỉ biết đứng nhìn mà lòng quặn thắt. “Sau bão mất hết rồi, thân già này biết bám víu vào đâu, cũng chẳng còn nước mắt để khóc nữa nhà báo ạ” - cụ Biên nức nở. 


Sau một năm vất vả, hơn 1 mẫu sắn của gia đình ông Nguyễn Văn Đáng ở thôn Đại Phương, Đại Trạch, Bố Trạch bật gốc sau bão

Đến gia đình anh Nguyễn Thế Diên thôn Đại Nam xã Đại Trạch khi tiếp cận với vườn cây cao su 6 năm tuổi có trên 1.000 cây chuẩn bị bước vào thời kì thu hoạch tất cả đều gãy đổ không hề sót lại một cây.

Anh Diên buồn rầu tâm sự : “Vợ chồng tôi chắt chiu dành dụm, vay mượn được hơn 200 triệu để đầu tư trồng cao su hi vọng sớm thoát nghèo nuôi ba đứa con ăn học. Đổ sức lực cho vườn cây cao su quá nhiều trong một lần đang chăm sóc vườn cây tôi không may bị đột quỵ nằm một chỗ, từ đó tất cả do vợ con chăm sóc hi vọng đến năm 2014 sẽ cho thu hoạch năm đầu nào ngờ bão số 10 ập đến toàn bộ vườn cây bị xóa sổ vợ chồng trắng tay”.

Chị Diễn thẫn thờ bên chồng nói: “Ngoài hơn 1.000 cây cao su, một mẫu sắn đã đến kì chưa kịp thu hoạch kịp bão đổ vào coi như cũng mất, nhà thì đổ nát, cuộc sống với ba đứa con ăn học, chồng nằm một chỗ lấy gì sống đây”.

Đến thăm nhà ông Nguyễn Văn Đáng thôn Đại Phương, Đại Trạch được ông dẫn ra thăm vườn sắn hơn 1 mẫu tất cả đều bật gốc phơi cũ chẳng khác gì đang thu hoạch dở. Ông Đáng nói: Hơn một mẫu sắn ni nếu không có điện cho nhà máy hoạt động thì chỉ vài ba ngày nữa sắn phơi giữa nắng mưa coi như mất trắng. Cũng theo ông Đáng mỗi năm gia đình ông thu hoạch được 220 tấn sắn giá trị từ 20 – 30 triệu đồng nhưng với tình hình sau bão thì cũng chẳng hi vọng gì nữa. 

Chị Nguyễn Thị Quyên – Xóm 18, Phúc Tự Tây, Đại Trạch cũng là một trong những người mất mát số diện tích cao su, sắn, mía. Chủ tịch xã Phú Định cho biết: Phú Định có 90% hộ dân trồng sắn bình quân mỗi hộ có 1 mẫu đến trên 2 mẫu mỗi năm cho thu hoạch từ 50 triệu đồng trở lên thế nhưng giờ tất cả sắn bật gốc củ nằm trơ trọi trông rất xót xa nếu ba ngày nữa không thu hoạch toàn bộ trên 200 ha sắn sẽ bị thối rữa thiệt hại sẽ không biết thế nào. 

Đem những trăn trở của người dân trồng sắn chúng tôi tìm đến nhà máy tinh bột sắn sông Dinh thuộc Công ty cổ phần thủy lợi, Giám đốc Trần Văn Thọ tỏ bày tâm sự: Năm nào như năm nấy chúng tôi đều tiếp nhận sản phẩm sản lượng sắn của bà con nông dân trong huyện để giải quyết đầu ra kịp thời cho nông dân và nhà máy cũng có việc làm, có sản phẩm.

Trước bão nhằm giúp nông dân giải quyết khó khăn chúng tôi đã chuyển trả tiền trước 1.200 tấn khi sắn vẫn còn nằm trên nương. Ông Thọ lo lắng nói thương dân lắm chỉ hi vọng ngành điện lực tập trung quyết liệt khắc phục sự cố có điện sớm ngày nào hay ngày đó để ít nhiều vớt vát số sắn nhà đã tồn đọng trong nhà máy chưa kịp chế biến mà còn số sắn ở dưới dân. 

Chủ tịch UBND Huyện Bố Trach Ông Phan Văn Gòn lo lắng: “Như nhà báo đã biết Bố Trạch là Huyện độc canh nông nghiệp. Cây cao su là cây mũi nhọn được nông dân phát triển đồng loạt theo đúng kế hoạch. Nếu không có bão số 10 thì dự tính năm tới huyện chúng tôi giàu to nhờ hiệu quả từ cây cao su và sắn mang lại. Cao su mất, sắn mắt, đến cả hoa màu, thủy hải sản, cây lâm nghiệp hầu hết bị xóa sổ thì còn gì để hi vọng. Chúng tôi mong qua báo Nông nghiệp Việt Nam Bố Trạch được sự quan tâm, giúp đỡ của các Bộ, Ngành TW, các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước để người dân sớm ổn định cuộc sống”.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm