| Hotline: 0983.970.780

Nông dân đứng lên khởi nghiệp

Thứ Sáu 08/09/2017 , 09:30 (GMT+7)

Là một quốc gia về nông nghiệp và phong trào khởi nghiệp đang lan rộng trên cả nước nhưng các doanh nghiệp khởi nghiệp từ lĩnh vực nông nghiệp vẫn đang gặp nhiều thách thức.

Ông Trần Tấn Quý – Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP.HCM cho biết, đặt mục tiêu cung cấp đủ lương thực, thực phẩm sạch cho người dân thành phố, Sở đang phấn đấu đến năm 2020 sẽ có 1500 doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp (bình quân mỗi năm thành lập 250 doanh nghiệp nông nghiệp). Thế nhưng, với thực tế đang diễn ra, việc phát triển doanh nghiệp gắn với lĩnh vực này không phải là điều dễ dàng.

Câu chuyện khởi nghiệp chưa bao giờ là dễ dàng với bất kỳ ai hay trong bất kỳ lĩnh vực nào. Tuy nhiên, với sức ảnh hưởng của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, thì sự mạo hiểm khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ vẫn dễ thành công hơn nếu tạo ra được sự sáng tạo vì công nghệ là “bùng nổ” và “đột phá”. Khởi nghiệp trong nông nghiệp khó khăn hơn nhiều bởi sự đầu tư của người nông dân mới chỉ là một khâu trong cả một chuỗi liên kết.

Với ý tưởng có riêng một diễn đàn, một nơi trao đổi, đánh giá, giao lưu nông dân khởi nghiệp trên toàn quốc, Trung ương Hội nông dân Việt Nam phối hợp với Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau và các đơn vị liên quan tổ chức Hội nghị Nông dân khởi nghiệp. Đây sẽ là ngày hội để nông dân toàn quốc chia sẻ kinh nghiệm, tìm kiếm đầu tư để mở rộng mô hình hoặc phát triển những ý tưởng độc đáo.

Hội nghị được tổ chức với mục đích tạo môi trường, điều kiện kết nối, giao lưu giữa nông dân với nhau trên cả nước, các doanh nhân, các chuyên gia kinh tế…, từ đó, giúp nông dân hoàn thiện những ý tưởng kinh doanh mới và tìm kiếm cơ hội đầu tư; ươm mầm thế hệ doanh nhân nông nghiệp trẻ trong thời kỳ hội nhập, Hội nghị sẽ là nơi mà các điển hình tiên tiến và tiêu biểu đã thành công trong khởi nghiệp ở nông thôn, nông nghiệp sẽ được tôn vinh, giới thiệu, nhân rộng và được nhiều người biết đến để tham khảo, học tập, đầu tư vào thực tiễn, góp phần cho sự phát triển chung vì nông nghiệp, nông thôn và nông dân Việt Nam.

Giai đoạn đầu của Hội nghị với các công tác chuẩn bị, phát động và bình chọn được diễn ra từ ngày 25 tháng 5 năm 2017, Trung ương Hội nông dân Việt Nam đã ban hành Kế hoạch tổ chức Hội nghị Nông dân khởi nghiệp năm 2017. Được phát động từ cuối tháng 5 năm 2017 trên quy mô cả nước, với những tiêu chuẩn khảo sát, lựa chọn, mỗi tỉnh thành sẽ được giới thiệu và đề cử tối đa 2 mô hình tiêu biểu nhất. Sau hơn 2 tháng phát động phong trào, Ban Tổ chức đã nhận được đề cử của 51/63 tỉnh thành với gần 90 hồ sơ tiêu biểu nhất từ các địa phương. Sau khi sàng lọc kĩ càng, Ban Tổ chức đã lựa chọn được 43 hồ sơ phù hợp với thể lệ của chương trình để tiến hành Họp ban chuyên gia đánh giá và chọn lọc

Giai đoạn 2, Ban Tổ chức thực hiện các cuộc họp Ban chuyên gia, lấy ý kiến đóng góp và chọn ra theo tiêu chí của chương trình 10 mô hình xuất sắc nhất và 10 mô hình khuyến khích để giới thiệu và động viên trao thưởng tại Hội nghị.

Hội nghị “Tọa đàm các giải pháp giúp nông dân khởi nghiệp” dự kiến tổ chức vào ngày 18 tháng 9 năm 2017 tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế, số 11 Lê Hồng Phong, Hà Nội quy tụ 500 đại biểu từ khắp các tỉnh thành trên cả nước là sự kiện cuối cùng nhằm biểu dương, khen thưởng những tấm gương, điển hình tiêu biểu nhằm động viên nông dân trên cả nước tiếp tục hưởng ứng phong trào Khởi nghiệp của Chính phủ. Chương trình được tổ chức với sự đồng hành của Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (Đạm Cà Mau).

Xem thêm
Nhiều mặt hàng nông sản ở ĐBSCL tăng giá

Giá bán nhiều nông sản đều tăng hơn so với cùng kỳ năm ngoái là nhờ thông qua sự liên kết với doanh nghiệp và các kênh tiêu thụ từ hệ thống siêu thị.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm