| Hotline: 0983.970.780

Nông dân Gia Lai nợ nần chồng chất vì hàng ngàn ha tiêu chết

Thứ Ba 23/01/2018 , 10:05 (GMT+7)

Chỉ trong vòng hơn 3 năm qua, hàng ngàn ha hồ tiêu tại huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai, bị chết mà chưa rõ nguyên nhân. Hàng nghìn hộ trồng tiêu rơi thảm cảnh nợ nần chồng chất. 

Nhiều người do vỡ nợ đã phải bỏ quê. Có người không chịu được áp lực đã tìm đến cái chết…

Lạ lùng là, trong khi người dân điêu đứng vì tiêu chết thì cơ quan chức năng lại lần chần, chậm trễ trong việc tìm giải pháp cứu tiêu, cứu nông dân.
 

"Nghĩa địa" tiêu!

Có mặt tại thị trấn Nhơn Hòa, huyện Chư Pưh – một trong những “nghĩa địa” hồ tiêu lớn nhất trong một ngày cuối năm, chúng tôi tận mắt chứng kiến nỗi tuyệt vọng đến cùng cực của người trồng tiêu nơi đây. Hồ tiêu từng đem lại niềm vui, sự thịnh vượng cho bà con Nhơn Hòa nhưng cũng đã đẩy người dân vào thảm cảnh nợ nần không lối thoát.

10-12-58_img20180118140511
Những "nghĩa địa" hồ tiêu tại Chư Pưh

Ngay từ đầu con đường đất đỏ dẫn vào các khu dân cư, đâu đâu cũng một màu úa nhàu, ảm đạm. Trên những vườn tiêu chỉ còn trơ lại những hàng thân trụ màu nâu xám, im lìm. Nhìn từ xa, chúng như những thân người khô quắt, cam chịu… Anh Đoàn Quốc Huy, thôn An Hòa, thị trấn Nhơn Hòa không giấu được nỗi buồn, cho biết: Gia đình trồng gần 3ha tiêu.

Mấy năm trước, tiêu được giá, không riêng gì gia đình anh mà hầu hết người trồng tiêu đều khấm khá lên trông thấy. Đang yên đang lành, từ khoảng cuối năm 2014, cây tiêu bắt đầu chết lác đác, đến khoảng năm 2015 – 2016, các vườn tiêu đang xanh tốt bời bời bỗng nhiên cứ ngả màu vàng rồi chết rụi không rõ nguyên nhân, không có cách nào cứu vãn.

“Chúng tôi rơi vào ngõ cụt rồi! Bao nhiêu vốn liếng, hi vọng đổ vào vườn tiêu nay tiêu tan cả. Vấn đề lớn nhất là số nợ tại ngân hàng. Tháng nào họ cũng thúc. Giờ chỉ còn cách duy nhất là gán đất, nhà cho ngân hàng thôi” – anh Huy tuyệt vọng nói.

Cũng theo anh Huy, do nhiều hộ dân trong huyện vay ngân hàng một khoản tiền lớn để đầu tư nên khi tiêu chết, không có khả năng để trả nợ, nhiều gia đình đẫ phải cuốn gói bỏ đi biệt xứ. Thậm chí còn có trường hợp tự tử để giải thoát, tại các xã Ia Đreng, Ia Blứ.
 

Chính quyền thờ ơ!?

Có một điều khá lạ lùng đang xảy ra ở Chư Pưh là, mặc dù tình trạng cây tiêu chết như “ngả rạ” diễn ra trong suốt 3 năm qua nhưng phải đến tháng 1/2018, Phòng NN-PTNT huyện mới có báo cáo cụ thể về tình hình tiêu chết và đề xuất hướng khắc phục gửi lãnh đạo và các ban ngành tỉnh Gia Lai.

Theo nội dung của bản báo cáo “muộn” này thì, tính đến đầu năm 2018, toàn huyện đã có hơn 2,1 nghìn ha tiêu/tổng số 2,8 nghìn hộ dân trồng bị chết và nguyên nhân chủ yếu là do hạn hán và dịch bệnh. Cũng theo bản báo cáo trên, tính đến hết năm 2017, toàn huyện đã có gần 4.000 hộ trồng tiêu có dư nợ tại 20 ngân hàng thương mại và ngân hàng CSXH trên địa bàn tỉnh, với tổng dư nợ lên đến trên 1,3 nghìn tỉ đồng.

10-12-58_img20180118134602
Nông dân Đoàn Quốc Huy bên “nghĩa địa” tiêu nhà mình

Vậy, giải pháp nào để giúp người trồng tiêu thoát khỏi tình trạng hiện nay?! Đem câu hỏi này đến Phòng NN-PTNT huyện Chư Pưh, chúng tôi được ông Nguyễn Long Khánh – Phó trưởng phòng cho biết: Vừa qua, các ngân hàng có số dư nợ tại đây đã về và họp bàn, ghi nhận tình hình tiêu chết của người dân. Tuy nhiên, họ cũng chưa đưa ra bất cứ cam kết nào là sẽ hỗ trợ giãn nợ, khoanh nợ cho người trồng tiêu trong thời gian sắp tới.

Trước mắt, huyện đã chỉ đạo phòng, rà soát cụ thể lại tình hình tiêu chết để báo cáo lên trên. Đồng thời, huyện cũng khuyến cáo nông dân chưa vội tái canh vì trong đất còn ủ mầm bệnh, hướng dẫn bà con sản xuất theo hướng VietGAP và chuyển sang trồng trụ sống. “Ngay khi tiêu chết, huyện đã áp dụng nhiều chương trình hỗ trợ của nhà nước đối với người trồng tiêu. Thêm vào đó là các chương trình hỗ trợ của các tổ chức phi chính phủ. Tuy nhiên, các chương trình hỗ trợ này chỉ mang tính chất “an ủi” bà con thôi!” – ông Khánh cho biết.

Trái ngược với ý kiến của ông Phó phòng NN-PTNT huyện, nông dân Đoàn Quốc Huy lại cho biết: Từ khi tiêu của gia đình chết hàng loạt, chưa bao giờ anh thấy có cơ quan chức năng nào đến tìm hiểu hay hỗ trợ người dân trồng tiêu. Cơ quan duy nhất luôn “sát sao” bên bà con là... các ngân hàng!
 

“Lén lút” cứu tiêu

Ông Nguyễn Văn Minh – một chủ hộ trồng tiêu tại thị trấn Nhơn Hòa cho biết: Chỉ trong 2 năm 2015 – 2016, hàng trăm ha tiêu của ông và người dân trên địa bàn thị trấn đã chết rụi. Nguyên nhân, theo ông là do nắng hạn, phần nữa, do người dân đã quá lạm dụng phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật, đất bị nhiễm độc nặng.

10-12-58_img20180118135622
Nông dân Nguyễn Văn Minh bên vườn tiêu được cứu sống từ phân bón hữu cơ Ong Biển

Ông lên mạng internet tìm hiểu về cách cứu tiêu thì tìm thấy nhãn hiệu phân bón hữu cơ mang tên Ong Biển, có trụ sở đóng mãi tận tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Trên trang web, phía Cty này cam kết chỉ cần bón phân, tưới nước cây tiêu sẽ tự hồi sinh và cho năng suất trở lại. Ông khăn gói tìm xuống tận Bà Rịa, mua được 40 tấn phân bón hiệu Ong Biển về hòng cứu tiêu. Ngoài bón cho diện tích tiêu của gia đình, ông còn chia sẻ cho các hộ dân khác trong vùng, xem đây như “liều thuốc”.

Cuối năm 2015, khi phân bón Ong Biển bắt đầu có mặt tại thị trường huyện Chư Pưh được người dân ghi nhận về hiệu quả thì bất ngờ UBND huyện đã lập đoàn liên ngành, đến kiểm tra, phạt Cty Ong Biển số tiền 20 triệu đồng và buộc phía Cty này phải thu hồi toàn bộ số phân bón đang lưu hành trên địa bàn huyện vì một lý do rất “trời ơi”: Trên bao bì của sản phẩm có khuyến cáo bà con khi dùng phân bón Ong Biển thì không nên sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (!).

“Để cứu cây tiêu, tôi đã phải âm thầm đặt mua về 100 tấn phân Ong Biển, chia lại cho bà con trong xã dùng. Chỉ sợ các cơ quan chức năng phát hiện họ lại phạt. Mình cứu tiêu của mình mà cứ phải lén lút như đi ăn trộm!” – ông Minh bức xúc nói.

Xem thêm
Nhận diện để hiểu hàng thật, tránh hàng giả Made in Japan

Sáng 15/3, Tổng cục Quản lý thị trường mở cửa Phòng trưng bày với chủ đề 'Nhận diện hàng thật - hàng giả Made in Japan'.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Bảo an tín dụng đạt trên 300 tỷ đồng/năm

ĐBSCL Năm 2023, tổng doanh thu giữa Ngân hàng Agribank - Bảo hiểm Agribank tại khu vực Tây Nam bộ đạt trên 300 tỷ đồng.

Bất động sản nghỉ dưỡng và những dấu hiệu phục hồi

Chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong nhận định: Năm 2023 thị trường bất động sản đã vượt qua giai đoạn 'bĩ cực' nhất, 2024 sẽ ghi nhận những động thái tích cực hơn.