| Hotline: 0983.970.780

Nông dân ngàn đô

Thứ Năm 01/12/2011 , 11:16 (GMT+7)

Họ mặc áo rách vai, đi dép lê nhưng lại sở hữu Toyota Camry, thu nhập mỗi tháng cả trăm triệu đồng. Họ được gọi là những nông dân ngàn đô.

Họ mặc áo rách vai, đi dép lê nhưng lại sở hữu Toyota Camry, thu nhập mỗi tháng cả trăm triệu đồng. Họ được gọi là những nông dân ngàn đô. Đó là những nông dân nuôi bò sữa trên cao nguyên Mộc Châu, Sơn La.

MỖI NGÀY THU 10 TRIỆU ĐỒNG

Gia đình triệu phú bò sữa đầu tiên chúng tôi đến thăm là hộ ông Nguyễn Văn Quất, ở đơn vị 8/5, thị trấn Nông trường Mộc Châu. Chạy xe trên con đường giữa thảo nguyên xanh ngát cỏ voi và yến mạch, chúng tôi tới trang trại của gia đình ông Quất đúng lúc ông vừa vắt sữa bò xong. Ra tiếp đón chúng tôi là một người nông dân giản dị, chất phác, nếu không được giới thiệu từ trước chắc chẳng bao giờ tôi có thể tưởng tượng được đây là ông chủ sở hữu đàn bò lớn nhất huyện Mộc Châu.

Sinh năm 1955 tại huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình, khi vừa tròn đôi mươi ông Quất lên cao nguyên Mộc Châu tham gia làm kinh tế mới. Cuộc sống nơi đất khách quê người vất vả, gian truân khiến nhiều lúc ông muốn bỏ cuộc trở về quê lúa Thái Bình. Năm 1991, gia đình ông Quất nhận khoán 10 con bò từ Nông trường Mộc Châu. Do ngày đó chưa có nhà máy chế biến nên nhiều lúc sữa bò vắt ra không có người mua, ông Quất phải đem đổ cho lợn ăn khiến bà Vần, vợ ông, tiếc rơi nước mắt.

Thế rồi, gia đình ông Quất và các hộ nuôi bò sữa khác tại Mộc Châu bước sang một trang mới khi năm 2004, Nhà máy sữa Mộc Châu chính thức đi vào hoạt động sau 4 năm thi công. Có được đầu ra và diện tích đất trồng cỏ ổn định, như “cá gặp nước”, các hộ chăn nuôi bò sữa tại Mộc Châu bắt đầu phát huy sức mạnh tiềm ẩn của mình.

Luôn đứng ở vị trí quán quân không ai khác chính là ông Nguyễn Văn Quất. Năm 2009, tổng số đàn bò nhà ông là 80 con, sang năm 2010 là 90 con và hết năm 2011 này ông Quất dự định cán mốc 100 con. Trong gần 100 con bò nhà ông Quất có 45 “cô” hiện đang cho sữa, mỗi ngày hai lần vắt, ông Quất thu ngót nghét 1 tấn sữa tươi. Giá 1 kg sữa hiện được Cty Cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu thu mua 12.000 đồng, như vậy bình quân mỗi ngày ông Quất thu về 10 triệu đồng từ tiền bán sữa.

Cùng ông đi thăm khu trang trại rộng cả chục héc - ta, chúng tôi không khỏi choáng ngợp trước cơ ngơi hoành tráng với nhà xưởng, khu đồng cỏ rộng 7 ha, hệ thống máy móc hiện đại. Đặc biệt, là chiếc ô tô Camry và hai chiếc xe tải đỗ trong nhà kho được ông Quất mua cách đây không lâu. Bà Tô Thị Vần, vợ ông Quất, thật thà cho biết, ô tô tải thì ông Quất còn hay đi chở ngô, chở cỏ chứ ô tô con thì từ ngày mua về đến giờ đỗ ở đâu gần như vẫn nằm nguyên tại đó.

Hiện, một con bò sữa có giá 50 triệu đồng, tôi nhẩm tính với gần 100 con bò sữa đang có, tài sản của ông Quất xấp xỉ 5 tỷ đồng, quả là một con số đáng nể đối với một người nông dân chính hiệu khởi nghiệp từ hai bàn tay trắng.

NHỮNG TRIỆU PHÚ GIẢN DỊ

Gia đình triệu phú thứ hai chúng tôi tìm đến là hộ anh Phạm Văn Tế, thuộc Tiểu khu Vườn Đào, thị trấn Nông trường Mộc Châu. So với gia đình ông Quất số lượng đàn bò nhà anh Tế chỉ bằng một nửa, song năng suất sữa thu trên đầu bò thì không ai địch nổi người đàn ông quê gốc Quỳnh Phụ, Thái Bình này.

Cũng giống ông Quất, năm 1977 anh Tế lên Mộc Châu làm công nhân tại Nông trường khi mới tròn 18 tuổi. Ngày vác ba lô ra đi, với sức vóc và niềm khao khát vươn lên của tuổi trẻ, anh Tế đã thề với chính mình phải thành công tại vùng đất mới chứ nhất định không chịu lùi bước khi gặp thất bại. Và sau bao năm long đong lận đận theo đuổi nghiệp nuôi bò sữa, phải mãi đến năm 2005 anh Tế mới biết được mùi vị của thành công như thế nào.

Nhớ lại cái ngày trọng đại đó, anh Tế ngậm ngùi: “Năm 1991, tôi nhận thầu 4 ha đất và 20 con bò của Nông trường Mộc Châu để chăn nuôi. Mục tiêu lớn nhất lúc bây giờ của tôi cũng như anh chị em công nhân ở đây làm sao 1 kg sữa mua được 1 kg bột tinh. Cả Tiểu khu Vườn Đào ngày đó một năm mới SX được 200 tấn sữa, nay mình gia đình tôi một năm cũng đạt con số này”.

Dù chỉ nuôi có 40 con bò, trong đó có 20 con cho sữa nhưng mỗi năm anh Tế thu về không dưới 2 tỷ đồng. Ngoài việc trả tiền thuê 2 công nhân làm việc với mức lương 3 triệu/người/tháng cùng chi phí thức ăn hàng ngày cho bò, mỗi năm anh Tế vẫn lãi hơn 1 tỷ đồng. Dẫn chúng tôi thăm đàn bò sữa ngoại mới nhập về trị giá tới 60 triệu đồng, anh Tế cho biết sản lượng sữa của giống bò này đạt xấp xỉ 30 kg/con/ngày. Sắp tới anh Tế có ý định chuẩn hóa đàn bò và mở rộng quy mô chăn nuôi lên 60 con.

Tạm biệt triệu phú bò sữa Phạm Văn Tế, chúng tôi tìm tới hộ được mệnh danh là “Sao Thần Nông” Lâm Thanh Trân. Sống một mình giữa mênh mông trang trại rộng tới 5 ha, người đàn ông quê Nam Trực (Nam Định) thu nhập mỗi tháng lên tới gần 100 triệu đồng từ nuôi bò sữa. Ông Trân bảo, với 50 con bò sữa trong trang trại, mỗi ngày chúng cho ông khoảng 7 tạ sữa, trừ hết chi phí mỗi tháng ông thu về gần 100 triệu đồng là chuyện bình thường.

Chị Đào Thị Tỉnh, cán bộ Phòng Sản xuất - Kinh doanh - Cty CP Giống bò sữa Mộc Châu phấn khởi bảo rằng, giờ người nuôi bò sữa tại nông trường Mộc Châu sở hữu ô tô con là chuyện thường. Toàn Cty hiện có khoảng 500 hộ nuôi bò sữa, số lượng 8.200 con, mỗi ngày cung cấp cho nhà máy 35.000 tấn sữa.

Trong số 500 hộ nuôi bò sữa, có tới 8 hộ nuôi từ 50 con trở lên như bà Vũ Thị Đáng ở cụm 70, hộ bà Phạm Thị Lịch ở 27/7, ông Đỗ Đình Tiến ở Tiểu khu Vườn Đào. Còn lại các hộ chăn nuôi khác hầu hết đều sở hữu đàn bò từ 20 - 40 con. Họ đều là những triệu phú nông dân. 

Hàng ngày, đã thành thông lệ, 4h sáng ông Trân thức dậy lịch kịch chuẩn bị máy móc vắt sữa bò. Trưa, tối cho bò ăn, dọn dẹp tưới tắm cho vườn cỏ, công việc như vậy cứ tiếp nối nhau từ ngày này qua ngày khác. Với ông Trân, nghề nuôi bò sữa tuy bận rộn như con mọn nhưng được cái thu nhập khá, càng làm càng hâm mê, cho đến tận bây giờ, ông Trân nhiều lúc vẫn không tin làm nông nghiệp lại cho thu nhập cao đến vậy.

Thấy hoàn cảnh ông Trân một thân một mình, tôi nói đùa bảo ông sao không bán cơ ngơi bạc tỷ này đi khoắc ba lô tiền về Hà Nội mua cái biệt thự ở cho sướng, số tiền còn lại đem gửi tiết kiệm tha hồ dưỡng già, lại được gần con cái. Nghe vậy, ông Trân cười: “Hơn nửa cuộc đời tôi gắn bó với con bò sữa rồi, giờ nếu bán đi sợ không có việc gì làm buồn bực chân tay không chịu được, mà tiền cũng chẳng biết đem tiêu vì việc gì. Mua được cái nhà cho con cháu có chỗ ở để học hành dưới đó (Hà Nội) là tôi mãn nguyện rồi”.

Với những triệu phú ở lĩnh vực khác, khi có tiền trong tay họ sẽ mua sắm đủ thứ để tôn đẳng cấp và vị trí trong xã hội của mình lên, song với những nông dân triệu phú, cho dù có trong tay cả một núi tiền nhưng họ vẫn luôn giữ lại được bản tính thật thà chất phác, một cuộc sống giản dị không khác là mấy so với lúc cơ hàn.

Xem thêm
Giải bài toán nguồn thức ăn cho ngành chăn nuôi

GIA LAI Thu hút đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi là chủ trương đang được tỉnh Gia Lai hướng đến.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Mời SunRice tham gia Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao

ĐỒNG THÁP Tập đoàn SunRice đang khuyến khích nông dân ĐBSCL các biện pháp canh tác lúa bền vững và đặt mục tiêu giảm lượng khí thải carbon bằng 0 trong chuỗi giá trị vào năm 2050.

Cần trợ lực chính sách

Người dân còn e ngại khi lắp đặt hệ thống tưới tiết kiệm bởi chi phí đầu tư cao, trong khi việc bảo quản các trang thiết bị này gặp rất nhiều khó khăn.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm