| Hotline: 0983.970.780

Nông dân sáng chế máy xúc lúa

Thứ Sáu 15/05/2009 , 10:49 (GMT+7)

Nông dân Trần Văn Bê, ngụ ấp Hưng Thạnh, xã Đào Hữu Cảnh, huyện Châu Phú (An Giang) đã sáng chế thành công máy xúc lúa, bình quân mỗi ngày một máy xúc được 50 tấn lúa,...

Nông dân Trần Văn Bê, ngụ ấp Hưng Thạnh, xã Đào Hữu Cảnh, huyện Châu Phú (An Giang) đã sáng chế thành công máy xúc lúa, bình quân mỗi ngày một máy xúc được 50 tấn lúa, góp phần giảm bớt áp lực thiếu lao động, hạ giá thành sản phẩm, giảm thời gian, tăng thu nhập cho nông dân.

Men theo con lộ tây kênh 13 hơn 500 m, chúng tôi đến nhà của kỹ sư chân đất Trần Văn Bê. Ngày mới lấy nhau chỉ có hai bàn tay trắng, không cục đất chọi chim, vợ chồng anh Trần Văn Bê đi làm thuê, làm mướn kiếm sống và lo cho 3 con ăn học. Những buổi đi làm vất vả, anh nghĩ phải chi mình có nghề, để vợ con bớt khổ. Năm 2001, anh học lóm nghề làm tủ sắt, rồi về nhận tủ làm.

Thấy anh chí thú làm ăn, thiếu vốn đầu tư người em ruột cho mượn 1 cây vàng để đầu tư sản xuất tủ, cửa sắt. Ai đặt gì anh làm nấy và làm gì cũng sáng tạo. Một lần anh Cao Quốc Linh, ngụ cùng ấp, tình cờ đi vào kênh 17, cũng thuộc xã Đào Hữu Cảnh có công chuyện, bắt gặp một chiếc máy xúc lúa bằng cây, đặt trước miệng máy sấy xoay tròn cho vào bao rất mau, có điều chiếc máy này làm quá đơn sơ, không tự di chuyển được. Biết anh Bê là người có tài, anh Cao Quốc Linh về tìm đến nhà đặt vấn đề làm máy xúc lúa.

Mặc dù, chưa thấy máy xúc lúa làm như thế nào nhưng nghe diễn tả lại, anh Bê liền mang viết ra vẽ, rồi ngẫm nghĩ, cắt nhiều đoạn sắt hư, thức thâu đêm, trằn trọc suốt hơn 1 tuần nghĩ ngợi, nhưng chiếc máy vẫn chưa thể chạy được. Chị Lan, vợ anh an ủi: “Em tưởng dễ chứ biết khó thì không để anh làm vất vả thế này đâu”. Mấy ông hàng xóm thì bảo, cái máy mà làm dễ thì các nhà khoa học người ta đã sản xuất bán rồi.

Thấy anh sản xuất được chiếc máy xúc lúa tiện lợi, nhiều người qua đường dừng lại xem, tìm hiểu để đặt mua. Hiện, anh Bê đã có 4 máy bán cho bà con trong vùng. Theo anh Bê giá thành một chiếc máy xúc làm ra tốn 5,7 triệu đồng, anh bán ra chỉ 6 triệu đồng.

Không ai ngờ anh lại thành công. Sau khi sáng tạo xong chiếc máy xúc lúa, anh mang máy quanh xóm xúc thử. Qua điều chỉnh sau 5 lần, anh Bê đã sáng chế thành công chiếc máy xúc lúa hiện đại có một không hai. Chiếc máy đầu tiên của anh Bê làm chỉ đẩy, vào đồng xúc lúa rất cực. Thế là, anh lại cặm cụi thay đổi và điều chỉnh máy chạy tự động, tự gom lúa vào bao, không rách cước, lúa tự bay bụi rất sạch và chỉ cần buộc miệng bao. Chiếc máy đầu tiên được anh Linh mua để phục vụ cho 70 công đất ruộng của mình, với giá 6 triệu đồng. Kỹ thuật tạo máy đơn giản: 12 gầu xúc, 2 bánh chớn, 2 khoan tự kéo lúa vô dài 1,2 m, 3 bánh xe hộp số, chuyền nhông, 1 máy hon da, 2 dây cua – roa.

Trước đây, nhà anh Cao Quốc Linh mỗi lần thu hoạch xúc 70 công lúa phải thuê từ 5 đến 6 nhân công xúc vào bao liên tục 3 ngày mới xong. Nay dùng máy xúc lúa trong 1,5 ngày là hoàn tất 70 tấn, chi phí 1 lít xăng xúc được 20 tấn, chỉ cần 3 nhân công buộc miệng, tính ra giảm hơn 280.000 đồng lại chủ động thời gian. Đặc biệt, máy tự chạy tới chạy lui, mỗi máy làm việc nếu có 3 hoặc 4 người buộc miệng bao sẽ xúc tới 50 tấn lúa/ngày.

Xem thêm
Giá heo nhích kích thích người nuôi tái đàn

Sau thời gian dài duy trì ở mức thấp, từ đầu năm 2024 đến nay, giá heo ở Bình Định không ngừng tăng, hiện ở mức 51.000đ/kg, người chăn nuôi hồ hởi tái đàn…

Tỷ lệ tiêm chỉ đạt 52%, Quảng Nam bùng phát dịch lở mồm long móng

Tỷ lệ tiêm phòng thấp, ý thức người dân chưa cao, tập quán chăn thả rông trâu bò là những nguyên nhân dễ gây bùng phát dịch lở mồm long móng ở Quảng Nam.

Điều tra sinh vật gây hại gây bệnh chết nhanh trên cây tiêu

Dự án V-SCOPE đã nghiên cứu, phát hiện 3 loài sinh vật gây hại gây bệnh chết nhanh trên cây tiêu ở Tây Nguyên cũng như việc tưới nước quá mức trên cây cà phê.

Mỗi hộ trồng hàng trăm ha mía vẫn khỏe re

GIA LAI Những năm gần đây, cây mía đã cho nông dân vùng Đông Gia Lai có cuộc sống đủ đầy nhờ tiền vào rủng rỉnh. Cây mía đã khẳng định vị thế trên vùng đất này.