| Hotline: 0983.970.780

Nông dân vùng chè và rau Lâm Đồng: Không biết "BOM" là gì

Thứ Ba 26/01/2010 , 10:14 (GMT+7)

Khi khảo sát ở vùng chè và vùng rau Lâm Đồng, chúng tôi thật bất ngờ khi thấy nông dân rất "vô tư" khi sử dụng phân chứa "Bom"....

Một loại phân có chứa “Bom” đang được lưu hành trên thị trường Lâm Đồng

Khi khảo sát ở vùng chè và vùng rau Lâm Đồng, chúng tôi thật bất ngờ trước những câu trả lời rất “vô tư” của nông dân: “Phân có chứa “Bom” (Nitro Benzen) từ trước đến nay chúng tôi vẫn sử dụng mà. Nào có nghe ai khuyến cáo gì đâu! Hơn nữa, đây là loại phân bón không nằm trong danh mục cấm của Nhà nước mà!”.

>> Lại nhập nhèm giữa phân với thuốc
>> Phân bón chứa chất độc - Sự thật đang được che giấu?
>> Nông dân ''vô tư'' sử dụng phân bón lá chứa chất độc

Bà Trần Thị Liễu, một nông dân trồng hơn 3ha chè ở xã Lộc Nam, huyện Bảo Lâm nói: “Tôi dùng các loại “phân bón lá cao cấp” này đã từ rất nhiều năm nay. Kết quả là vườn chè của tôi năm nào cũng đạt năng suất cao hơn nhiều so với các vườn chè của nhiều hộ trong vùng. Chỉ mới đây, qua thông tin báo chí, tôi mới biết đây là loại phân bón có chứa chất gây ung thư”.

Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Phạm Văn Án- GĐ Sở NN-PTNT Lâm Đồng được nghe ông khẳng định: “Các loại phân bón “Bom vàng”, “Bom Mỹ”, “Bom bi”, “siêu Bom”…đã có mặt ở Lâm Đồng từ lâu và không nằm trong danh mục cấm sử dụng của Bộ. Tuy nhiên, qua báo chí, Sở chúng tôi đã có ý kiến với các cơ quan chức năng về vấn đề này với mục đích nhằm tránh những thiệt hại cho nông dân”. Vẫn theo ý kiến của ông Phạm Văn Án, một mặt Sở NN-PTNT đã có văn bản gửi Bộ NN-PTNT xin ý kiến chỉ đạo. Mặt khác, Sở cũng yêu cầu các phòng NN-PTNT các huyện, thị, thành của tỉnh ngay lập tức tiến hành khảo sát tình hình sử dụng phân bón “Bom” tại địa phương mình để kịp thời báo cáo cho Sở nhằm xử lý ngay sau khi Bộ có ý kiến.

Trong các ngày từ 23- 25/1, nhóm PV NNVN đã tiến hành khảo sát tình hình sử dụng “Bom” tại các địa phương và nhận thấy: Ngay sau khi có thông tin trên báo chí về chất gây hại có trong các loại phân bón “Bom”, nhiều đại lý phân bón ở Lâm Đồng đã giấu nhẹm sản phẩm này. Khi được hỏi, ông Nguyễn Minh Tân – chủ một đại lý phân bón ở TX Bảo Lộc nói: “Trước đây, nông dân vùng chè ở Bảo Lộc, Bảo Lâm…rất “hít” loại phân “tăng trưởng lá” này. Mỗi ngày, đại lý của tôi tiêu thụ cả tạ phân “Bom”. Có lẽ người dân rất tin vào lời quảng cáo của một vị cán bộ có trách nhiệm hiện đang công tác tại một cơ quan khoa học có uy tín trên địa bàn rằng: “Boom Flower rất phù hợp cho giải pháp nâng cao năng suất và chất lượng cây chè tại tỉnh Lâm Đồng”.

Về vấn đề chất độc hại Nitro Benzen có trong một số phân bón mang ký hiệu “Bom”, tại Quyết định 100/2008/QĐ-BNN của Bộ NN-PTNT có ghi rõ: “Tổng hàm lượng các chất điều hòa sinh trưởng so với khối lượng sản phẩm có bổ sung chất điều hòa sinh trưởng thì định lượng bắt buộc phải nhỏ hơn hoặc bằng 5%”. Thế nhưng, theo ông Phạm Văn Án qua kiểm tra một số cửa hàng có bán phân bón “Bom”, hàm lượng chất Nitro Benzen đều ghi rõ trên bao bì là 20% hoặc hơn”.

Chiều qua 25/1, trao đổi với NNVN, ông Phạm S- GĐ Sở KHCN Lâm Đồng chi biết: “Với Lâm Đồng, Sở KHCN không thể đứng ngoài cuộc bởi vấn đề có liên quan đến vùng chè, vùng rau – hai loại cây trồng chính của tỉnh”. Ông Dũng, một nông dân và đồng thời là một nhà báo hiện sinh sống tại phường 8 (Đà Lạt) cũng “vô tư” nói với NNVN: “Quả thực, khi đọc thông tin về “Bom” trên báo, tôi mới giật mình rằng hóa ra từ xưa nay, chúng ta uống trà và ăn rau có chứa chất ung thư mà không hề hay biết”.

Xem thêm
Giá heo tăng nhờ tăng cường ngăn chặn nhập lậu

Việc các địa phương ở phía Nam tăng cường ngăn chặn heo nhập lậu đang góp phần giúp cho giá heo hơi tăng lên ở Đông Nam bộ và trên cả nước.

Hơn 200 đơn vị tham gia Triển lãm công nghệ, dịch vụ cho thú cưng

TP.HCM Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng tại Việt Nam - Petfair Vietnam và Livestock Vietnam 2024 được tổ chức tại SECC, quận 7, TP.HCM.

Hưng Yên làm sống lại các lớp học IPM

Thời gian qua, trong khi ở một số tỉnh việc quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) bị lơ là thì Hưng Yên đã tìm cách vực dậy.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất