Thứ tư, 24/04/2024 | 09:19 GMT +7

  • Click để copy
Thứ ba- 08:20, 10/06/2014

Nông nghiệp công nghệ cao giữa biển Đông

Thành công của việc SX thử nghiệm một số giống cây trồng, vật nuôi trên quần đảo Trường Sa thực sự như một kỳ tích với những kỳ vọng lớn lao trong tương lai.

Nhà kính, vòm lưới ở Trường Sa

Nhằm góp phần bảo đảm sức khỏe, nâng cao khả năng luyện tập, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ biển đảo cho quân dân huyện đảo Trường Sa, Dự án “SX thử nghiệm một số giống cây trồng vật nuôi ở quần đảo Trường Sa” của Viện KHKT Nông nghiệp miền Nam (Viện Khoa học Nông nghiệp VN) triển khai từ tháng 1/2012 đã mở ra một hướng giải quyết triệt để tình trạng thiếu rau ở nơi đây.

Rau quanh năm

Do ở xa đất liền, việc tiếp tế thực phẩm tươi sống cho các đảo ở Trường Sa rất khó khăn, tốn kém. Khắc phục khó khăn, quân và dân trên các đảo đều cố gắng trồng trọt, chăn nuôi nhằm tự túc tại chỗ rau xanh và thực phẩm.

Hiện nay ở tất cả các đảo nổi của Trường Sa đều trồng rau, nuôi lợn, gà, vịt, ngan, chó... Đặc biệt, đảo Song Tử Tây còn nuôi cả bò. Các đảo chìm, nhà giàn cũng trồng rau, nuôi chó và gà, vịt. Trong các tháng mùa khô không thiếu rau xanh nhưng về mùa mưa, tất cả các đảo đều thiếu, cao điểm là từ tháng 8 - 11. Lượng rau xanh lúc này chỉ được khoảng 3 - 5 kg/người/tháng, tức chỉ đạt 25 - 30% nhu cầu.

Để bổ sung chất xanh, các đảo đều có làm giá đậu xanh. Công nghệ nhà kính được thực hiện tại 2 đảo Trường Sa Lớn và Song Tử Tây đang phát huy hiệu quả, thích hợp cho SX rau quanh năm.

Hoàn thiện tháng 8/2013, nhà kính đảo Song Tử Tây có tổng diện tích 192 m2. Bộ đội tích cực trồng xen canh các loại rau, bình quân mỗi tháng thu được từ 30 - 35 kg rau xanh trên diện tích 10 m2 được chia cho mỗi phân đội, thường xuyên đáp ứng khoảng 80% nhu cầu rau xanh.

Theo Thượng tá Nguyễn Mạnh Cường, Chỉ huy trưởng đảo Song Tử Tây, từ lúc làm xong nhà đến nay, đã 5 - 6 cơn bão và áp thấp nhiệt đới tràn qua, nhà vẫn vững vàng, chắc chắn. Nhà kính có tác dụng rất tốt trong việc che chắn mưa và hơi muối mặn, đặc biệt giúp cho cây rau thời kỳ mới mọc mầm sinh trưởng tốt vì không bị gió mạnh làm làm khô lớp đất mặt dẫn đến chết cây hoặc mưa dập làm cây chậm lớn như bên ngoài nhà kính.

Năng suất các loại rau thường cao hơn trồng bên ngoài 15 - 20%. Các loại rau đưa vào SX cũng phong phú và đa dạng hơn, gồm rau muống, cải xanh, cải ngọt, cải ngồng, rau dền, húng quế, bầu đất, rau sam, ớt cay... Hiện nay đảo vẫn tích cực trồng rau xanh cả trong và ngoài nhà kính nhằm đảm bảo chất lượng bữa ăn, tăng cường sức khỏe cho bộ đội và nhân dân.

Đại tá Bùi Hải Phước, Phó Lữ đoàn trưởng, Tham mưu trưởng Lữ đoàn 146 cho hay, việc trồng rau trong nhà kính rất hiệu quả cho SX tăng gia tại một số đảo nổi. Bộ đội không phải vất vả che chắn vườn rau như trước đây, có thêm nhiều thời gian để nghỉ ngơi và tham gia các hoạt động văn nghệ thể thao. Nhà kính đưa vào sử dụng tại các đảo đã giúp đảm bảo được rau xanh quanh năm, kể cả trong mùa mưa bão.

TS Ngô Quang Vinh, Phó Viện trưởng Viện KHKT Nông nghiệp miền Nam, Chủ nhiệm dự án chia sẻ: "Năm 2012 DA xây dựng 1 nhà kính tại đảo Trường Sa Lớn, diện tích 252 m2, có hệ thống tưới phun và lưới giảm nhiệt. Chỉ trong nửa cuối năm, nhà kính cho thu hoạch 7 vụ, gồm 3.600 kg rau ăn lá các loại.

Rút kinh nghiệm từ nhà Trường Sa Lớn, khi xây dựng tại Song Tử Tây, thay vì làm 1 nhà lớn chúng tôi làm 2 nhà nhỏ, để lắp ráp được dễ hơn, phù hợp với mặt bằng và điều kiện khó khăn thiếu thiết bị xây lắp chuyên dùng ở đảo.

Các bồn trồng rau tại 2 nhà này cũng được cải tiến. Xây bờ chắn, lót đáy và đổ đất, một phần đất từ trong bờ đưa ra và một phần đất của vườn rau có sẵn tại đảo. Thêm vào đó có mụn xơ dừa và phân bò. Nhờ cải tiến này, khi thiếu giá thể, bộ đội vẫn trồng được và ẩm độ đất được duy trì tốt hơn".

TS Ngô Quang Vinh giải thích, với DA này, chúng tôi mong muốn có điều kiện giúp các đảo giải quyết khó khăn thiếu rau mùa mưa bằng việc thử nghiệm và áp dụng một số phương tiện che chắn phù hợp với các loại hình đảo để trồng được rau mùa mưa một cách chắn chắn; nâng cấp các vườn rau hiện có theo hướng bổ sung phương tiện che chắn và tăng cường độ phì cho đất; thử nghiệm và phát triển thêm nhiều loại rau và cây có thân lá, quả sử dụng như rau xương rồng Mexico, mít, tre lấy măng…
DA không mở rộng và làm mới nhiều mà theo hướng thay thế, làm tốt hơn, hợp lý hơn những gì đã có tại các đảo.
Dự kiến trong thời gian 3 năm thực hiện DA, bộ đội có thể SX được 50 - 60 tấn rau, quả, 1 - 1,5 tấn thịt lợn, 2 - 2,5 tấn thịt bò, hàng chục nghìn quả trứng vịt, gà, góp phần tích cực vào cải thiện bữa ăn hàng ngày.

Đến nay, đã có 444 m2 nhà kính của DA được xây dựng tại Trường Sa Lớn và Song Tử Tây. Năm 2013, từ nhà kính tại Trường Sa Lớn, bộ đội đã trồng được 10 lứa rau, sản lượng đạt 5.615 kg. Tại Song Tử Tây SX trung bình 25 ngày/lứa, mỗi lứa thu hoạch trên 420 kg rau xanh các loại.

Che chắn rau bằng vòm lưới

Ngoài 2 đảo nổi, DA còn triển khai tại các đảo chìm Đá Nam, Đá Lát, Cô Lin, Len Đao. Rau trồng tại các đảo chìm trong các khay đất, đặt trên sàn hoặc ban công nhà, được quây che bằng ván hoặc tấm nhựa. Lượng rau bình quân thường đạt khoảng 10 kg/tháng, trong điều kiện mùa mưa rất khan hiếm, chỉ đảm bảo khoảng 30 - 40% nhu cầu.

Năm 2012, DA nghiên cứu thành công đưa vào sử dụng vòm lưới để trồng một số loại rau ăn lá tại các đảo chìm. Kết quả vòm “thế hệ đầu tiên- V1” đã hình thành, cung cấp và hướng dẫn cho bộ đội dùng vòm lưới che để tránh mưa và nước biển tạt. Vòm có kích thước 80  x 90 x 120 cm dùng để che 3 khay rau hoặc một phần luống rau.

Mùa mưa, không kèm nước biển thì dùng lưới, mùa mưa có nước biển tạt vào vườn thì dùng nilon. 50 vòm như vậy đã được cung cấp cho các đảo Song Tử Tây, Trường Sa Lớn, Đá Nam, Đá Lát.

Vòm lưới của DA phát huy tác dụng rất tốt, nhờ lưới che kín, các khay trồng ít bị bốc hơi, mất nước hoặc bị mưa dập; cây rau trong vòm lưới sinh trưởng, phát triển ổn định hơn ngoài trời.

Năm 2013, trên cơ sở thành công của vòm thế hệ 1, vòm thế hệ 2 ra đời. Đây là loại vòm có khung cấu tạo chủ yếu bằng composit, tuổi thọ hàng chục năm. Một số chi tiết bằng sắt có thể thay thế dễ dàng sau vài năm sử dụng. Đặc biệt vòm có thể xếp gọn, khi không dùng, để tiết kiệm không gian trong điều kiện đảo chìm.

Cán bộ, chiến sỹ các đảo đã sử dụng vòm để trồng rau đều đánh giá cao tác dụng che chắn gió mưa và nắng gắt của đảo. Tại Đá Nam, Đá Lát, Colin và Len Đao, từ tháng 8 - 12/2013, khi vòm lưới được đưa vào sử dụng, mỗi đảo đã trồng được 140 -150 kg rau.

DA cũng đã tập huấn cho quân và dân về các mô hình nông nghiệp hiện đại, trồng rau không dùng đất trên thế giới và ở Việt Nam, kỹ thuật trồng rau trong nhà kính tại Trường Sa, kỹ thuật làm rau mầm... và cung cấp cho tủ sách của đảo 100 đầu sách kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi.

Đồng Văn Thưởng - Bạch Liễu

Gắn nhãn truy xuất nguồn gốc cho gần 200 cây bưởi đặc sản Đại Minh

Gắn nhãn truy xuất nguồn gốc cho gần 200 cây bưởi đặc sản Đại Minh

Huyện Yên Bình (Yên Bái) vừa triển khai gắn nhãn truy xuất nguồn gốc cho gần 200 cây bưởi đặc sản Đại Minh trên 30 năm tuổi bằng ứng dụng Vmark.

Khởi động dự án nghiên cứu chuyển đổi số nông nghiệp ĐBSCL

Khởi động dự án nghiên cứu chuyển đổi số nông nghiệp ĐBSCL

Dự án sẽ tập trung nghiên cứu, đưa ra bức tranh chung về hiện trạng, nhu cầu và thách thức về chuyển đổi số ngành nông nghiệp vùng ĐBSCL.

Thương mại điện tử nâng tầm sản phẩm OCOP

Thương mại điện tử nâng tầm sản phẩm OCOP

QUẢNG BÌNH Nhiều sản phẩm OCOP và nông sản chủ lực của Quảng Bình đã tăng rất nhanh về sản lượng tiêu thụ, nhanh chóng mở rộng được thị trường thông qua kênh thương mại điện tử…

Nhà nông xứ Nghệ bắt nhịp thương mại điện tử

Nhà nông xứ Nghệ bắt nhịp thương mại điện tử

NGHỆ AN Nhờ chủ động tiếp cận quảng bá, bán hàng qua các sàn thương mại điện tử, nhiều nông sản của nông dân xứ Nghệ đã thoát cảnh bị ép giá, bán được 'tận ngọn'.

Lào Cai: 50% doanh nghiệp, HTX ứng dụng công nghệ số

Lào Cai: 50% doanh nghiệp, HTX ứng dụng công nghệ số

100% doanh nghiệp, HTX trên địa bàn Lào Cai đã được tuyên truyền, tập huấn nâng cao kỹ năng ứng dụng công nghệ số. Trong đó 50% doanh nghiệp, HTX ứng dụng công nghệ số.

Lào Cai: Mỗi thôn, bản thành lập một tổ công nghệ số cộng đồng

Lào Cai: Mỗi thôn, bản thành lập một tổ công nghệ số cộng đồng

Các xã, phường, thị trấn triển khai tại mỗi thôn, bản, tổ dân phố thành lập một Tổ công nghệ số cộng đồng trong năm 2022.

Đưa nông sản vùng ĐBSCL lên nền tảng số

Đưa nông sản vùng ĐBSCL lên nền tảng số

Cần Thơ Hơn 100 hợp tác xã (HTX) nông nghiệp ở khu vực ĐBSCL được hỗ trợ đưa nông sản lên nền tảng số, đẩy mạnh việc tiêu thụ trong thời gian ngắn.

Sôi động chuyển đổi số nông nghiệp Đất mỏ

Sôi động chuyển đổi số nông nghiệp Đất mỏ

QUẢNG NINH Chuyển đổi số đang được coi là giải pháp đột phá, tạo động lực mới cho tăng trưởng, phát triển kinh tế nông nghiệp tại Quảng Ninh

'Năng lượng xanh' từ mái trang trại bò sữa và bã mía

'Năng lượng xanh' từ mái trang trại bò sữa và bã mía

Nguồn 'điện xanh' hoàn toàn từ thiên nhiên đã đáp ứng từ 1/8, có thời điểm đạt 1/5 nhu cầu tiêu thụ điện của trang trại TH.

Thấy gì bên trong các trang trại thẳng đứng?

Thấy gì bên trong các trang trại thẳng đứng?

Bằng cách thử nghiệm hệ thống chiếu sáng hiệu quả hơn, nông dân trồng rau củ quả trong các trang trại thẳng đứng đã tự tin đủ sức duy trì các vụ mùa mới.

Xem Thêm