Thứ ba, 19/03/2024 | 16:05 GMT +7

  • Click để copy
Thứ sáu- 14:15, 24/07/2009

Nông nghiệp công nghệ cao: Nặng trình diễn, nhẹ hiệu quả

Đắt đỏ trong đầu tư, thiếu hiệu quả kinh tế trong vận hành là một chuyện nhưng quan trọng hơn ngay cả chức năng lớn là thị phạm cho nông dân biết thế nào là nông nghiệp công nghệ cao cũng gần như thất bại. Câu “dục tốc bất đạt”, càng đúng với chuyện làm nông nghiệp công nghệ cao theo kiểu nhập khẩu nguyên chiếc...

Ông Bùi Cảnh Đức - Phó giám đốc Trung tâm Giống và PTNLN Công nghệ cao Hải Phòng-đơn vị thứ hai nhập khẩu công nghệ trọn gói sau Hadico, thông tin rằng đơn vị có khoảng 8.000 m2 nhà kính canh tác nông nghiệp công nghệ cao, tổng đầu tư khoảng trên 22,5 tỉ đồng, 5.000m2 nhà lưới giản đơn và 12.000 m2 canh tác ngoài trời.

Cách thức vận hành khu nông nghiệp công nghệ cao được Trung tâm giao khoán cho một bộ phận trực tiếp sản xuất từ khâu đầu đến khâu cuối như xây dựng kế hoạch sản xuất theo mùa vụ, xây dựng cơ cấu rau trồng, vật tư, phân bón, tự trang trải một phần lương và thu nhập của công nhân.

Ông Đức kể: “Trước đây, sản phẩm rau an toàn của đơn vị rất khó tiêu thụ. Đem bán ở các chợ xung quanh như chợ Bến Phà, chợ Ngã Năm thường xuyên bị… thừa ế phần vì người tiêu dùng không có cơ sở để phân biệt được đâu là sản phẩm an toàn, đâu không, phần vì giá thành sản xuất rau an toàn cao hơn nhiều so với rau thường. Trước khó khăn ấy, Trung tâm đã tiến hành một số hoạt động như trích một phần làm quà tặng cho khách (các khách hàng đầu tiên hầu hết là cán bộ công nhân và lao động trong đơn vị); từng bước phân tích chất lượng rau để làm cơ sở đăng ký chứng nhận đủ điều kiện sản xuất RAT; tổ chức một số điểm bán rau và ký hợp đồng cung ứng sản phẩm với nhiều cơ sở doanh nghiệp và bếp ăn tập thể như các trường mẫu giáo, cấp một bán trú, xí nghiệp may 2, xí nghiệp, cty khai thác than ở Quảng Ninh… Hiện nay đơn vị đã có trên 20 đầu mối giao hàng ổn định theo mùa nào rau ấy”.

Kết quả năm 2008, kể cả khu cao lẫn khu thường đơn vị sản xuất 3 tấn cà chua, 5 tấn dưa chuột, 2 tấn dưa hấu Kim Cô Nương, 1,5 tấn dưa lê, 1,2 tấn dưa Hắc Mỹ Nhân, rau ăn lá các loại 205 tấn, tổng giá trị đạt từ 1,2 đến 1,5 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên ông Đức cũng thành thật nói: “Nếu không kể đến đầu tư hạ tầng cơ sở thì sản xuất công nghệ cao cho hiệu quả kinh tế tương đối cao vì tính đầu vào của sản xuất chỉ bao gồm một số nội dung cơ bản như dung dịnh thuỷ canh hữu cơ, chi điện nước, vật liệu khử trùng, giống, công lao động…”.

Cách nói “chơi chữ”, nếu không tính đến đầu tư hạ tầng (hàng chục tỉ) thì hiệu quả được của ông Đức rất gần gũi với giám đốc Nguyệt ở Hà Nội. Hiểu giản đơn, dân thường hơn, việc vận hành các khu nông nghiệp công nghệ cao hiện đang lỗ nặng. Vậy tại sao mà lỗ? Có phải ta nhập về một thứ công nghệ trên mây?

Công nghệ nông nghiệp của xứ hoang mạc Israel có thể nói là một trong những công nghệ tiên tiến nhất hành tinh. Chẳng thế mà trên đất khô cằn, hoang mạc luôn nóng sực ấy, họ đã tạo ra những khu nông nghiệp khép kín, tạo ra giá trị mỗi ha lên tới 120.000-150.000 USD/năm mà ta quen gọi là nông nghiệp công nghệ cao, còn ở họ đã quá phổ biến. Ở cách canh tác khép kín này, mọi thông số kỹ thuật, từ tưới tiêu đến bón phân, đo nhiệt độ, độ ẩm, pH… cho từng đối tượng cây trồng được cập nhật trên máy vi tính.

Trong nhà kính bố trí hàng loạt máy cảm biến thu nhận các thông số trên và truyền thông tin về máy chủ. Khi có những thông tin này, máy chủ sẽ làm hàng triệu, hàng tỉ phép tính để đưa ra một quyết định tối ưu nhất như tự động phun nước từ trần nhà kính để tăng độ ẩm; hệ thống quạt mát sẽ khởi động nếu quá nóng, nếu thừa hoặc thiếu ánh sáng, hệ thống bạt sẽ tự động che nhà kính hoặc kéo lên. Cây được trồng vào hệ thống giá thể (gồm đất và các chất hữu cơ), phân theo từng luống gắn liền với hệ thống bón phân tự động.

Theo tính toán của những người xây dựng mô hình của Việt Nam khi “thuyết khách”, việc áp dụng mô hình nhà kính Israel sẽ rất dễ dàng vì nhập trọn gói luôn, về kinh tế doanh thu sẽ đạt 3 - 5 tỷ đồng/ha/năm tuỳ từng loại cây trồng và sẽ tăng theo thời gian. Nhưng đó chỉ là trên “sách vở”, sau một thời gian dấy lên phong trào “nhà nhà, ngành ngành làm nông nghiệp công nghệ cao”, tên tuổi của nhiều mô hình dường như cũng chìm xuống và cho đến nay ở phía Bắc chưa thấy xuất hiện thêm khu nào ngoài 2 mô hình thuộc dự án của Hà Nội và Hải Phòng.

Lý giải sự “ra đi” thầm lặng này, một số nhà khoa học cho rằng việc nhập khẩu trọn gói như vậy sẽ rất đắt và phụ thuộc. Hàng chục tỷ đồng đầu tư cho 1ha không phải dễ thu hồi vốn. Mặt khác, các cơ quan quản lý khu nông nghiệp công nghệ cao này đều là các công ty thiếu cán bộ có trình độ giỏi về công nghệ cao trong nông nghiệp và thiếu chiến lược tiếp thị, phát triển thị trường. Khi chuyên gia nước ngoài đến trình diễn rồi cùng nhau rút về để lại một khoảng hụt hẫng lớn cho sự vận hành của các khu.

Đắt đỏ trong đầu tư, thiếu hiệu quả kinh tế trong vận hành là một chuyện nhưng quan trọng hơn ngay cả chức năng lớn là thị phạm cho nông dân biết thế nào là nông nghiệp công nghệ cao cũng gần như thất bại bởi có nhiều đoàn đi tham quan, lúc đi hừng hực lửa với công nghệ cao, đến khi được tận mắt thấy, tai nghe, tay sờ rồi biết đến số tiền đầu tư, hiệu quả thực tế thì ngọn lửa ấy dường như bị dội một gáo nước lạnh, tắt ngóm. Nhập khẩu nguyên chiếc mô hình của các nước tiên tiến về trình diễn tại nước còn lạc hậu như ta nên tất yếu nông dân sẽ thấy quá khó tiếp cận, khó làm cuộc “đại nhảy vọt” là điều dễ hiểu.

Một số khu nông nghiệp công nghệ cao còn mang dấu ấn của nền kinh tế bao cấp, ỷ lại quá nhiều vào chính phủ, mất hẳn đi sức sống của công tác quản lý, khó thích ứng với sự cạnh tranh.

Theo một số chuyên gia về rau quả, muốn làm nông nghiệp hiện đại tiến tới công nghệ cao, người sản xuất phải thay đổi phương thức làm ăn, phải có tư duy theo kiểu công nghiệp. Điều này ngay cả nhiều cán bộ, kỹ sư trong ngành của ta cũng đang ở dạng “i tờ” về nông nghiệp công nghệ cao, chưa hiểu nếu áp dụng sẽ phải bắt đầu từ đâu, sẽ đi theo hướng nào chứ chưa nói đến nông dân. Câu “dục tốc bất đạt”, càng đúng với chuyện làm nông nghiệp công nghệ cao theo kiểu nhập khẩu nguyên chiếc của một số địa phương đã làm.

Do vậy phải có sự chuyển biến, chuẩn bị dần dần, có những sự tập dượt cho nông dân tiếp cận với những yêu cầu kỹ thuật, mức đầu tư, trình độ quản lý cao hơn so với lối canh tác phổ thông hiện nay, góp phần tạo ra những mặt hàng có chất lượng cao hơn, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho nhu cầu trong nước rồi xuất khẩu. Khi trình độ đã khá hơn, khi nhu cầu những sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao thực sự thúc bách, tất yếu người dân cũng như những doanh nghiệp sẽ biết cách áp dụng nông nghiệp công nghệ cao một cách có hiệu quả.

Dương Đình Tường

Gắn nhãn truy xuất nguồn gốc cho gần 200 cây bưởi đặc sản Đại Minh

Gắn nhãn truy xuất nguồn gốc cho gần 200 cây bưởi đặc sản Đại Minh

Huyện Yên Bình (Yên Bái) vừa triển khai gắn nhãn truy xuất nguồn gốc cho gần 200 cây bưởi đặc sản Đại Minh trên 30 năm tuổi bằng ứng dụng Vmark.

Khởi động dự án nghiên cứu chuyển đổi số nông nghiệp ĐBSCL

Khởi động dự án nghiên cứu chuyển đổi số nông nghiệp ĐBSCL

Dự án sẽ tập trung nghiên cứu, đưa ra bức tranh chung về hiện trạng, nhu cầu và thách thức về chuyển đổi số ngành nông nghiệp vùng ĐBSCL.

Thương mại điện tử nâng tầm sản phẩm OCOP

Thương mại điện tử nâng tầm sản phẩm OCOP

QUẢNG BÌNH Nhiều sản phẩm OCOP và nông sản chủ lực của Quảng Bình đã tăng rất nhanh về sản lượng tiêu thụ, nhanh chóng mở rộng được thị trường thông qua kênh thương mại điện tử…

Nhà nông xứ Nghệ bắt nhịp thương mại điện tử

Nhà nông xứ Nghệ bắt nhịp thương mại điện tử

NGHỆ AN Nhờ chủ động tiếp cận quảng bá, bán hàng qua các sàn thương mại điện tử, nhiều nông sản của nông dân xứ Nghệ đã thoát cảnh bị ép giá, bán được 'tận ngọn'.

Lào Cai: 50% doanh nghiệp, HTX ứng dụng công nghệ số

Lào Cai: 50% doanh nghiệp, HTX ứng dụng công nghệ số

100% doanh nghiệp, HTX trên địa bàn Lào Cai đã được tuyên truyền, tập huấn nâng cao kỹ năng ứng dụng công nghệ số. Trong đó 50% doanh nghiệp, HTX ứng dụng công nghệ số.

Lào Cai: Mỗi thôn, bản thành lập một tổ công nghệ số cộng đồng

Lào Cai: Mỗi thôn, bản thành lập một tổ công nghệ số cộng đồng

Các xã, phường, thị trấn triển khai tại mỗi thôn, bản, tổ dân phố thành lập một Tổ công nghệ số cộng đồng trong năm 2022.

Đưa nông sản vùng ĐBSCL lên nền tảng số

Đưa nông sản vùng ĐBSCL lên nền tảng số

Cần Thơ Hơn 100 hợp tác xã (HTX) nông nghiệp ở khu vực ĐBSCL được hỗ trợ đưa nông sản lên nền tảng số, đẩy mạnh việc tiêu thụ trong thời gian ngắn.

Sôi động chuyển đổi số nông nghiệp Đất mỏ

Sôi động chuyển đổi số nông nghiệp Đất mỏ

QUẢNG NINH Chuyển đổi số đang được coi là giải pháp đột phá, tạo động lực mới cho tăng trưởng, phát triển kinh tế nông nghiệp tại Quảng Ninh

'Năng lượng xanh' từ mái trang trại bò sữa và bã mía

'Năng lượng xanh' từ mái trang trại bò sữa và bã mía

Nguồn 'điện xanh' hoàn toàn từ thiên nhiên đã đáp ứng từ 1/8, có thời điểm đạt 1/5 nhu cầu tiêu thụ điện của trang trại TH.

Thấy gì bên trong các trang trại thẳng đứng?

Thấy gì bên trong các trang trại thẳng đứng?

Bằng cách thử nghiệm hệ thống chiếu sáng hiệu quả hơn, nông dân trồng rau củ quả trong các trang trại thẳng đứng đã tự tin đủ sức duy trì các vụ mùa mới.

Xem Thêm