| Hotline: 0983.970.780

Nông nghiệp năm 2009: Vượt khó ngoạn mục

Thứ Sáu 15/01/2010 , 15:34 (GMT+7)

Sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2009 đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhưng theo Bộ trưởng Cao Đức Phát, ngành nông nghiệp vẫn duy trì được tăng trưởng, dù thấp hơn so với kế hoạch đề ra.

Sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2009 đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhưng theo Bộ trưởng Cao Đức Phát, ngành nông nghiệp vẫn duy trì được tăng trưởng, dù thấp hơn so với kế hoạch đề ra.

Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng và Bộ trưởng Cao Đức Phát chủ trì hội nghị.

Hội nghị tổng kết tình hình thực hiện kế hoạch năm 2009 của ngành nông nghiệp diễn ra sáng 15/1 tại Hà Nội, các ý kiến đều thống nhất khẳng định: Trong điều kiện khó khăn, khủng hoảng và thiên tai tác động mạnh mẽ đến nông nghiệp, cộng với ảnh hưởng lớn từ biến đổi khí hậu, nhưng sản xuất nông nghiệp vẫn tăng trưởng khá, góp phần quan trọng trong tăng trưởng chung của nền kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội.

Theo đánh giá của Tổng cục Thống kê, giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản toàn ngành năm 2009 đạt 219,8 nghìn tỷ đồng, tăng 3% so với năm 2008, trong đó nông nghiệp đạt 160 nghìn tỷ đồng, lâm nghiệp 7 nghìn tỷ đồng và thủy sản đạt gần 53 nghìn tỷ đồng.

“Xây dựng nông thôn mới nghĩa là xây dựng đời sống mới của 80% dân số, làm sao để đến năm 2030, tất cả các xã, huyện đều đạt nông thôn mới. Năm 2010 sẽ là năm đầu tiên cả nước triển khai thực hiện 1 triệu lao động nông thôn có việc làm. Tôi cho rằng, đây là một vấn đề cấp bách cần làm ngay và khó mấy cũng phải làm” - Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng.

Bộ trưởng Bộ NN-PNTT Cao Đức Phát khẳng định, năm 2009 cũng là năm được mùa, sản lượng thóc đạt gần 39 triệu tấn, tăng 165 nghìn tấn so với năm 2008, nhờ đó đã đẩy mạnh xuất khẩu gạo đạt mức kỷ lục: 6 triệu tấn với kim ngạch gần 2,7 tỷ USD. Bên cạnh đó, an ninh lương thực cũng được bảo đảm, giá cả trong nước ổn định.

Có được kết quả này, theo đánh giá của các đại biểu dư hội nghị, là do đồng thời với việc tăng diện tích, các địa phương đã chỉ đạo chuyển đổi cơ cấu giống lúa, trà lúa từ xuân sớm, xuân chính vụ sang xuân muộn và mùa sớm. Các giống lúa cho năng suất cao, chất lượng tốt và chống chịu sâu bệnh được đưa vào sản xuất đại trà.

Cùng với đó, tiến bộ KHKT được áp dụng, cơ giới hóa trong sản xuất được tăng cường.

Tại hội nghị này, các ý kiến cũng tập trung phân tích những khó khăn, thuận lợi và giải pháp hỗ trợ nông dân trong sản xuất nông nghiệp và xuất khẩu nông sản. Trong đó, mặc dù kinh tế khó khăn, song được sự hỗ trợ của Chính phủ nên các sản phẩm lương thực, chăn nuôi, thủy sản, hàng nông sản, thực phẩm thiết yếu được tiêu thụ thuận lợi, bảo đảm có lãi cho người sản xuất.

Được mùa giúp xuất khẩu gạo đạt mức kỷ lục.

Theo đánh giá của đại biểu các tỉnh, TP, đời sống nông dân tiếp tục được cải thiện, các địa phương hồ hởi và tích cực chuẩn bị cho chương trình phát triển nông thôn mới.

Bộ trưởng Cao Đức Phát cho biết, Chính phủ đã xem xét và có chủ trương triển khai thực hiện chương trình này với 11 nội dung hỗ trợ trực tiếp cho các xã thực hiện. Mục tiêu là đến năm 2015, cả nước có 20% số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới và đến năm 2020, con số sẽ tăng lên 50%.

Phát biểu ý kiến tại hội nghị, Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng đánh giá cao những kết quả mà ngành NN-PTNT đã đạt được trong năm qua.

“Trong khó khăn, nhưng ngành NN-PTNT đã có những giải pháp kịp thời, đặc biệt là chăm lo đời sống nông dân. Tôi đi công tác, thấy các chương trình về nước sạch, môi trường cũng đã lan toả rộng rãi khắp các tỉnh, về tới vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Ngay như tỉnh Hà Giang, một tỉnh rất khó khăn về nước sạch, nhưng giờ đây cũng đã có nước sạch cho người dân sinh hoạt, phục vụ sản xuất. Đặc biệt, các tỉnh đã giảm số hộ nghèo bình quân 4%/năm, cá biệt có tỉnh giảm tới 10% như tỉnh Lâm Đồng”, Phó Thủ tướng nói.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Giá đất bồi thường thấp hơn giá thị trường ảnh hưởng đến giải phóng mặt bằng

THỪA THIÊN - HUẾ Giá bồi thường đất ở, đất trồng rừng sản xuất thấp hơn nhiều so với giá thị trường dẫn đến công tác giải phóng mặt gặp rất nhiều khó khăn.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm