| Hotline: 0983.970.780

Nông sản Nghệ An gặp khó

Thứ Ba 01/07/2014 , 08:20 (GMT+7)

Huyện Diễn Châu từ lâu được xem như “vựa nông sản” của cả tỉnh Nghệ An, trong đó lạc là mặt hàng chủ đạo. 

Các “đầu nậu” ở đây rất nhanh nhạy trong việc thu gom nguồn hàng từ khắp nơi, trong tỉnh (từ các huyện Nghi Lộc, Thanh Chương, Đô Lương, Tân Kỳ…) và ngoài tỉnh (Hà Tĩnh, Quảng Bình… ), sau khi sơ chế sẽ đưa đi XK, chủ yếu là thị trường Trung Quốc...

Ông Cao Ngọc Thắng, Phó Chủ tịch UBND xã Diễn Thịnh cho biết: Năm nay thời tiết diễn biến thất thường khiến năng suất, chất lượng các loại nông sản trong vùng sụt giảm, làm cả người nông dân lẫn các cơ sở kinh doanh nông sản gặp khó. Xã Diễn Thịnh, địa phương có đến 345 hộ kinh doanh nông sản (25 hộ tham gia thường xuyên với quy mô lớn), năm nay đa phần đều gặp khó khăn, không thu gom nông sản XK thì không có việc làm, mà càng làm thì càng lỗ.

Ông Phạm Ngọc Thắng là chủ doanh nghiệp Sỹ Thắng ở xóm 1, xã Diễn Thịnh buồn rầu: “Thị trường năm nay nói chung rất khó khăn, so với cùng kỳ năm ngoái giảm rõ rệt, có khi chỉ bằng 1/10 mà thôi”.

Thời hoàng kim, có tháng DN này đưa hàng lên cửa khẩu từ 1.000- 2.000 tấn lạc nhân các loại. Nhưng vài tháng qua, mức 200 tấn đã là đỉnh điểm. Theo ông Thắng, nguyên nhân không phải do Trung Quốc không ăn hàng, mà gốc rễ là  giá cả không cạnh tranh nổi: Giá lạc nhân loại 1 của ta là 28.000 đ/kg trong khi Ấn Độ bán chỉ dao động từ 23.000 – 24.000 đ/kg nên khó tiêu thụ là chuyện đương nhiên.

Ông Phạm Tuấn Anh, chuyên viên Phòng Công thương huyện Diễn Châu cho rằng: Nông sản vùng Bắc Trung bộ dịp này XK sang Trung Quốc  không suôn sẻ, còn thương lái các tỉnh phía Bắc thu mua tiêu thụ nội địa cũng chỉ có mức độ, càng tạo thêm áp lực lên các mặt hàng nông sản.

Thời điểm này những năm trước, dọc QL1A đi qua huyện Diễn Châu luôn tấp nập kẻ mua, người bán. Các đầu mối thu gom hàng từ khắp nơi đổ về khiến cho thị trường luôn nhộn nhịp. Giờ thì trái ngược hẳn, dạo quanh một vòng không khó để nhận ra các đại lý vắng tanh, vắng ngắt bóng người mua, kẻ bán.

Chủ đại lý Bảy Tuấn (xã Diễn Thịnh) chán nản: Tất cả các mặt hàng nông sản đều đang xuống giá, tiêu thụ rất chậm. Hiện giờ tôi đang tồn kho vài trăm tấn hàng mà chưa biết phải xử lý ra sao.

Không chỉ các tiểu thương chán nản mà các hộ dân cũng vậy. “Vụ Xuân năm 2014, gia đình tôi gieo trồng 5 ha lạc, do thời tiết bất lợi nên thu hoạch không đáng là bao. Lạc hơi khó bảo quản, nên dù biết bán lúc này chưa được giá, song cũng đành phải bán thôi”, lão nông Đặng Văn Hạnh – xóm 19 Diễn Thịnh chia sẻ.

Do đầu ra ở cửa khẩu tiêu thụ chậm nên nhiều đại lý quanh vùng Diễn Châu thu mua các loại nông sản như lạc, ngô, sắn, vừng... của dân quanh vùng rất nhỏ giọt, chủ yếu là để cung ứng cho thị trường nội địa.

Bà Phạm Thị Hồng, chủ đại lý Hải Hồng (trú tại thôn 6, xã Diễn Kỷ) cho biết: Vài năm trở lại đây, chúng tôi chủ yếu xuất hàng sang Trung Quốc, phía đối tác thu mua với số lượng lớn nên hàng bán rất chạy, 700-800 tấn nông sản bán hết trong vòng 1 tuần không khó, nhưng nay chỉ khoảng 100 tấn là "kịch kim"...

Xem thêm
Gạo ST24, ST25 chưa được hưởng ưu đãi thuế quan khi xuất khẩu sang châu Âu

Vừa qua, xuất hiện thông tin về việc giống gạo ST24 và ST25 đã được ưu đãi thuế xuất khẩu sang thị trường EU. Tuy nhiên, đây là các thông tin chưa chính xác.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Phía sau mặt cỏ xanh của Sân vận động Thiên Trường

Thiên Trường, sân nhà CLB Bóng đá Thép Xanh Nam Định gần đây được đánh giá có chất lượng mặt cỏ top đầu V-League, vậy điều gì đã làm nên màu xanh tươi mới này?

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm