| Hotline: 0983.970.780

Tái cơ cấu ngành nông nghiệp

Thứ Tư 05/12/2012 , 10:32 (GMT+7)

Ngày 4/12, tại Hà Nội, Bộ NN-PTNT đã tổ chức Hội nghị toàn thể ISG 2012 “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp: Phát triển bền vững và gia tăng giá trị”.

Ngày 4/12, tại Hà Nội, Bộ NN-PTNT đã tổ chức Hội nghị toàn thể ISG 2012 “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp: Phát triển bền vững và gia tăng giá trị”.

Nhiều chuyên gia đến từ các tổ chức quốc tế đã sôi nổi thảo luận, đóng góp ý kiến với các nội dung: Nâng cao sức cạnh tranh cũng như giá trị gia tăng của sản phẩm, phát triển hợp tác công - tư, chuyển đổi cơ cấu sản phẩm nông nghiệp, chính sách khuyến khích đầu tư tư nhân…

Phải tái cơ cấu

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Bộ trưởng NN-PTNT Cao Đức Phát khẳng định, trong nhiều năm qua ngành nông nghiệp VN luôn đạt được những thành tựu lớn, có những bước phát triển vượt bậc. Nhưng gần đây, sản xuất nông nghiệp đã và đang có dấu hiệu gây tác động tiêu cực đến môi trường như làm giảm đa dạng sinh học, suy thoái tài nguyên thiên nhiên, gây khan hiếm và ô nhiễm nguồn nước, tăng chi phí sản xuất và đe dọa tính bền vững của tăng trưởng.

Vì vậy, chất lượng và sự bền vững của tăng trưởng nông nghiệp Việt Nam là vấn đề cần được quan tâm trong giai đoạn tới. Để đổi mới, Chính phủ đặt ra yêu cầu phải tái cơ cấu ngành nông nghiệp nhằm nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Mục tiêu tái cơ cấu ngành với “Ba trụ cột phát triển nông nghiệp nông thôn bền vững: Kinh tế - xã hội và môi trường” được xây dựng theo định hướng thị trường khuyến khích sự tham gia mạnh mẽ của khu vực doanh nhân trong và ngoài nước thông qua những cải cách tích cực trong quản lý và sử dụng đầu tư công, đổi mới doanh nghiệp nhà nước, đẩy mạnh công tác cải cách hành chính và hoàn thiện hệ thống chính sách.

“Thông qua diễn đàn hôm nay, Bộ NN-PTNT mong muốn được lắng nghe, chia sẻ từ nhiều góc nhìn khác nhau của các nhà đầu tư, cộng đồng các nhà tài trợ, doanh nghiệp, các chuyên gia, học giả và các địa phương… về những thách thức, cơ hội, giải pháp thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp. Bao gồm những thay đổi trong thứ tự ưu tiên đầu tư công, nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng đầu tư công, cải cách thể chế, đổi mới doanh nghiệp quốc doanh, chính sách ngắn hạn và dài hạn; phương thức hiệu quả để huy động nguồn lực xã hội tham gia quá trình tái cơ cấu, bao gồm cả cách thức và sự tham gia của các tổ chức quốc tế, các nhà tài trợ nước ngoài vào quá trình này” - Bộ trưởng Cao Đức Phát định hướng Hội nghị.


Lò sấy lúa ở Cờ Đỏ làm giảm tổn thất sau thu hoạch

Thúc đẩy kinh tế tư nhân

Một trong những vấn đề lớn thu hút hầu hết sự quan tâm của các chuyên gia kinh tế đó là phải làm sao để thúc đẩy được kinh tế tư nhân đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp. Tham luận ở lĩnh vực này, TS Đặng Kim Sơn, Viện trưởng Viện Chiến lược chính sách phát triển Nông nghiệp nông thôn (IPSARD) cho rằng cần phải làm rõ vai trò của Nhà nước và các thành phần kinh tế: “Nhà nước không nên tham gia quá nhiều vào hoạt động sản xuất kinh doanh”. Vai trò của Nhà nước là tạo cơ sở pháp lý, xây dựng cơ sở hạ tầng, quy hoạch, nghiên cứu KHKT, khuyến nông… tức là tạo môi trường thuận lợi thu hút các doanh nghiệp đầu tư theo chiều sâu và theo nhu cầu khách hàng. Hiện nay chúng ta đang có một môi trường pháp lý chậm hoàn thiện, năng lực quản lý yếu; chính sách đầu tư công ở nước ta còn thiếu công bằng nên thu hút đầu tư kém. Vì vậy, cần có chính sách đặc biệt ưu đãi đầu tư tư nhân.

Tiếp tục phân tích vì sao doanh nghiệp tư nhân chưa muốn đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, TS Nguyễn Đỗ Anh Tuấn (IPSARD) đưa ra hàng loạt số liệu chứng minh nền kinh tế nông nghiệp luôn tăng trưởng đều đặn và là bệ đỡ của nền kinh tế, tuy nhiên trên thực tế cơ cấu đầu tư cho nông nghiệp chỉ ở mức 6% trong khi dịch vụ chiếm 50,9% và công nghiệp, xây dựng chiếm 43,1%. Đặc biệt, trong hoàn cảnh suy thoái như hiện nay, chỉ số ICOR trong đầu tư nông nghiệp cao vượt trên hẳn các ngành khác vậy nhưng trong giai đoạn 2000 - 2008 tổng số doanh nghiệp nước ta tăng từ 40 đến 200 ngàn mà số lượng doanh nghiệp có liên quan đến nông nghiệp nông thôn chỉ trên 40 ngàn. Trong đó, số doanh nghiệp trực tiếp đầu tư cho nông nghiệp khoảng 4 ngàn.

Bộ trưởng Cao Đức Phát: "Việt nam đang nỗ lực thúc đẩy phát triển nông nghiệp nhưng cần điều chỉnh theo hướng gia tăng bền vững đảm bảo mục tiêu kinh tế, nâng cao chất lượng sống và đảm bảo môi trường. Để đạt được mục tiêu đó chúng ta đổi mới chính sách, tái cơ cấu thu hút đầu tư tư nhân, phát triển hợp tác công tư, đổi mới phương thức quản lý nhà nước. Tôi tin rằng Việt Nam chắc chắn có thể làm được nhiều hơn nếu có quyết tâm cao".

Tại sao? Theo TS Anh Tuấn, có hàng loạt nguyên nhân khiến doanh nghiệp sợ đầu tư vào nông nghiệp: Vì sản xuất nhỏ lẻ manh mún, thiếu hợp tác, chính sách vĩ mô thiếu công bằng, đầu tư công thấp, liên kết công tư kém và rủi ro cao. Do đó, để khuyến khích đầu tư tư nhân, Nhà nước cần giải quyết tất cả các tồn tại vướng mắc nêu trên, phải lập vùng chuyên canh, xây dựng chuỗi liên kết để nâng quy mô sản xuất, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng với các chính sách vĩ mô hợp lý, tăng cường các dịch vụ công hỗ trợ phát triển và phải thực hiện chính sách bảo hiểm nông nghiệp theo chuỗi thay vì chạy theo từng hộ.

Nhân rộng mô hình liên kết công - tư

Cùng với những tham luận nhằm thu hút đầu tư tư nhân vào lĩnh vực nông nghiệp, phía Cty Nestle Việt Nam đã giới thiệu một mô hình liên kết giữa nhà nước, các doanh nghiệp, ngân hàng cùng nông dân đã được triển khai thí điểm suốt 2 năm qua và đang mang lại hiệu quả thiết thực. Ông Vũ Quốc Tuấn - Trưởng phòng Truyền thông Đối ngoại của Nestle cho biết đã hợp tác với Bộ NN-PTNT cùng xây dựng một mối liên kết giữa các công ty cung ứng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, các công ty thu mua nông sản thành lập đối tác bao tiêu đầu vào, đầu ra cho mô hình nhóm hộ sản xuất. Trong quá trình triển khai, các công ty đã đào tạo, sử dụng hệ thống khuyến nông khắp các huyện, xã trở thành đội ngũ “tiểu giáo viên”, “trưởng nhóm hộ” có trách nhiệm chuyển giao kĩ thuật canh tác và quản lý nhóm. Đây là một liên kết chặt chẽ, các hộ dân tham gia, được hưởng lợi từ việc các cty cung ứng vật tư nhưng sẽ phải chịu quản lý của nhóm và phải thực hiện trách nhiệm đến cuối cùng. Nếu một hộ dân không chịu trả tiền phân bón thì cũng sẽ mất đi quyền lợi được bao tiêu sản phẩm, được vay vốn, được cung ứng thuốc BVTV…

Ông Ted VanderPut - tổ chức IHD: "Các tổ chức bán lẻ trên thế giới đang có những chứng chỉ riêng cho các sản phẩm mà họ cung ứng, ví dụ như chứng chỉ ASS của châu Âu. Nếu doanh nghiệp Việt Nam biết tranh thủ khai thác lợi thế từ các chứng chỉ tiêu dùng uy tín thì sẽ có thể xâm nhập vào các thị trường khó tính. Hiện nay ở Việt nam đã có những liên minh giữa doanh nghiệp trong nước với chuỗi cung ứng bền vững như liên minh các doanh nghiệp ca cao, cà phê, trà, hương liệu… Các nhà bán lẻ châu Âu cũng đã cấp chứng chỉ ASS cho sản phẩm cá tra tại Việt Nam".

Đặc biệt, mô hình liên kết công - tư mà Nestle đang triển khai không chỉ tạo nên mối quan hệ ràng buộc chặt chẽ giữa doanh nghiệp với nông dân mà còn tạo điều kiện thuận lợi để người dân có thể tiếp cận tín dụng, tiếp cận với bảo hiểm nông nghiệp. Ngân hàng cho vay theo mô hình nhóm hộ trong liên kết sẽ phải chịu ít rủi ro hơn, chi phí quản lý cũng giảm thiểu so với việc cho vay nhỏ lẻ và tương tự đối với lĩnh vực bảo hiểm nông nghiệp. Với những ưu điểm trên, mô hình phát triển rất nhanh, mạnh và hứa hẹn trong tương lai không xa sẽ trở thành chỗ dựa để các doanh nghiệp yên tâm đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp.

Nâng cao sức cạnh tranh và giá trị gia tăng

Hoàn thiện chính sách thúc đẩy tư nhân đầu tư nông nghiệp, xây dựng mô hình liên kết công tư… tất cả cũng đều vì mục đích cuối cùng là nâng cao giá trị gia tăng, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp. Chỉ có doanh nghiệp mới gánh vác nổi vai trò làm gia tăng giá trị hàng hóa, tạo ra thương hiệu của sản phẩm. Cùng với sự tham gia của doanh nghiệp, giá trị sản phẩm nông nghiệp có thể gia tăng ngay từ khi còn là nguyên liệu, chưa qua chế biến. Mô hình của Nestle áp dụng trong sản xuất cà phê chính là ví dụ điển hình, chứng minh vai trò của doanh nghiệp có mặt trong tất cả các công đoạn sản xuất. Nhờ hệ thống khuyến nông và sự ràng buộc chặt chẽ trong các điều kiện sản xuất của nhóm hộ mà năng suất cà phê trong mô hình tăng 5%, kích cỡ hạt cà phê tăng 6%, giảm tỉ lệ hao hụt 2%..., tổng hợp các yếu tố giá trị mỗi ha cà phê tăng từ 453 - 946 USD/ha.

Cùng tham luận về việc nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm nông nghiệp Việt Nam, ông Ted VanderPut - tổ chức IHD gợi ý Việt Nam nên tăng cường phối hợp với các chuỗi cung ứng hàng hóa trên thế giới. Xu hướng tiêu dùng trên thế giới hiện nay không chỉ quan tâm đến giá mà còn đặt nhiều yêu cầu về chất lượng sản phẩm phải cao, phải an toàn và phù hợp với môi trường.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Phú Yên tăng cường phòng chống hạn hán, thiếu nước

Tỉnh Phú Yên yêu cầu các địa phương xác định các khu vực có nguy cơ xảy ra thiếu nước để cảnh báo người dân tổ chức sản xuất, không để thiếu nước sinh hoạt.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm