| Hotline: 0983.970.780

Nhùng nhằng chuyện góp đất?

Thứ Năm 04/04/2013 , 10:10 (GMT+7)

Chưa đầy một năm nữa, cao su Tây Bắc sẽ bắt đầu cạo mủ. Thế nhưng tới thời điểm này, việc lựa chọn cơ chế góp đất, ăn chia sản phẩm ra sao giữa người dân và các Cty cao su vẫn đang rối như tơ vò.

* Nằng nặc đòi dịch vụ môi trường rừng

Chưa đầy một năm nữa, cao su Tây Bắc sẽ bắt đầu cạo mủ. Thế nhưng tới thời điểm này, việc lựa chọn cơ chế góp đất, ăn chia sản phẩm ra sao giữa người dân và các Cty cao su vẫn đang rối như tơ vò.

>> Thắng lợi đã trong tầm tay?
>> Sơn La còn những ngổn ngang

Sơn La chờ “một cái thước”

Trong 3 tỉnh phát triển cao su ở Tây Bắc, Sơn La không những gặp nhiều khó khăn nhất về điều kiện tự nhiên, mà cơ chế hợp tác góp đất trồng cao su giữa Cty CP Cao su Sơn La với người dân cũng đang gặp rất nhiều rắc rối.

Ông Nguyễn Huy Thuấn - PGĐ Cty CP Cao su Sơn La cho biết, đến thời điểm này, đã có trên 7.000 hộ dân trong tỉnh tham gia góp đất với tổng diện tích gần 6.200 ha bằng hình thức góp đất làm cổ phần, người dân hưởng cổ tức với mức 8,7% khi cao su đến kỳ khai thác. Chính sách góp đất đã được Cty và chính quyền địa phương phổ biến, vận động tạo sự đồng thuận của người dân từ năm 2007. Hiện tại, đã có 5.000 sổ đỏ đã được cấp cho các hộ dân tham gia góp vào Cty. Thế nhưng oái oăm là đến nay, khi mà những diện tích cao su đầu tiên đã sắp khai thác mủ thì cơ chế góp đất vẫn chưa được Bộ Tài chính có hướng dẫn cụ thể, khiến cho Cty chưa thể ký được HĐ góp đất với người dân. Do chưa có HĐ góp đất nên hiện Cty đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn vay phục vụ cho thời kỳ cao su thiết kế cơ bản.

Về vấn đề này, tại cuộc họp liên bộ mới đây với UBND tỉnh Sơn La để rà soát tình hình phát triển cao su Tây Bắc, đại diện Bộ Tài chính lí giải: Sở dĩ việc góp giá trị quyền sử dụng đất làm cổ phần, hộ dân góp đất là cổ đông hiện vẫn chưa “quyết” được về cơ chế tài chính, trước hết là do phải xác định được chi tiết nguồn gốc đất của các hộ tham gia góp đất có tranh chấp hay không. Nhiều nơi có tình trạng tranh chấp đất giữa các hộ dân và đất nông lâm trường nên việc xác định chủ sở hữu đất rất phức tạp. Ở khía cạnh khác, khi đã góp đất làm cổ phần, nghĩa là đất đó đã là tài sản của Cty chứ không còn là của dân nữa nên vấn đề xác định chủ sở hữu đất sau khi góp vào Cty cũng rất phức tạp... Thứ hai là việc xác định giá đất đối với các diện tích đất đóng góp, cũng còn nhiều tranh cãi. Cụ thể phải góp đất theo giá đất của TƯ quy định, hay do tỉnh định giá? Trong khi đó, chủ trương của Chính phủ hiện nay là định giá theo cơ chế thị trường, mà định giá theo thị trường thế nào cho sát với thực tế cũng đang hết sức nhùng nhằng. Điều này cho thấy việc tháo gỡ không phải một sớm một chiều làm được ngay.


Hơn 5 năm trôi qua, cơ chế góp đất trồng cao su ở Sơn La vẫn đang “dậm chân tại chỗ”

Phản hồi ý kiến, lãnh đạo Sở Tài chính Sơn La phân tích: Khung giá đất nông - lâm nghiệp của tỉnh Sơn La hiện nay quy định chung khoảng 80 triệu đồng/ha, nếu xét giá thị trường thì có nơi lên tới 200 triệu đồng/ha. Trong khi đó, mức góp vốn thỏa thuận theo một chu kỳ khai thác cao su giữa các hộ dân với Cty cao su chỉ 10 triệu đồng/ha. Vì thế, việc góp đất ở đây thực chất chỉ là góp một phần giá trị sử dụng đất của người dân vào Cty cao su, chứ không liên quan gì tới vấn đề giá đất và việc định giá đất thế nào.

Về vấn đề xác định chủ sở hữu đất, một lãnh đạo Sở TN-MT tỉnh Sơn La khẳng định: Hiện nay Sơn La đã rà soát kỹ và hoàn toàn không có chuyện vướng mắc hay tranh chấp gì trong việc xác định chủ sở hữu đất. Về cơ bản, đất góp để trồng cao su chỉ thuộc hai đối tượng là đất hộ dân và đất cộng đồng. Đối với đất hộ dân, đã rà soát cấp sổ đỏ cho phần lớn hộ dân tham gia góp đất, còn đất cộng đồng thì trình tự thu hồi rất suôn sẻ.

Vấn đề góp đất, theo Tổng cục Lâm nghiệp, nhiều diện tích rừng SX khi thu hồi để giao cho các Cty trồng cao su cũng đang vướng rất nhiều thủ tục do nhiều diện tích rừng thuộc các chương trình trồng rừng trước đây như 327, 661... đã bị thất lạc hồ sơ, khiến việc thanh lí rừng SX gặp rất nhiều khó khăn.

Xung quanh vấn đề này, ông Cầm Minh Chính - PCT UBND tỉnh Sơn La ái ngại: Hiện các tỉnh trồng cao su ở Tây Bắc có hai mô hình góp đất, một là dân góp đất hưởng % sản phẩm (áp dụng tại Lai Châu và Điện Biên), hai là góp đất làm cổ phần (áp dụng ở Sơn La). Mô hình góp đất làm cổ phần đang khiến chính quyền và cả người dân rất băn khoăn. Theo ông Chính, vấn đề này UBND tỉnh Sơn La cũng đã có nhiều cuộc làm việc với Bộ Tài chính, và cũng đã được Bộ Tài chính đồng ý chủ trương cho Sơn La thực hiện thí điểm. Tuy nhiên, không hiểu vướng mắc ở đâu mà đến nay Bộ Tài chính vẫn chưa có hướng dẫn cơ chế tài chính cụ thể để Sơn La thực hiện. “Bộ Tài chính cần phải sớm thông qua chủ trương và hướng dẫn chi tiết để Sơn La có “một cái thước” nhằm thực hiện thí điểm mô hình góp đất làm cổ phần, trước khi quyết định xem có nên nhân rộng cách làm này hay không” - ông Chính kiến nghị.

Nằng nặc xin chi trả phí rừng

Khi các diện tích cao su bắt đầu phủ xanh các diện tích đồi núi trọc, vấn đề chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) đang được các tỉnh và các Cty cao su ở Tây Bắc nhất loạt xin cơ chế từ TƯ.

Ông Phạm Đức Hiển - GĐ Sở NN-PTNT tỉnh Điện Biên phân tích: Không chỉ Điện Biên mà hầu hết các diện tích đất trồng cao su tại Lai Châu, đặc biệt là Sơn La trước đây đều là đất đồi núi trọc hoặc đất chưa có rừng. Đến nay, nhiều diện tích cao su đã phủ xanh đồi núi trọc, nhưng đến nay các địa phương trồng cao su ở Tây Bắc vẫn chưa được hưởng chế độ này.

Cùng với kiến nghị chi trả DVMTR, các địa phương Tây Bắc cho rằng: Do suất đầu tư/ha cao su ở Tây Bắc cao hơn gấp đôi so với các vùng khác, vì thế Chính phủ cần có ngay các cơ chế hỗ trợ đặc biệt dành cho chương trình phát triển cao su Tây Bắc như hạ tầng giao thông vào vùng nguyên liệu, cho phép được hưởng hỗ trợ ưu đãi lồng ghép với các chương trình đầu tư khác dành cho vùng miền núi, vùng sâu..., hỗ trợ và tăng gấp đôi tiền lương đối với công nhân là người dân tộc thiểu số thuộc các Cty cao su ở đóng ở vùng sâu, vùng xa...

Trả lời kiến nghị của các tỉnh Tây Bắc, Tổng cục Lâm nghiệp khẳng định, thời gian qua không chỉ các tỉnh Tây Bắc mà một số tỉnh Tây Nguyên như Đăk Lăk cũng có kiến nghị này. Tuy nhiên theo quy định hiện hành, mật độ rừng được chi trả DVMTR phải đạt tối thiểu 1.000 cây/ha, trong khi đó, mật độ cao su hiện nay chỉ đạt tối đa 550 cây/ha. Vì thế mới đây, Tổng cục Lâm nghiệp cũng đã có công văn phản hồi tỉnh Đăk Lăk, khẳng định, chưa đủ cơ sở pháp lí để chi trả DVMTR đối với rừng cao su.

Phản hồi ý kiến này, đa số các ý kiến của các tỉnh lẫn các Cty cao su ở Tây Bắc đều cho rằng: Mặc dù mật độ cao su hiện không đủ tiêu chuẩn được hưởng chi trả DVMTR, tuy nhiên độ che tán của rừng cao su rất tốt, thậm chí còn hơn cả rừng trồng, rừng tự nhiên. Vì thế, việc rừng cao su đủ tuổi được hưởng chi trả DVMTR là hoàn toàn xứng đáng! Ông Lê Văn Đức - Trưởng phòng Cây công nghiệp (Cục Trồng trọt) cho biết, trước đây, Hội đồng khoa học của Bộ NN-PTNT cùng với các địa phương đã nhất trí xếp cao su là cây trồng đa mục tiêu. Vì vậy thời gian tới, Cục Trồng trọt sẽ tập hợp kiến nghị trình Bộ NN-PTNT và Chính phủ thống nhất có hay không cơ chế chi trả DVMTR cho cao su. Trong khi đó tại tỉnh Lai Châu, UBND tỉnh này trong năm 2012 cũng đã chủ động đi trước một bước và đã thực hiện chi trả DVMTR cho hơn 2.500 ha cao su đủ độ tuổi được hưởng chi trả DVMTR (trên 3 tuổi) với mức hơn 280 nghìn đồng/ha.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Giá đất bồi thường thấp hơn giá thị trường ảnh hưởng đến giải phóng mặt bằng

THỪA THIÊN - HUẾ Giá bồi thường đất ở, đất trồng rừng sản xuất thấp hơn nhiều so với giá thị trường dẫn đến công tác giải phóng mặt gặp rất nhiều khó khăn.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm