| Hotline: 0983.970.780

Phần lớn lãnh đạo nói: Hãy để tôi yên!

Thứ Tư 29/05/2013 , 10:44 (GMT+7)

Khi được hỏi nhận xét của về thực trạng làng quê Việt Nam ngày nay, Đại biểu Quốc hội Ya Duck (Lâm Đồng) chỉ gói gọn hai chữ “thực dụng”.

Khi được hỏi nhận xét của về thực trạng làng quê Việt Nam ngày nay, Đại biểu Quốc hội Ya Duck (Lâm Đồng) chỉ gói gọn hai chữ “thực dụng”.


Ông Ya Duck: "Nông dân nghèo, bơ vơ không biết bấu víu vào ai"

Thanh niên chỉ tin vào người có tiền

Nếu dùng phép so sánh cách sống của làng quê ngày xưa và làng quê ngày nay, ông nói gì?

Ngày xưa tính đồng bào cao lắm, người trẻ tuổi tôn trọng những người lớn tuổi, tin tưởng người có kinh nghiệm hơn mình. Thế nhưng bây giờ không phải thế. Lớp thanh niên chỉ tin vào người có tiền, người nhìn vẻ bề ngoài có vẻ giàu có, tin vào người “làm là có ăn ngay”. Rồi tính cả nghi anh em trong cùng một gia đình cũng gia tăng.

Tôi lấy ví dụ để phóng viên thấy được sự khác biệt rõ rệt nhất giữa hai chữ xưa-nay nhé. Ngày xưa, đám cưới của người đồng bào dân tộc mang tính cộng đồng cao lắm. Chỉ cần một chũm rượu cần, vài con gà là có thể kéo dài hàng chục ngày. Rồi khi đến dự, mỗi người mang theo một thứ mà gia đình họ làm ra. Người mang gạo, người mang nải chuối, người mang con gà nhỏ… Còn đám ngày nay ư? Nó thực dụng quá. Bởi tất cả chỉ vỏn vẹn và gói gọn trong cái phong bì. Phong bì nhẹ nhất cũng phải là 300.000 đồng.

Ông nghĩ sao khi có ý kiến cho rằng, nét văn hóa truyền thống trong mỗi làng quê đang ngày càng bị phá vỡ?

Nó không còn như ngày xưa rồi. Đi nhiều nơi tôi cũng thấy bà con phản ánh điều này. Thế nhưng ai sẽ phải chịu trách nhiệm vì để xảy ra những điều này lại chưa thấy. Nếu muốn giữ thanh niên ở lại quê hương để chăm sóc người già thì phải đảm bảo cuộc sống cho họ chứ?


Nông thôn Việt Nam nay đã khác xưa nhiều lắm (Ảnh minh họa)

Dù là con trẻ, thanh niên hay người già đều muốn sống “chung thủy” với làng quê, nơi mình sinh ra. Thế nhưng, chính quyền nơi đó không thể làm được điều này nên bắt buộc họ phải tìm đến nơi khác để mưu sinh. Những người có tiếng “bỏ làng, bỏ xã” này mặc dù biết ngay cả thành phố mới, nơi ở mới cũng chưa chắc tốt hơn làng quê của họ nhưng vẫn phải đi để tìm kiếm miếng ăn, việc làm mới.

Hệ lụy thế nào nếu những hiện tượng mà NNVN phản ánh tại nhiều làng quê Việt Nam ngày càng đậm nét, thưa ông?

Chẳng cần phải là một chuyên gia giỏi, một nhà văn hóa giàu kiến thức cũng có thể đoán trước được kết quả. Đó là sự rạn nứt tất cả truyền thống mà ông cha ta đã gây dựng từ bao đời nay. Lãnh đạo xã đó, thôn đó phải có trách nhiệm trong chuyện này. Trước kia, bà con sống chủ yếu nhờ cây lúa nhưng bây giờ thì không thể. Khắc nghiệt như vậy nên buộc lòng họ phải tìm nơi mới để mưu sinh.

Nông dân bơ vơ

Có ý kiến cho rằng, chính sách hỗ trợ cho người nông dân nghèo thì có nhiều nhưng từ để đưa từ chính sách đến thực tiễn thì quá xa vời, khác xa nhau. Quan điểm của ông thì sao?

Quá đúng, thậm chí là quá xa vời. Rất nhiều chính sách từ Chính phủ để hỗ trợ cho người nông dân, thế nhưng hiệu quả của nó lại tỷ lệ nghịch với nhận thức của chính người lãnh đạo địa phương đó. Và người cuối cùng chịu thiệt thòi chính là bà con nông dân nghèo, bơ vơ không biết bấu víu vào ai.

Với tư cách một Đại biểu Quốc hội, ông kỳ vọng gì vào kỳ họp này để giúp cuộc sống người dân đỡ vất vả không?

Cấp lãnh đạo mỗi vùng, mỗi địa phương biết rất rõ địa phương mình người dân đang vướng cái gì, cần gì để giúp cuộc sống được tốt hơn. Người dân có đất nhưng không có tư liệu để sản xuất, không có vốn thì cũng không giải quyết được việc gì.

Nếu gắn từ “trách nhiệm” vào câu chuyện này, theo ông, ai sẽ được nhắc đến nhiều nhất?

Muốn thanh niên ở lại làng làm việc, muốn người dân không từ bỏ những thói quen mang tính truyền thống thì tầm nhìn của người đứng đầu địa phương đó có vai trò quan trọng nhất. Thế nhưng bạn thấy đấy, nói ra thì dễ nhưng làm đâu như vậy. Bởi vì khi đã yên vị thì phần lớn người làm lãnh đạo lại nói: "Hãy để tôi yên".

Xin cảm ơn ông!

Xem thêm
Chương trình hành động của Chính phủ chống khai thác IUU

Mục đích của Chương trình hành động là xác định chống khai thác IUU là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, có ý nghĩa lâu dài đối với phát triển bền vững ngành thủy sản.

Đưa cán bộ khuyến nông sang Nhật Bản học tập và làm việc

HÀ NỘI Ngày 22/4, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam tiếp và làm việc với đoàn đại biểu quận Nikicho (tỉnh Hokkaido, Nhật Bản).

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).