| Hotline: 0983.970.780

Có dư luận về lobby chính sách

Thứ Tư 21/08/2013 , 09:53 (GMT+7)

Tại phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường, hầu hết các đại biểu hỏi sâu về chất lượng các văn bản quy phạm pháp luật, việc triển khai dự án luật, xây dựng nghị định, thông tư hướng dẫn thi hành luật chậm khiến chính sách pháp luật không đi vào cuộc sống.

* Luật "trên trời"

* "Nóng" khoáng sản, đất bỏ hoang

Ngày 20/9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) họp chất vấn Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường và Bộ trưởng Tài nguyên- Môi trường Nguyễn Minh Quang.  

Tại phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường, hầu hết các đại biểu hỏi sâu về chất lượng các văn bản quy phạm pháp luật, việc triển khai dự án luật, xây dựng nghị định, thông tư hướng dẫn thi hành luật chậm khiến chính sách pháp luật không đi vào cuộc sống.

Chất lượng luật không cao

ĐB Lê Nam (Thanh Hóa) nêu thực trạng luật pháp có nhiều nhưng chất lượng luật không cao, hầu hết các điều luật chỉ chung chung, thiếu văn bản hướng dẫn cụ thể nên không đi vào cuộc sống. Một số Bộ, ngành đưa ra những văn bản quy phạm pháp luật mang tính chất “hài hước” và không có tính khả thi như: cộng điểm cho mẹ VN anh hùng, chó mèo cũng phải đăng kí hộ khẩu, xử phạt nghe điện thoại ở cây xăng…

Theo ông Nam, hình như vẫn còn những người đang ngồi “trên trời” để hoạch định chính sách pháp luật. Thừa nhận vẫn còn những chính sách không sát với thực tế, Bộ trưởng Hà Hùng Cường lý giải nguyên nhân do các thông tư, thông tư liên tịch của các Bộ, ngành đều do Vụ Pháp chế của các Bộ ra văn bản thẩm định. Để văn bản quy phạm pháp luật của các Bộ, ngành được chuẩn hóa, theo Bộ trưởng Hà Hùng Cường thì nên có sự phối hợp tham gia của Bộ Tư pháp ngay từ đầu.

Quan tâm đến vấn đề vận dụng chính sách để tham nhũng, ĐB Nguyễn Bá Thuyền (Lâm Đồng) muốn biết giải pháp của Bộ trưởng Hà Hùng Cường khi cử tri cho rằng có tham nhũng trong ban hành chính sách pháp luật. Nhiều văn bản có sự mâu thuẫn, thậm chí đá nhau có nguyên nhân từ các Bộ chỉ bảo vệ quyền lợi của Bộ mình.

Vấn đề này, Bộ trưởng Cường khẳng định, quy trình xây dựng luật rất chặt chẽ, song thông tư và thông tư liên tịch chưa có sự kiểm soát. Tuy nhiên cũng không loại trừ là không phát hiện được những tồn tại như đại biểu nêu vì vấn đề rất khó.

Một số ví dụ khó được Bộ trưởng nêu là nghị định kinh doanh vàng, xăng dầu, điện…, chủ trương rất rõ tiến tới cơ chế thị trường nhưng lộ trình và bước đi phải rất chặt chẽ để ổn định kinh tế vĩ mô, chống lạm phát. "Lợi ích nhóm luôn được kiểm soát, loại trừ quy định còn có thể có sơ hở, thực tế là có thể có", Bộ trưởng nói.

Đại biểu Trần Xuân Vinh (Quảng Nam) hỏi, Bộ Tư pháp có phát hiện việc lobby các Bộ, ngành liên quan để có lợi cho mình mà gây hại cho cái chung? Trả lời, ông Cường cho rằng, lobby chính sách ở các nước thì phổ biến nhưng ở nước ta thì hãn hữu và khó. Vì các nước là đa đảng còn chúng ta chỉ có một đảng lãnh đạo thôi, pháp luật là thể chế quan điểm của Đảng, lobby thì không phù hợp.

Bộ trưởng cho biết: "Qua dư luận thì thấy có hiện tượng, chứ còn thực tế có lobby hay không thì chưa dám kết luận". Hơn nữa trách nhiệm của Bộ chỉ dừng ở kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, còn văn bản chỉ đạo điều hành thì không thuộc trách nhiệm của Bộ này.

Luật đi vào thực tiễn ngay, rất khó

Sau trả lời của Bộ trưởng Hà Hùng Cường, một số ủy viên UBTVQH cũng tham gia chất vấn.

Bà Trương Thị Mai, Chủ nhiệm UB các vấn đề xã hội đưa ra hàng loạt chính sách đã có hiệu lực từ rất lâu nhưng không thể đi vào cuộc sống như Pháp lệnh người có công, Chính sách thai sản cho phụ nữ… Câu hỏi đặt ra là cần cơ chế gì để những chính sách cụ thể đến được với người thụ hưởng?

Tiếp đến, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách Phùng Quốc Hiển đặt vấn đề Bộ Tư pháp chưa làm hết trách nhiệm và có phần nể nang khi phát hiện nhiều văn bản có sai phạm, nhưng chỉ thuyết phục các cơ quan chỉnh lý hay chỉ nhắc nhở phê bình góp ý, mà không đề nghị xử lý ở mức cao hơn.

Bộ trưởng Cường có vẻ hơi lúng túng trước câu hỏi của các ủy viên UBTVQH. Trả lời bà Trương Thị Mai, Bộ trưởng lấy lý do có rất nhiều vướng mắc nên để luật có thể đi vào thực tiễn ngay khi có hiệu lực là… rất khó. Trong câu hỏi của ông Phùng Quốc Hiển, Bộ trưởng chỉ khẳng định ngắn gọn là không có sự nể nang với vi phạm.

Các nội dung chất vấn khác, ông Cường nhường lời cho Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam trả lời rõ hơn. Theo ông Đam, việc xây dựng luật đã có bước tiến rất dài, đã bớt dần luật khung, số lượng văn bản hướng dẫn đã giảm theo từng năm. Tuy nhiên ông Đam cũng chỉ ra việc làm luật của nước ta đang có vấn đề.

Về nguyên tắc thì Chính phủ ra nghị định còn cấp Bộ ra thông tư. Nhưng thực tế vẫn có nghị định ra lại chờ thông tư hướng dẫn. Ông Đam lưu ý, đây là trách nhiệm của cơ quan ban hành, trách nhiệm của người đứng đầu ở các bộ, ngành phải nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ làm công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Việt Nam hỗ trợ đưa nông nghiệp trở thành trụ cột kinh tế ở Venezuela

Bộ Nông nghiệp Venezuela đánh giá cao kết quả tốt vượt mong đợi về hợp tác nông nghiệp song phương, ngay cả trong điều kiện Venezuela vô cùng khó khăn.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Bắc Kạn lại hứng chịu mưa lớn kèm gió lốc gây nhiều thiệt hại

Khi người dân đang tập trung khắc phục hậu quả dông lốc thì đêm qua, rạng sáng nay (20/4) tiếp tục xảy ra mưa lớn kèm gió lốc gây thiệt hại ở nhiều nơi.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm