| Hotline: 0983.970.780

Mỗi địa phương cần có đề án riêng

Thứ Hai 30/09/2013 , 09:25 (GMT+7)

Triển khai thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp bằng cách nào, những vấn đề gì cần bổ sung và tháo gỡ ngay cho ngành nông nghiệp trong quá trình thực hiện tái cơ cấu...? NNVN trích đăng một số ý kiến đóng góp cho quá trình triển khai Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp tại hội nghị.

Triển khai thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp bằng cách nào, những vấn đề gì cần bổ sung và tháo gỡ ngay cho ngành nông nghiệp trong quá trình thực hiện tái cơ cấu...?

Nhiều ý kiến đóng góp đã được đưa ra tại Hội nghị triển khai Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp (theo Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ) do Bộ NN-PTNT tổ chức cuối tuần qua. NNVN trích đăng một số ý kiến đóng góp cho quá trình triển khai Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp tại hội nghị.


Còn nhiều khó khăn cần bổ sung, linh hoạt trong quá trình triển khai Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp

Ông Trần Ngọc Thuận - Tổng GĐ Tập đoàn CN Cao su VN: Giảm tỷ lệ XK thô, lấy hiệu quả sản xuất làm thước đo

“Về cao su, hiện sản lượng mủ cao su chúng ta mỗi năm hơn 1 triệu tấn, nhưng chế biến ra sản phẩm tiêu dùng và tiêu thụ nội địa chỉ chiếm chưa đầy 20%, còn lại 80% là xuất thô, tương đương hơn 800 nghìn tấn. Sản lượng cao su của ta đứng thứ 5 thế giới, nhưng XK cao su của ta đứng thứ tư thế giới. XK nhiều thì cũng oai, nhưng xuất thô quá lớn như thế rõ ràng không phải là điều tốt.

Vì thế hiện nay, Tập đoàn CN Cao su VN đang triển khai nhiều kế hoạch đưa các DN chế biến sản phẩm từ cao su vào hoạt động tại VN, trong đó trọng tâm là các DN SX lốp xe ô tô có chất lượng cạnh tranh cao, phấn đấu đến năm 2020, sẽ giảm tỉ lệ cao su XK thô xuống còn 50% tổng sản lượng. Bên cạnh đó, sẽ đầu tư SX gỗ ép từ cao su, với mục tiêu phục vụ 50% nhu cầu sử dụng gỗ ép trong nước.

Về diện tích trồng cao su, hiện chúng ta quy hoạch 800 nghìn ha, nhưng diện tích thực tế năm 2012 đã lên gần 900 nghìn ha. Vì thế, việc Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp đặt vấn đề điều chỉnh quy hoạch diện tích cao su lên 1 triệu ha là hợp lí. Vấn đề chúng ta công bố điều chỉnh quy hoạch ra sao, vào thời điểm nào để phù hợp với diễn biến của thị trường cao su thế giới là điều rất quan trọng. Bên cạnh đó, cần bổ sổ vùng Trung du miền núi phía Bắc và miền Trung vào danh sách các vùng trồng cao su trọng điểm.

Về phát triển rừng và giá trị gia tăng của SX nông nghiệp, theo tôi, Đề án Tái cơ cấu cần điều chỉnh một số tiêu chí đánh giá. Ví dụ về rừng, không nên chỉ dựa vào tiêu chí đánh giá độ che phủ, mà cần phải điều chỉnh bổ sung thành tiêu chí độ che phủ rừng có hiệu quả kinh tế. Bởi kể cả rừng phòng hộ, rừng tự nhiên bây giờ, chúng ta vẫn phải đặt vấn đề tạo giá trị kinh tế. Tương tự về giá trị SX nông nghiệp, trước đây chúng ta đặt mục tiêu phấn đấu cánh đồng 50 triệu đồng/ha, bây giờ Đề án Tái cơ cấu đặt mục tiêu đến năm 2015, nâng giá trị SX lên 150 triệu đồng/ha, đến năm 2020 lên 200 triệu đồng/ha. Như thế về giá trị SX mà nói là một mục tiêu tốt, tuy nhiên chưa phản ánh được hiệu quả SX. Thay vào đó, theo tôi cần bổ sung tiêu chí lợi nhuận/ha mới có thể đánh giá được chính xác về hiệu quả SX và giá trị gia tăng dành cho nông dân theo mục tiêu của Đề án".

Ông Phan Trọng Hổ - GĐ Sở NN-PTNT Bình Định: HTX nông nghiệp quá bi đát!

“Tôi quan tâm lớn đến thủy sản trong quá trình tái cơ cấu ngành, đặc biệt là cơ sở hạ tầng thủy sản, chuyển đổi từ khai thác gần bờ sang đánh bắt xa bờ. Bình Định có hơn 4.000 tàu cá hoạt động ven bờ, nếu không vươn ra khơi được thì 10 năm nữa cũng không khá được.

Hậu cần nghề cá hiện rất yếu. Bình Định mỗi năm khai thác trên 10 nghìn tấn cá ngừ đại dương, nhưng chất lượng rất kém do không có hậu cần nghề cá trợ giúp. Đang có tình trạng ngư dân bỏ thuyền nằm bờ rất nhiều. Chính sách cho nghề cá không chỉ tạo sinh kế bền vững cho ngư dân, mà còn góp phần vào bảo vệ chủ quyền biển đảo.

Về nông nghiệp, HTX nông nghiệp hiện đang vô cùng bi đát. Tôi cho rằng nông nghiệp mà không có HTX thì khó mà làm được gì. Luật HTX hiện nay đã có, nhưng chưa có thông tư thực hiện. Chính sách cho HTX, cho khu vực kinh tế hợp tác cần phải được quan tâm đặc biệt trong thời gian tới. 

Ông Trang Quang Thanh - GĐ Sở NN-PTNT Đăk Lăk:

“Về chính sách phát triển bảo vệ rừng, hiện nay giao rừng cho mỗi hộ mấy trăm ha, bắt họ bảo vệ mà không có kinh phí hỗ trợ thì làm sao mà bảo vệ cho nổi? Gia đình tôi đây, làm rẫy cà phê có vài ha, thuê cả mấy người làm công trông giữ còn chả nổi, chứ nói gì mấy trăm ha rừng!

Chính sách cho người dân khu vực miền núi, do vậy cần phải có tính đặc thù riêng. Đăk Lăk nói riêng và Tây Nguyên nói chung, di dân tự do vẫn đang rất nhức nhối. Vừa rồi, bão số 8 chưa đi vào Đăk Lăk mà tỉnh tôi đã chết mất 9 người, bởi họ di dân tự do, sống trong rừng, biệt lập thông tin, lũ cuốn lúc nào cũng không hay”.

Chủ tịch Hiệp hội lương thực Trương Thanh Phong: Nên bỏ tạm trữ lúa gạo

"Theo tôi từ năm nay, nên bỏ cơ chế mua tạm trữ, không trình Chính phủ nữa.

Thay vào đó, nên dành vốn, chính sách ưu tiên cho cơ chế liên kết SX giữa DN và nông dân thì tốt hơn nhiều. Mấy năm nay, năm nào chúng ta cũng tạm trữ, nhưng đâu có giải quyết được vấn đề gì, giá lúa vẫn thấp, dân vẫn kêu lỗ, DN thực hiện mua tạm trữ thì trầy trật. Dư luận năm nào cũng la ó, bàn hoài về chuyện tạm trữ nhưng chẳng ra vấn đề gì”.

Xem thêm
ASEAN cần tiếp tục ưu tiên duy trì đoàn kết, độc lập, tự cường

Ngày 23/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn nhân chuyến thăm làm việc và tham dự Diễn đàn Tương lai ASEAN.

Đưa cán bộ khuyến nông sang Nhật Bản học tập và làm việc

HÀ NỘI Ngày 22/4, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam tiếp và làm việc với đoàn đại biểu quận Nikicho (tỉnh Hokkaido, Nhật Bản).

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hàng trăm tấn rong trôi dạt vào biển Đồ Sơn, Cát Bà là rong mơ

HẢI PHÒNG Những ngày vừa qua, tại khu vực biển thuộc quần đảo Cát Bà và Đồ Sơn xuất hiện hàng trăm tấn rong trôi dạt vào bờ, rồi tràn lên các bãi tắm.