| Hotline: 0983.970.780

Khắc phục vườn cây sau bão thế nào?

Thứ Sáu 25/10/2013 , 10:35 (GMT+7)

Sau kinh nghiệm khắc phục cây cao su đổ ngã ở Nông trường Bình Ba (trực thuộc Cty TNHH MTV Cao su Bà Rịa), NNVN nhận được sự chia sẻ kinh nghiệm thêm của ông Trần Quốc Hưng, TGĐ Cty CP Cao su Hòa Bình...

Sau kinh nghiệm khắc phục cây cao su đổ ngã ở Nông trường Bình Ba (trực thuộc Cty TNHH MTV Cao su Bà Rịa), NNVN nhận được sự chia sẻ kinh nghiệm thêm của ông Trần Quốc Hưng, TGĐ Cty CP Cao su Hòa Bình (Hòa Bình, Xuyên Mộc, Bà Rịa- Vũng Tàu), bởi sự thiệt hại của Cty này sau cơn bão số 9 (tháng 2/2006) và số 1 (tháng 4/2012) cũng rất lớn.

>> Kinh nghiệm nông trường Bình Ba

Ông Hưng cho biết, tổng kết sau 2 cơn bão vừa qua, công ty đã có gần 500 ngàn cây cao su (tương đương khoảng 1.000 ha) bị đổ và gãy. Trong đó, tỉ lệ số cây cao su bị gãy chiếm đến 60%!

Lúc đó, công ty đã xử lý thế nào đối với vườn cây cao su bị gãy, đổ?

Do vườn cây của công ty hầu hết là cao su già trồng từ những năm 1982-1989, mật độ cây trồng 476 cây/ha. Sau bão mật độ còn khoảng 300 cây/ha. Trên cây vườn già, chúng tôi cho tổ chức cưa cắt toàn bộ số cây bị gãy, đổ trên lô, những lô thiệt hại nặng làm trước, nhẹ làm sau, thực hiện nhiều nhóm cưa cắt, làm cuốn chiếu theo lô.

Chính tôi trực tiếp ra hiện trường chỉ đạo điều hành, đôn đốc đơn vị thi công đẩy nhanh tiến độ thực hiện. Sau khi cưa cắt xong lô nào thì bố trí lao động dọn dẹp cành nhánh lô đó, tổ chức trực gác lửa trên vườn cây bởi vì sau bão là mùa khô.


Việc xử lý đúng cách sẽ giúp hạn chế thiệt hại khi cây cao su bị gãy đổ

Còn đối với vườn cây nhóm 1, chúng tôi chỉ đạo tập trung cưa số cây bị đổ không phục hồi, đồng thời rong bớt cành nhánh, tập trung cơ giới và thủ công, sử dụng dây để cột kéo và dùng cừ (tràm) để chống đỡ số cây đổ có khả năng phục hồi (chưa bị gãy cổ rễ).

Mặt khác, cắt phần ngọn đối với số cây gãy thân cách mặt đất lớn hơn hoặc bằng 2m hoặc cắt nhánh đối với số cây bị gãy nhánh.

Đối với vườn cây kiến thiết cơ bản mà bị ngã đổ thì khắc phục bằng cách nào?

Chúng tôi chỉ đạo cho tiến hành “rong” bớt cành nhánh, cột kéo bằng dây và chống đỡ cây bị đổ, nghiêng bằng cây cừ. Chú ý là chỉ cưa thanh lý đối với số cây bị đổ gãy cổ rễ thôi.

Lúc đó, do tính chất khẩn trương của công việc khắc phục hậu quả nên chúng tôi đã “tổng huy động” tất cả lực lượng anh em công nhân, lao động cả ngày thứ 7, chủ nhật để đẩy nhanh tiến độ công việc.

Đến nay, tình hình phát triển của vườn cây khắc phục sau bão thế nào?

Nhìn chung, cây cao su còn lại sau bão hầu hết bị gãy cành, long gốc, ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng và năng suất vườn cây. Còn số cây cao su được cột kéo hoặc chống đỡ trên vườn cây khai thác hầu hết đều phát triển kém do bộ rễ đã bị tổn thương, đồng thời thường bị khô một mặt vỏ (phần bị đứt rễ nhiều), khả năng cho mủ thấp hơn rất nhiều so với cây bình thường.

Một điểm khác nữa là do khu vực địa bàn công ty nằm gần biển nên mức độ gió thường nhiều, một số cây được chống đỡ trước đây thường hay bị ngã đổ trở lại. Đây cũng là cái khó của công ty hiện nay.

Xin cảm ơn ông!

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Sụt lún nghiêm trọng tại kho một công ty lương thực thiệt hại 10 tỷ đồng

CẦN THƠ Vụ sụt lún xảy ra tại kho Bến Thủy của một công ty lương thực, ước tính thiệt hại 10 tỷ đồng, ngành chuyên môn đang tìm hiểu nguyên nhân.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm