| Hotline: 0983.970.780

Bảo vệ tài sản của Nhà nước, sao khó thế?

Thứ Ba 31/12/2013 , 10:52 (GMT+7)

Việc Trung tâm nghiên cứu Bò và Đồng cỏ Ba Vì (Trung tâm) bị thu hồi ngót 1 triệu m2 đất (gần 100 ha) nhưng không được bồi thường đồng nào khiến nhiều thế hệ CBCNV Trung tâm bức xúc.

Việc Trung tâm nghiên cứu Bò và Đồng cỏ Ba Vì (Trung tâm) bị thu hồi ngót 1 triệu m2 đất (gần 100 ha) để cho Cty Tây Nguyên, một doanh nghiệp tư nhân thuê, nhưng không được bồi thường một đồng nào, đã khiến nhiều thế hệ CBCNV của Nông trường Ba Vì (tiền thân của Trung tâm) vô cùng bức xúc suốt 5 năm nay.

Bởi tuy đất đó có nguồn gốc là của Nhà nước giao, nhưng đó là đất hoang hóa. Và suốt từ năm 1958 đến thời điểm bị thu hồi (2008), hàng ngàn CBCNV của từ Nông trường đến Trung tâm đã đổ không biết bao nhiêu là trí tuệ, là mồ hôi, để biến vùng đất hoang hóa đó thành vùng “bờ xôi ruộng mật” như hiện tại.

Rất nhiều công trình hạ tầng như cầu cống, đường sá… đã được xây dựng từ những “Ngày lao động XHCN (ngày chủ nhật, ngày lễ, ngày Tết…)” chứ không phải bằng tiền ngân sách, đến nay vẫn đang phát huy tác dụng.

Theo quy định của pháp luật, thì diện tích đất bị thu hồi trên của Trung tâm phải được bồi thường về công tôn tạo, cải tạo đất. Những công trình hạ tầng trên đất đó phải được bồi thường phần giá trị còn lại. Và những đồng tiền bồi thường đó là tài sản của tập thể, của Nhà nước, sẽ được quản lý, sử dụng theo quy định của Nhà nước.

Vì sao UBND tỉnh Hà Tây (cũ) lại ra quyết định (số 879/QĐ-UBND) đầy mù mờ, phản ánh sai hoàn toàn việc sử dụng đất của Trung tâm, để thu hồi ngót 1 triệu m2 đất của Trung tâm vào một thời điểm rất nhạy cảm, chỉ còn 4 tháng nữa là tỉnh Hà Tây biến mất trên bản đồ hành chính để sáp nhập vào TP Hà Nội?

Vì sao UBND TX Sơn Tây, cơ quan được UBND TP Hà Nội giao việc lập phương án bồi thường, hỗ trợ GPMB diện tích đất trên của Trung tâm, lại ra quyết định (số 1116/QĐ-UBND) không bồi thường cho Trung tâm một đồng nào, nghĩa là UBND TX Sơn Tây đã mang hàng chục tỷ đồng của tập thể, của Nhà nước cho không Cty tư nhân Tây Nguyên? Có điều gì mờ ám, khuất tất đằng sau hai quyết định đó của UBND tỉnh Hà Tây cũ và của UBND TX Sơn Tây? Những câu hỏi này, cho đến nay vẫn chưa có lời giải đáp.

Không còn cách nào khác, Trung tâm đã buộc phải làm tất cả những gì mà pháp luật cho phép để bảo vệ khối tài sản trên của tập thể, của Nhà nước, từ khiếu nại đến khởi kiện ra tòa. Nhưng đúng như lời than đầy cay đắng của giám đốc Trung tâm Nguyễn Hữu Lương: “Bảo vệ tài sản của tập thể, của Nhà nước sao mà khó thế?”.

Quá trình đòi hỏi công lý của Trung tâm là một quá trình vô cùng gian nan. Trong vụ kiện thứ nhất khởi kiện quyết định số 1116/QĐ-UBND của UBND TX Sơn Tây ra TAND TX Sơn Tây. Trước lúc phiên tòa được mở 1 ngày, bị đơn đã đột ngột ra quyết định hủy quyết định bị kiện. Tưởng rằng UBND TX Sơn Tây đã nhận ra cái sai của mình nên hủy quyết định bị kiện để ra quyết định mới, trả lại tài sản cho tập thể, cho Nhà nước, nên giám đốc Nguyễn Hữu Lương, người đại diện theo pháp luật của Trung tâm, đã rút đơn khởi kiện, vụ kiện đã bị TAND TX Sơn Tây đình chỉ giải quyết.

Nhưng ngay sau đó ông đã phải ngậm trái đắng: Quyết định mới số 797/QĐ-UBND của UBND TX Sơn Tây được ban hành, vẫn sao y bản chính quyết định bị kiện, trừ một thay đổi rất nhỏ từ thể nhân ra quyết định là Chủ tịch UBND TX Sơn Tây bằng pháp nhân ra quyết định là UBND TX Sơn Tây. Việc đột quỵ để rồi ra đi vĩnh viễn của vị giám đốc trẻ tuổi đó chắc chắn có một phần nguyên nhân là do uất ức bởi kết quả vụ kiện trên.

Không bỏ cuộc, Trung tâm tiếp tục khởi kiện quyết định số 797/QĐ-UBND của UBND TX Sơn Tây. Nhưng lần này, vụ kiện lại bị chính TAND TX Sơn Tây ngăn cản bằng việc từ chối nhận đơn. Và chỉ khi có quyết định của TAND TP Hà Nội buộc phải giải quyết, thì TAND TX Sơn Tây mới thụ lý vụ kiện.

Nhưng kết quả là một phiên tòa chớp nhoáng đã được TAND TX Sơn Tây mở, với rất nhiều vi phạm tố tụng như báo NNVN đã phản ánh. Và chỉ sau khoảng 1 tiếng đồng hồ cả xét xử lẫn nghị án, một bản án bị cho là bất công đã được tuyên: Bác đơn khởi kiện của Trung tâm. Nghĩa là hàng chục tỷ đồng của tập thể, của Nhà nước vẫn bị mang biếu không một Cty tư nhân.

Mục đích cuối cùng, cũng là mục đích cao nhất của việc chống tham nhũng, chính là để bảo vệ tài sản của Nhà nước.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Giá đất bồi thường thấp hơn giá thị trường ảnh hưởng đến giải phóng mặt bằng

THỪA THIÊN - HUẾ Giá bồi thường đất ở, đất trồng rừng sản xuất thấp hơn nhiều so với giá thị trường dẫn đến công tác giải phóng mặt gặp rất nhiều khó khăn.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm