| Hotline: 0983.970.780

Đừng để người dân quá bức xúc

Thứ Năm 28/06/2012 , 11:25 (GMT+7)

Sau khi đọc loạt bài "Ngân sách nào kham nổi?" trên báo NNVN, GS Nguyễn Minh Thuyết nói rằng ông giật mình vì không ngờ cán bộ xã, thôn lại nhiều đến như vậy.

Sau khi đọc loạt bài "Ngân sách nào kham nổi?" trên báo NNVN, GS Nguyễn Minh Thuyết nói rằng ông giật mình vì không ngờ cán bộ xã, thôn lại nhiều đến như vậy.

>> Nợ nần xuyên nhiệm kỳ
>> Rùng mình xã 500 cán bộ ở Thanh Hóa
>> Thoải mái ban phát chức tước
>> Cán bộ phường đông như... quân Nguyên
>> Lãng phí ở hội nghị, hội thảo…
>> Độc chiêu thu ngân sách
>> Nước chè, thuốc lào vặt và phim online

GS Thuyết cho biết: Câu chuyện biên chế ở các cơ quan Nhà nước hay số người hưởng lương từ ngân sách Nhà nước là câu chuyện không mới. Ai cũng biết. Trung ương cũng biết. Nhiều lần Trung ương đã thực hiện chủ trương biên chế gắn liền với cải cách hành chính. Theo danh chính ngôn thuận, cán bộ xã chỉ có 19 chức danh nhưng theo quy định mới của Chính phủ, tùy theo quy mô của xã mà chức danh cán bộ có thể từ 19- 23 chức danh. Và kèm theo chức danh đó là các cấp phó, cán bộ cấp thôn như thôn trưởng, bí thư…Thực ra cấp thôn không phải là cấp hành chính, được hưởng lương của Nhà nước.

Ngày trước làm vì nhiệt huyết công việc, vì dân. Còn bây giờ, chỉ làm vì “lương và phụ cấp”. Việc thu tiền từ dân để nuôi bộ máy cán bộ xã đó, đâu có chấp nhận được. Dân đã nghèo rồi, chịu bao loại phí theo quy định của pháp luật rồi. Bây giờ lại bổ vào đầu dân thêm loại nửa phí, nửa thuế như thế, dân nào chịu được. Cho dù mức tiền đó chỉ để mang tính “hỗ trợ” thôi. Những điều này vừa không đúng quy định của pháp luật, vừa không phải là điều lệ của đoàn thể.


GS Nguyễn Minh Thuyết

Vai trò của các tổ chức mờ nhạt

Có ý kiến cho rằng, đoàn thể là cần thiết nhưng họ có giúp được gì cho dân không khi họ còn nhiều hạn chế. Quan điểm ông ra sao?

Các đoàn thể có chân rết đến cấp thôn, cấp ấp là rất quý vì cán bộ đó có thể tham gia vận động nhân dân thực hiện các chính sách pháp luật. Thế nhưng phần lớn đoàn thể này (kể từ Trung ương đến địa phương) hoạt động rất hạn chế. Họ đâu có đại diện một cách rõ ràng khi bảo vệ quyền lợi của người dân. Ví dụ như ở các doanh nghiệp, mấy khi công đoàn đứng ra đấu tranh bảo vệ quyền lợi của người lao động khi bị xâm phạm? Hay nói cách khác, công đoàn còn bênh vực “ông chủ” để chống lại người lao động.

Vai trò của các tổ chức cực kỳ mờ nhạt, thậm chí còn phụ họa cái sai. Điển hình là vụ đất đai ở Tiên Lãng (Hải Phòng). Người dân bị chính quyền lấy mất đất nhưng không có bất kỳ tổ chức, đoàn thể nào đứng ra bênh vực, lên tiếng. Tôi nhớ có một người dân chua chát nói rằng: 7-8 đại diện cho nhân dân nhưng không thấy ai đứng ra lên tiếng. Điều này mỗi chúng ta cần phải suy nghĩ.

Đúng là bây giờ bỏ bớt đoàn thể đi thì chẳng ai nghe. Thế nhưng đoàn thể nào cũng kéo dài cánh tay của mình như vậy thì ngân sách nào kham nổi?

Theo ông có phải nguồn gốc xuất phát từ chính những quy định của cơ chế từ trước đến nay không?

Các tổ chức thì đã lập ra thì phải tự nuôi bằng chính hội phí của mình đóng góp. Bởi vì bộ máy ngày càng cồng kềnh, kéo theo kinh phí ngày một lớn và người dân đâu thể nuôi mãi được. Ngoài ra, phải kiên quyết giảm biên chế, chỉ chọn những người làm việc được. 100 người yếu cũng không thể bằng 10 người làm việc tốt được.

Tại sao đến giờ này chúng ta mới phát hiện ra câu chuyện “phình” to này?

Khi tiếp xúc với dân, ĐBQH chủ yếu tiếp xúc thông qua cán bộ chính quyền (ít nhất có 19 chức danh) nên không để ý đến câu chuyện phình đại số lượng này. Những lần tiếp cận này, họ chủ yếu kiến nghị đến việc tăng phụ cấp để hoạt động được tốt hơn bởi thấp quá. Nhiều cụ ở Hội Cao tuổi chưa thành lập thì hồi hộp, mong chờ nhưng khi có rồi thì lại nói không có kinh phí hoạt động.

Ông có nói, khó đập bỏ những thứ đã được sinh ra. Vậy làm thế nào để cái đã có hoạt động được tốt và hiệu quả, đúng như người dân mong đợi, thưa ông?

Chúng ta hiện có 6 đoàn thể có vai trò rất quan trọng, nhất là hiện nay, chính quyền khá xa dân. Khi dân bức xúc thì các đoàn thể này sẽ là cây cầu để chuyền tải những bức xúc trên. Hay nói cách khác, chính họ là tháo gỡ các bức xúc có thể là nguy cơ dẫn đến các cuộc biểu tình chống phá chính quyền. Vì vậy, để các đoàn thể này hoạt động có hiệu quả và không còn là gánh nặng bắt người dân phải chịu thì phải tự hoạt động bằng nguồn đóng góp của mình. Cán bộ đoàn thể phải có sự hy sinh vì cái lớn hơn chứ.

Có ý kiến cho rằng, chỉ khi phần gốc được làm rõ thì mới giải quyết được vấn đề. Quan điểm của ông ra sao?

Đúng vậy, nhưng giải quyết gốc hiện nay lại không dễ dàng chút nào, nếu không nói đến hai chữ “không thể”.

Tất cả đều phải cần ngân sách để hoạt động. Theo ông, ngân sách đó cần dừng lại ở “đoạn” nào để có thể “nuôi” lượng cán bộ một cách lâu dài?

Nhiều đoàn thể chỉ nên dừng lại ở cấp nào đó mà chỉ cần người đại diện thôi. Còn khi đã thành đoàn thể thì phải nghĩ đến câu chuyện làm thế nào để các hội viên chủ động đóng góp tham gia? Đấy là cái tài của người làm lãnh đạo.

Cần tháo sớm ngòi nổ

Theo ông, tại sao nhiều người sẵn sàng bỏ ra một khoản tiền lớn để chạy được một vị trí có ít quyền hành với mức lương thấp?

Nhiều người tham gia hội đoàn do tổ chức phân công, thậm chí cần vai vế trong làng xã. Song cũng có người chạy vào một chỗ nào đó để nhằm một mục đích khác lớn hơn. Điều này là có. Như ở Thanh Hóa mà các bạn đã nêu đó. Dùng nhiều tiền để chạy chức trưởng thôn cũng chỉ vì chức đó có quyền ký để bán đất.

Cũng theo khảo sát của NNVN, hầu hết địa phương nghèo phải thu tiền của dân để trả lương cho cán bộ xã. Ông có cảnh báo tình trạng sau đó của câu chuyện này thế nào?

Theo tôi, khi người dân phải đóng góp nhiều để nuôi một bộ máy cán bộ ngồi không nhiều năm thì sẽ không ai chịu được lâu dài. Như vụ Thái Bình cách đây ít năm, cũng bởi đóng góp quá nhiều nên người dân không chịu nổi mà phải vùng lên.

Có ý kiến cho rằng, cán bộ cấp xã, thôn sẽ không thể làm gì sai nếu như không được “cấp trên” bật đèn xanh?

Tôi chưa hiểu "đèn xanh" lên đến cấp nào. Song chỉ cần thu sai quy định, gây khổ cho người dân là đã sai phạm rồi và phải chấm dứt trước khi người dân vùng lên. Đau cũng phải làm. Người dân đã nghèo rồi sao lại bắt dân phải kéo theo một đoàn người dài như vậy? Chúng ta cứ nói phải đuổi kịp cho bằng các nước, phải đi tắt đón đầu. Thế nhưng lại cứ đi qua rừng rồi còn kéo theo cả đoàn người dài như thế? Chịu sao nổi. Đúng là bài toán nan giải.

Điều cuối cùng mà tôi muốn nói, đó là tôi đánh giá cao phát hiện của NNVN. Tuy có thể chẳng làm gì được ngay nhưng ít ra cũng khiến cho các cấp quản lý cao hơn phải giật mình. Bởi đây có thể sẽ là ngòi nổ nếu như chúng ta không sớm giải quyết.

Xin cảm ơn ông!

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Dông lốc ở Lào Cai gây thiệt hại gần 3 tỷ đồng

Các hiện tượng thời tiết cực đoan xuất hiện ngày càng gây thiệt hại lớn tài sản người dân trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm