| Hotline: 0983.970.780

Chúng ta đầy đủ căn cứ pháp lý cùng cứ liệu lịch sử

Thứ Sáu 03/08/2012 , 09:21 (GMT+7)

Việc tranh chấp chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa, trả lời phỏng vấn NNVN, ông Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ, cho biết: "Việt Nam có đầy đủ căn cứ pháp lý cũng như những cứ liệu lịch sử để chứng minh Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Việc tranh chấp chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa, trả lời phỏng vấn NNVN, ông Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ, cho biết: "Việt Nam có đầy đủ căn cứ pháp lý cũng như những cứ liệu lịch sử để chứng minh Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".


Ông Trần Công Trực

Việc hàng loạt tấm bản đồ qua nhiều triều đại của Trung Quốc đều không thể hiện quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa được phát hiện và công bố, cho thấy chính lịch sử TQ đã bác bỏ lập luận mà nước này đang đưa ra nhằm độc chiếm Biển Đông. Là người có nhiều năm nghiên cứu những tranh chấp tại Biển Đông, ông có đánh giá như thế nào về sự kiện này?

Trung Quốc đưa ra bản đồ đường chữ U, một bản vẽ mơ hồ không hề có cơ sở để yêu sách về chủ quyền Biển Đông. Họ đưa ra khái niệm “vùng nước lịch sử” và khẳng định rằng tổ tiên của họ từ hàng ngàn năm trước đã hoạt động khai thác ở vùng biển này. Tuy nhiên, nếu chỉ căn cứ vào mô tả lịch sử để giành chủ quyền thì có lẽ thế giới sẽ bị đảo lộn, rất nhiều quốc gia sẽ bị mất đi, ngay cả TQ cũng sẽ mất đi nếu chúng ta quay lại lịch sử.

Ngay cả những địa danh cũng vậy, không phải TQ đặt tên cho các quần đảo thì tức là người TQ đã từng làm ăn, khai thác cũng như là sở hữu những quần đảo đó. Nếu nói như vậy thì Ấn Độ dương sẽ thành của Ấn Độ và Vịnh Thái Lan sẽ là của Thái Lan. Không phải vậy. Các nước phương Tây như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha đã từng có những đội thuyền đi khám phá Đại Tây Dương, Thái Bình Dương và đã đặt tên, cắm cờ trên những quần đảo họ đặt chân đến. Không lẽ họ cũng có chủ quyền cả Thái Bình Dương? Lịch sử nước Anh từng có rất nhiều vùng đất thuộc địa trên khắp các vùng lãnh thổ, thậm chí nếu nhìn vào bản đồ lãnh thổ của Anh người ta từng có thể nói “mặt trời không bao giờ lặn trên Vương quốc Anh”.

Vì vậy không thể chỉ căn cứ vào bản đồ để đòi lãnh thổ, vì có rất nhiều loại bản đồ, người ta đi biển cũng cần có bản đồ thậm chí có những bản đồ của một quốc gia nào đó được vẽ lên chỉ nhằm mục đích để bành trướng lãnh thổ.

Một tấm bản đồ có được sử dụng như một chứng cứ hay không cũng còn phải xét đến góc độ pháp lý của tấm bản đồ đó. Điều đó còn phụ thuộc vào tấm bản đồ đó được vẽ ra có xuất phát từ một quyết định hành chính của nhà nước hay không. Vừa rồi, dư luận hết sức phấn khích về chuyện chúng ta tìm được bản đồ của Trung Quốc không thể hiện Hoàng Sa và Trường Sa.

Tôi khẳng định tấm bản đồ này hết sức có giá trị về mặt tuyên truyền nhưng về mặt pháp lý cũng cần có nghiên cứu sâu hơn. Để xem tấm bản đồ đó gắn liền với văn bản hành chính của cơ quan quyền lực của nhà nước đó như thế nào và nội dung bản đồ đó phục vụ cho cái gì cũng như có loại bản đồ hành chính, bản đồ kinh tế, bản đồ tài nguyên… Lập luận của TQ ở đây là “chủ quyền lịch sử” và họ đang muốn dẫn dắt các nước trong khu vực vào cuộc tranh chấp của họ.

Vậy trong đấu tranh khẳng định chủ quyền Biển Đông chúng ta phải kiên định nguyên tắc nào, thưa ông?

Tình hình Biển Đông hết sức căng thẳng, cho đến hôm nay vẫn có thông tin đưa ra là TQ tiếp tục điều hàng chục ngàn tàu cá đến Biển Đông. Tiếp theo sự thất bại của hội nghị các nước Asean tại Phnompenh, TQ từ chối ngồi đàm phán COC mặc dù trên dư luận họ vẫn nói sẵn sàng. Có ý kiến nói rằng TQ đang “trả đũa” Việt Nam trong hoạt động lập pháp hay trả đũa Philippines sau những gây hấn ở Scarborough, hay Mĩ trong một số hoạt động quân sự tại Biển Đông.

Họ cũng nói rằng sở dĩ TQ không ngồi đàm phán vì các thành viên kí tuyên bố chung DOC không thực hiện đúng cam kết, gây ra tranh chấp làm cho TQ bực mình, không đàm phán nhưng nếu hiểu như vậy thì cực kì nguy hiểm. Tôi cho rằng những lý do này phù hợp với mong muốn của TQ trong việc từ chối đàm phán COC. Ta phải khẳng định rằng tất cả các hoạt động của TQ đều nằm trong kế hoạch được tính toán trong chiến lược bành trướng ra Biển Đông, thực hiện âm mưu độc chiếm Biển Đông. Điều này TQ đã làm từ lâu, là cả một chiến lược lâu dài.

Về quân sự, họ dùng vũ lực đánh chiếm Hoàng Sa, chiếm Trường Sa. Về mặt dư luận, TQ tuyên truyền có chủ quyền đối với Tây Sa, Nam Sa, Đông Sa, Trung Sa rằng đây là chủ quyền lịch sử, rằng người TQ đã phát hiện và khai thác ở vùng biển này từ hàng nghìn năm trước... Có thể thấy, TQ đang cố tình gây ra sự kiện trên rất nhiều mặt trận ngoại giao, quân sự, kinh tế, thông tin tuyên truyền… vì vậy chúng ta phải hết sức thận trọng và tỉnh táo.

Quan điểm đấu tranh của chúng ta là phải theo nguyên tắc chiếm hữu thực sự, rằng nhà nước Việt Nam là nhà nước đầu tiên chiếm hữu và thực thi chủ quyền liên tục trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa từ khi các quần đảo này còn là mảnh đất vô chủ. Và Việt Nam có đầy đủ căn cứ pháp lý cũng như những cứ liệu lịch sử để chứng minh.

Ông nhận định như thế nào về việc TQ hợp nhất cả bãi đá ngầm Scarborough mà Philippine đang tuyên bố chủ quyền với bãi đá ngầm Macclesfield và hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Trung Quốc có lợi gì trong việc đánh đồng khái niệm bãi đá ngầm với quần đảo?

Theo tôi, việc Trung Quốc nhằm vào bãi cạn Scarborough của Phillipines là một sự tính toán có thâm ý, có ý đồ rất sâu sắc, nằm trong những chiến lược bài bản của họ. Bãi cạn Scarborough được Trung Quốc coi là một bộ phận của quần đảo Trung Sa - một trong 4 quần đảo ở Biển Đông được Trung Quốc tuyên bố thuộc chủ quyền của mình gồm: Tây Sa, Đông Sa, Trung Sa và Nam Sa - theo cách gọi của Trung Quốc.

Thực chất, nơi mà Trung Quốc gọi là quần đảo Trung Sa cũng là một bãi ngầm, phương Tây gọi là bãi ngầm san hô Macclesfield (Macclesfield Bank). Theo Công ước về Luật Biển của Liên Hợp Quốc UNCLOS 1982 (phần 8, điều 121), bãi cạn Scarborough không phải là quần đảo, cũng không phải là đảo. Đó là bãi cạn san hô ngầm dưới biển, mang đặc trưng của vòng đai san hô của Thái Bình Dương, nằm ở giữa bãi Macclesfield và đảo Luzon (Phillipines), cách đảo Luzon khoảng 130 hải lý. Vì thế, chỉ có thể coi đây là một bộ phận của thềm lục địa của quốc gia liên quan, tương tự như các bãi cạn thuộc thềm lục địa của Việt Nam, Malaysia, Indonesia, Brunei, Philippinnes.

Động vào Scarborough chứng tỏ Trung Quốc muốn gộp Scarborough vào cái gọi là quần đảo Trung Sa (bãi Macclesfield). Tiếp đến, Trung Quốc đưa ra yêu sách mở rộng phạm vi của vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa mà họ tự nhận họ có chủ quyền do sự mở rộng các vùng biển thuộc quyền tài phán quốc gia của Trung Quốc. Ở đây, có một vấn đề là TQ đã tự ý áp dụng quy tắc đường cơ sở cho quốc gia quần đảo ở Biển Đông thay vì áp dụng quy tắc đường cơ sở cho một quốc gia ven biển và đường cơ sở cho quần đảo chiếm hữu. Bằng cách này, TQ mưu đồ hướng tới mở rộng tới 200 hải lý vùng đặc quyền kinh tế tính từ đường cơ sở ở quần đảo. Tuy nhiên, ngay cả khi TQ một mình tự áp dụng quy tắc hết sức vô lý này cũng không thể lý giải được bản đồ đường chữ U.

Xin cảm ơn ông!

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Việt Nam hỗ trợ đưa nông nghiệp trở thành trụ cột kinh tế ở Venezuela

Bộ Nông nghiệp Venezuela đánh giá cao kết quả tốt vượt mong đợi về hợp tác nông nghiệp song phương, ngay cả trong điều kiện Venezuela vô cùng khó khăn.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Bị đá đè tử vong khi đào dúi rừng

Ông Tẩn Phù Dìn ở xã Trịnh Tường (huyện Bát Xát, Lào Cai) đã bị đá đè tử vong trong khi đào bới đất để bắt dúi rừng tại khu vực rừng vầu.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm