| Hotline: 0983.970.780

Người bệnh “oằn lưng” bởi nhập nhằng giá thầu thuốc

Thứ Hai 27/08/2012 , 10:06 (GMT+7)

Bà Nguyễn Thị Yến, Phó Ban Dược và Vật tư y tế (Bảo hiểm Xã hội Việt Nam), cho biết hiện có gần 29.000 loại thuốc với các tên biệt dược khác nhau với số lượng hoạt chất xấp xỉ 1.500.

Người dân phải mua giá thuốc cao cũng bởi những bất cập về giá thầu thuốc (Ảnh minh họa)

Bà Nguyễn Thị Yến, Phó Ban Dược và Vật tư y tế (Bảo hiểm Xã hội Việt Nam), cho biết hiện có gần 29.000 loại thuốc với các tên biệt dược khác nhau với số lượng hoạt chất xấp xỉ 1.500.

Tuy nhiên khi đối chiếu danh mục thuốc trúng thầu của các địa phương, Bảo hiểm Xã hội VN đã phát hiện nhiều điều bất ổn, cùng một loại thuốc nhưng giá trúng thầu vào các BV lại chênh lệch nhau rất lớn.

Ví dụ năm 2011, thuốc Arginin 200mg của Armephaco trúng thầu vào Bệnh viện hữu nghị VN - Cuba Đồng Hới, Quảng Bình là 650 đồng/viên, trúng thầu vào Bệnh viện T.Ư Huế là 1.100 đồng/viên (chênh lệch 69,2%), thuốc Perabact của Sance (Ấn Độ) trúng thầu vào Đồng Tháp là 18.000 đồng/hộp, vào Cần Thơ là 30.000 đồng/hộp (chênh lệch 66,7%). Đặc biệt, có hiện tượng một loại thuốc có đến 12 biệt dược trúng thầu, nhưng thực chất chỉ có 3-4 sản phẩm đắt tiền được sử dụng, sản phẩm rẻ tiền chỉ đưa vào danh mục trúng thầu cho đẹp.

Tại Hải Phòng, có đến 42 loại biệt dược cùng hoạt chất cefuroxim trúng thầu năm 2011, trong đó riêng cefuroxim 250mg viên có 12 loại trúng thầu, chênh lệch giá giữa loại rẻ nhất và đắt nhất là 2,98 lần. Cũng do đấu thầu chưa phù hợp, biệt dược gốc của nhà phát minh trúng thầu vào Bệnh viện Bạch Mai lại rẻ hơn các thuốc generic (sản xuất theo công thức của nhà phát minh) của Ấn Độ và Hàn Quốc.

 Không chỉ có sự khác biệt về giá thuốc trúng thầu giữa các địa phương mà ngay trong một BV giá cũng chênh nhau tới gần 45%. Đơn cử như thuốc Trikapezon plus (Cty CP Dược phẩm Trung ương 1 sản xuất) và Midapezon (Cty CP Dược phẩm Minh Dân sản xuất) hàm lượng 0,5 g + 0,5 g hoạt chất Cefoperazon + Sulbactam nhưng giá trúng thầu tại BV Phổi Trung ương 33.000 đồng và 47.800 đồng/hộp.

Cũng theo đại diện ngành bảo hiểm, sự chênh lệch này gây thiệt hại cho ngân sách và cả túi tiền của người bệnh, nhất là khi chi phí mua thuốc ở Việt Nam luôn chiếm khoảng 60-70% tổng chi phí cho y tế. Năm 2011, tổng số tiền mua thuốc đấu thầu là khoảng 18.500 tỉ đồng.

Xem thêm
ASEAN cần tiếp tục ưu tiên duy trì đoàn kết, độc lập, tự cường

Ngày 23/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn nhân chuyến thăm làm việc và tham dự Diễn đàn Tương lai ASEAN.

Đưa cán bộ khuyến nông sang Nhật Bản học tập và làm việc

HÀ NỘI Ngày 22/4, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam tiếp và làm việc với đoàn đại biểu quận Nikicho (tỉnh Hokkaido, Nhật Bản).

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Thanh tra tỉnh Bạc Liêu chỉ ra sai phạm tại Bệnh viện Lao và Bệnh phổi

Thanh tra tỉnh Bạc Liêu chuyển hồ sơ sang Cơ quan Cảnh sát điều tra đối với dự án mua sắm trang thiết bị y tế Bệnh viện Lao và Bệnh phổi của tỉnh.