| Hotline: 0983.970.780

Biến đổi khí hậu: 10 cảnh báo khó lường

Thứ Ba 06/10/2009 , 10:36 (GMT+7)

Nếu con người không có những biện pháp ngăn ngừa biến đổi khí hậu hữu hiệu thì hậu quả thật khó lường, trong đó có 10 cảnh báo dưới đây:

Biến đổi khí hậu là một trong những vấn đề thời sự nóng bỏng đang được các quốc gia quan tâm và nếu con người không có những biện pháp ngăn ngừa hữu hiệu thì hậu quả thật khó lường, trong đó có 10 cảnh báo dưới đây:

1. Dải san hô GBR của Australia sẽ biến mất trong vòng 20 năm nữa

Theo các chuyên gia ở Viện nghiên cứu hải dương học của Australia (AMS) thì do biến đổi khí hậu nước biển ấm lên nên dải san hô GBR (Great Barrier Reef) của Australia sẽ bị tuyệt chủng trong vòng 20 năm nữa. Đặc biệt là do hàm lượng CO2 tăng cao làm cho san hô không thể tồn tại được và đây cũng là hệ sinh thái đầu tiên của nhân loại bị ảnh hưởng mạnh nhất do biến đổi khí hậu.

2. Rừng Amazone có thể biến thành sa mạc

Rừng Amazone Brazil hiện được ví như trái phổi của Trái đất, nơi chứa đựng trên một triệu sinh động vật và 1/5 lượng nước ngọt của thế giới, nhưng gần đây do tốc độ đốt phá rừng tăng nhanh nên rừng Amazone không còn là nơi hấp thụ CO2 nữa và có tới 30-60% diện tích của khu rừng nhiệt đới này sẽ trở thành hoang mạc vào năm 2050 nếu như con người không có những biện pháp can thiệp kịp thời.

3. Sa mạc Sahara sẽ được phủ xanh

Các nhà khoa học dự báo do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu mà sa mạc Sahara và những vùng lân cận trong tương lai sẽ được phủ xanh do lượng mưa tăng nhanh. Nước mưa sẽ hồi lưu sự sống cho khu vực này và rất có thể nhiều vùng sẽ trở thành những nơi có thể canh tác được và như vậy diện tích sa mạc sẽ dần dần được thu hẹp lại.

4. Xuất hiện nhiều cơn bão khủng khiếp

Theo dự báo của các chuyên gia ở Bộ Môi trường Mỹ thì do khí hậu thay đổi, nhất là khi nhiệt độ nóng lên nên trong tương lai con người sẽ phải đối phó với nhiều cơn bão khủng khiếp, tần suất mạnh hơn cả cơn bão Katina diễn ra tại Mỹ cách đây vài năm. Đây là những cơn bão lớn được tạo bởi các hoạt động bất thường của nước biển, làm cho nhiều vùng dân cư lớn gần biển sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

5. Năm 2100 thành phố Luân Đôn của Anh sẽ bị nhấn chìm?

Không chỉ được dựng thành phim mang tên Flood mà các nhà khoa học của Anh đã đưa ra dự báo đầu năm 2100 thành phố Luân Đôn, Anh có thể sẽ biến mất, nhất là những vùng đất thấp. Nguyên nhân là do khí hậu thay đổi, băng tan, nước biển trào dâng. Dự kiến cuối thế kỷ 21 nhiều khu phố của Luân Đôn, Anh và New York (Mỹ) sẽ bị bão lụt tàn phá, trong đó Luân Đôn sẽ bị nặng nhất và rất có thể bị nước biển nhấn chìm trong vòng 100 năm nữa.

6. Nhiều loại động vật bị tuyệt chủng

Nhiệt độ trái đất nóng lên tạo điều kiện thuận lợi cho các loại động vật nhỏ phát triển còn các loại động vật lớn lại bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Theo nghiên cứu thì các loại động vật phù du cá nhỏ, khuẩn sẽ phát triển nhanh còn những loại động vật lớn như hươu nai, hổ báo, gấu sẽ bị tuyệt chủng. Cũng theo dự báo trong vòng 30 năm nữa nhóm động vật lớn sẽ giảm trọng lượng trung bình khoảng 50%, đây là quá trình tiến hóa mang tính tự nhiên do khí hậu nóng lên. Như vậy những con cừu sống ở Scotland sẽ có kích thước nhỏ hơn cả về chiều cao lẫn trọng lượng nhằm giúp chúng tồn tại trong điều kiện môi trường mới. Ngoài ra các loại cá lớn ở biển cũng bị ảnh hưởng mật độ sẽ giảm do môi trường sống bị thu hẹp.

7. Hai nghìn hòn đảo của Indonesia sẽ biến mất

Indonesia từ lâu được xem là quốc gia đảo vì nó bao gồm trên 17.500 hòn đảo lớn nhỏ, nhưng nếu tình trạng khí hậu tiếp tục biến đổi theo tình huống xấu thì nhiều hòn đảo của quốc gia này sẽ bị biến mất. Tính đến nay Indonesia đã bị mất 24 đảo và dự kiến đến năm 2050 con số này sẽ tăng lên trên 2.000.

8. Gia tăng nạn khủng bố

Khí hậu nóng lên phát sinh bệnh tật, hạn hán kéo dài dẫn đến mất mùa, đe dọa trực tiếp đến an ninh, kể cả an ninh lương thực. Làm tăng tình trạng di dân, làm cho tình hình an ninh thêm bất ổn, xung đột chiến tranh xảy ra. Theo số liệu thống kê của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc thì nạn di dân tự do hiện nay tại nhiều nơi tăng lên rất nhanh, vượt quá tầm kiểm soát của con người, buộc người ta phải áp dụng những hình thức cứng rắn. Cũng từ những hoạt động trên đã tạo ra nhiều vấn đề tiêu cực trong đó có nạn khủng bố, cướp giật và bạo loạn xảy ra ở nhiều nơi.

9. Băng trên dãy Anpơ sẽ bị hóa lỏng hoàn toàn

Do khí hậu ấm lên mà những dải băng khổng lồ của dãy Anpơ sẽ bị tan ra. Ví dụ nhiều khu giải trí trượt tuyết ở khu vực này hiện đã bị xóa sổ vì không còn băng. Theo dự báo nếu nhiệt độ tiếp tục ấm lên thì năm 2030-2050 băng trên dãy Anpơ sẽ tan ra hoàn toàn và như vậy buộc Thụy Sỹ và Italia phải ngồi lại để cắm lại mốc biên giới của mình.

10. Maldives sẽ biến mất

Trong tương lai nếu nhiệt độ trái đất tiếp tục nóng lên thì nhiều vùng đất thấp của một số quốc gia trên thế giới sẽ bị nước biển nhấn chìm, trong số này có Maldives, thậm chí cả những thành phố được xem là trung tâm du lịch hấp dẫn cũng sẽ bị ảnh hưởng. Tại Maldives một số bãi biển hiện đang bị chìm dần và dự kiến trong 100 năm nữa một số vùng của quốc gia này sẽ bị xóa tên trên bản đồ thế giới.

Xem thêm
ASEAN cần tiếp tục ưu tiên duy trì đoàn kết, độc lập, tự cường

Ngày 23/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn nhân chuyến thăm làm việc và tham dự Diễn đàn Tương lai ASEAN.

Đưa cán bộ khuyến nông sang Nhật Bản học tập và làm việc

HÀ NỘI Ngày 22/4, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam tiếp và làm việc với đoàn đại biểu quận Nikicho (tỉnh Hokkaido, Nhật Bản).

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hàng trăm tấn rong trôi dạt vào biển Đồ Sơn, Cát Bà là rong mơ

HẢI PHÒNG Những ngày vừa qua, tại khu vực biển thuộc quần đảo Cát Bà và Đồ Sơn xuất hiện hàng trăm tấn rong trôi dạt vào bờ, rồi tràn lên các bãi tắm.