| Hotline: 0983.970.780

Sẽ xử lý 23 đầu nậu lòng bò

Thứ Năm 20/09/2012 , 10:02 (GMT+7)

UBND quận 8 đã có văn bản chỉ đạo tăng cường công tác kiểm tra, xử lý tình trạng ô nhiễm môi trường, không đảm bảo ATVSTP.

Người tiêu dùng phải cảnh giác với bò khô giả “siêu hóa chất” bày bán nhan nhản ở chợ Bình Tây TPHCM

Trạm Thú y quận 8 - TPHCM cho biết, trên đường Bến Ba Đình và Hưng Phú (phường 8 và 9) đang có 23 điểm sơ chế, kinh doanh phụ phẩm gia súc không có giấy đăng ký kinh doanh, hoặc kinh doanh không đúng ngành nghề đăng ký.

>> Kinh dị bò khô giá... siêu rẻ!

Theo tìm hiểu của NNVN, ngoài hàng loạt các cơ sở kinh doanh phụ phẩm trâu bò trái phép, tại Bến Ba Đình và đường Hưng Phú còn có 6 hộ được cấp giấy đăng ký kinh doanh mua bán các sản phẩm từ thịt gia súc, gia cầm đông lạnh và sản phẩm chế biến đông lạnh.

Cụ thể, tại Bến Ba Đình có 4 cơ sở có giấy phép của ông Nguyễn Văn Đông (số 59), bà Trần Thị Thu Thủy (số 79), ông Nguyễn Ngọc Quý (số 105) và ông Đinh Công Kiệt (số 381/18). Còn tại đường Hưng Phú có 2 cơ sở có giấy phép của bà Dương Thị Hoa (số 14A/3) và ông Võ Văn Đực (số 143A).

Tuy nhiên, giấy đăng ký này không hề cho phép mua bán, sơ chế phụ phẩm trâu bò. Vậy nhưng, 6 cơ sở đã dùng giấy phép đăng ký kinh doanh “thịt đông lạnh” như một bức bình phong để “luyện” phụ phẩm, cung cấp cho các lò bò khô và các quán nhậu trên khắp địa bàn TPHCM.

Trạm Thú y quận 8 cho biết, hàng chục năm trước đây khu vực Bến Ba Đình đã hình thành hẳn một dãy phố chuyên mua bán, sơ chế phụ phẩm lòng bò như một nghề “truyền thống”. Do hoạt động ngày càng mất vệ sinh, gây ô nhiễm môi trường cho con kênh dọc Bến Ba Đình (nước thải chế biến phụ phẩm trâu bò đổ trực tiếp xuống kênh) nên hầu hết không được cấp phép hoạt động nữa.

Đặc biệt, UBND quận 8 cũng có văn bản chỉ đạo tăng cường công tác kiểm tra, xử lý tình trạng ô nhiễm môi trường, không đảm bảo ATVSTP. Lãnh đạo quận 8 cũng giao cho UBND phường 8 làm việc với các hộ kinh doanh phụ phẩm trâu bò tại Bến Ba Đình, yêu cầu tạm ngưng hoạt động với các hộ không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Đối với các hộ có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và giấy chứng nhận đủ điều kiện ATVSTP, phải khắc phục ngay các tồn tại theo yêu cầu của cơ quan chức năng.

Đại diện Trạm Thú y quận 8 cũng khẳng định: Trong thời gian qua, lãnh đạo UBND quận và phường 8, Trạm Thú y và các phòng ban liên quan đã làm việc nhiều lần nhưng chưa giải quyết xong. Để đảm bảo dịch tễ địa bàn, Trạm Thú y quận 8 sẽ tăng cường kiểm tra, quản lý nguồn gốc phụ phẩm gia súc, chấn chỉnh điều kiện vệ sinh theo đúng quy định cho đến khi xử lý dứt điểm việc ngưng kinh doanh của các hộ này.

BẮT GIỮ TRÊN 1,7 TẠ PHỤ PHẨM HEO BẨN

Đoàn kiểm tra liên ngành gồm CSGT, quản lý thị trường và Trạm KDĐV An Lạc TPHCM ngày 19/9 cho biết, vừa phối hợp chốt chặn kiểm tra 16 phương tiện vận chuyển và xử lý 3 trường hợp vi phạm, tịch thu tiêu hủy trên 1,7 tạ phụ phẩm heo và một lô gia cầm sống. Toàn bộ số tang vật trên không giấy kiểm dịch, vận chuyển trái phép. 

Xem thêm
Hội chợ xúc tiến thương mại khu vực kinh tế tập thể, hợp tác 2024

Hội chợ diễn ra từ 18-22/4 tại phố Trần Nhân Tông và công viên Thống Nhất, Hà Nội với sự tham gia của 120 HTX từ 44 tỉnh thành và 30 doanh nghiệp.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm