| Hotline: 0983.970.780

Điêu đứng mua gỗ kiểu… vịt trời

Thứ Năm 20/09/2012 , 10:02 (GMT+7)

Do chỗ làm ăn quen biết, DN đã dễ dàng đưa hàng trăm triệu đồng để mua gỗ nguyên liệu về chế biến dù chưa biết “mặt mũi” hàng hoá như thế nào...

Do chỗ làm ăn quen biết, DN đã dễ dàng đưa hàng trăm triệu đồng để mua gỗ nguyên liệu về chế biến dù chưa biết “mặt mũi” hàng hoá như thế nào và chứng cứ pháp lý chỉ là... giấy tờ viết tay. Nay kẻ bán “lật kèo”, khiến người mua chới với, chẳng biết vịn vào đâu để đòi tiền.

Như mua vịt trời!

 

Đó là trường hợp ông Trần Toàn Thiện, ngụ tại 97/1 KP.2, P.Tân Hòa – Biên Hòa – Đồng Nai. Ngày 15/9, ông Trần Toàn Thiện (Chủ một doanh nghiệp chế biến đồ gỗ tại khu Hố Nai, TP Biên Hòa) đã tố cáo tới cơ quan chức năng dấu hiệu “lạm dụng tín nhiệm, chiếm đoạt tài sản” đối với ông Đỗ Văn Tiết (SN1963) và vợ là Lê Thị Xuân Trang (SN1972) cư ngụ tại 723F Tân Kỳ - Tân Quý, Q.Bình Tân, TP.HCM.

 

Do chỗ quen biết đã lâu, tháng 9/2011 bà Trang điện thoại nói rằng có người giới thiệu một cây gỗ Cẩm Lai và hai cây Gõ Đỏ ở Tây Ninh. Nếu ông Thiện có nhu cầu mua thì bà Trang mua dùm. Cuối tháng 9, ông Thiện thuê xe ô tô đón vợ chồng bà Trang xuống Tây Ninh xem cây. Tuy nhiên, vợ chồng bà Trang cho biết đã xem cây nhiều lần rồi và chắc chắn là một cây Cẩm Lai (có hoành tức đường kính vòng cây) khoảng 240 cm, dài khoảng 2m và có 2 nhánh hoành khoảng 160cm).

Hai cây Gõ Đỏ một cây hoành khoảng 240 cm, dài 4,5m và một cây khoảng 220cm hoành, dài 5m. Ông Thiện cho biết, do tin tưởng bà Trang nên chỉ nhẩm tính khối lượng gỗ và trả cây Gõ Đỏ lớn 200 triệu đồng, cây nhỏ giá 50 triệu và cây Cẩm Lai giá 130 triệu đồng. Tổng cộng số tiền mua cả ba cây là 380.000.000 đồng.


Cửa hàng đồ gỗ của bà Trang luôn cửa đóng then cài

Đầu tháng 11/2011, bà Trang điện thoại cho ông Thiện nói đã mua số cây nói trên và yêu cầu đưa tiền để đặt cọc. Số tiền còn lại sẽ thanh toán hết khi cây đã được chất lên xe bàn giao các giấy tờ liên quan theo quy định (giấy tờ vận chuyển gỗ, biên bản bàn giao cây…). Theo đó, ngày 3/11/2011 ông Thiện chuyển cho bà Trang 40 triệu đồng. Những ngày sau đó, bà Trang tiếp tục gọi điện yêu cầu gửi tiền và ngày 4/11/2011 ông Thiện gửi thêm 30 triệu đồng qua tài khoản.

Giữa tháng 11/2011, bà Trang nói ông Thiện xuống Tây Ninh hạ gỗ và ông Thiện nhờ bà Trang thuê người hạ cây giùm. Ngày 20/11/2011 ông Thiện xuống Tây Ninh để lấy gỗ thì bà Trang nói đã mua hết số cây nói trên rồi. Ngay sau đó, bà Trang nói chồng là ông Tiết làm “Thoả thuận mua bán cây” với ông Thiện và yêu cầu giao hết tiền.

Do đó, ông Thiện đã ký thỏa thuận mua bán số cây với ông Tiết và tiếp tục đưa 200 triệu đồng cho vợ chồng bà Trang. Số tiền còn lại 110 triệu đồng sẽ được giao khi nhận đúng số cây, loại cây đã được chất lên xe và các giấy tờ liên quan trong vòng 3 ngày (kể từ 21/11/2011 đến 23/11/2011).

Dấu hiệu lừa đảo

Nguồn tin của PV, hiện cơ quan công an cũng đang thu thập chứng cứ để làm rõ vụ việc. Ngoài ra, trong vụ việc này, trao đổi với PV, ông Nguyễn Văn Đức – Đội trưởng Đội cơ động (Chi cục Kiểm lâm TP.HCM) cho biết, Đội cơ động cũng đã hai lần xuống cửa hàng đồ gỗ Tây Nguyên của vợ chồng bà Trang để tiến hành kiểm tra theo tố cáo nhưng cửa hàng luôn… cửa đóng then cài.

Khi tới Tây Ninh thì vợ chồng bà Trang bỏ về TP.HCM. Sau đó ông Thiện liên tục gọi điện yêu cầu bà Trang lo thủ tục giấy tờ để vận chuyển gỗ và được trả lời là cứ chờ sẽ có người lo giấy tờ nhưng sau đó bà Trang tắt điện thoại.

Buồn hơn, khi tiến hành cắt cây, ông Thiện mới té ngửa vì đó không phải là gỗ Gõ Đỏ và cũng không phải là Cẩm Lai. Quá bất ngờ, ông Thiện nhiều lần điện thoại cho vợ chồng bà Trang nhưng không được và phải ở lại Tây Ninh 3 ngày để chờ nhưng không thấy vợ chồng người bán đâu nên phải ra về. Ông Thiện bức xúc cho biết, không liên lạc được với vợ chồng bà Trang nên quay trở lại Tây Ninh thì phát hiện toàn bộ những cây gỗ trên ai đã chuyển hết. Tới nay, dù tiền đã trao mà gỗ không thấy.

Trao đổi với PV, một luật sư cho biết, vụ việc cho thấy có dấu hiệu “lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” của vợ chồng bà Trang. Tuy nhiên, do vợ chồng bà Trang không bỏ trốn khỏi nơi cư trú mà chỉ lảng tránh không gặp ông Thiện thì chỉ có thể khởi kiện ra toà án kinh tế. Ngoài ra, để khởi kiện để đòi tiền cũng là vấn đề nan giải vì vụ việc có dấu hiệu “sắp đặt trước” từ phía vợ chồng bà Trang.

Xem thêm
Gạo ST24, ST25 chưa được hưởng ưu đãi thuế quan khi xuất khẩu sang châu Âu

Vừa qua, xuất hiện thông tin về việc giống gạo ST24 và ST25 đã được ưu đãi thuế xuất khẩu sang thị trường EU. Tuy nhiên, đây là các thông tin chưa chính xác.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm