| Hotline: 0983.970.780

Hội nghị FAO khu vực Châu Á - Thái Bình Dương 2012: Đảm bảo an ninh lương thực, giảm đói nghèo

Thứ Sáu 09/03/2012 , 08:33 (GMT+7)

Nhân sự kiện quan trọng này, NNVN đã có cuộc trao đổi với PGS.TS Bùi Bá Bổng - Thứ trưởng Bộ NN-PTNT một số nội dung chính về Hội nghị...

Hội nghị FAO Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương lần thứ 31 chuẩn bị được tổ chức tại Hà Nội, từ 12-16/3/2012. Nhân sự kiện quan trọng này, NNVN đã có cuộc trao đổi với PGS.TS Bùi Bá Bổng - Thứ trưởng Bộ NN-PTNT một số nội dung chính về Hội nghị...

Thứ trưởng Bùi Bá Bổng

Thứ trưởng Bùi Bá Bổng cho biết, Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) là một trong các cơ quan của Liên hợp quốc được thành lập nhằm hỗ trợ các nước đạt được an ninh lương thực, đảm bảo mọi người luôn luôn có đủ lương thực về số lượng và chất lượng để sống khỏe mạnh, tạo ra cuộc sống tốt đẹp hơn cho dân cư nông thôn và đóng góp vào tăng trưởng kinh tế thế giới.

Theo quy định, định kỳ 2 năm một lần, FAO tổ chức họp Đại Hội đồng ở Rome (Italia) và 5 Hội nghị FAO Khu vực (Châu Á - Thái Bình Dương, Châu Phi, Châu Mỹ và Ca-ri-bê, Châu Âu và Trung Đông) nhằm xây dựng chính sách và phê duyệt các chương trình, ngân sách cho 2 năm tiếp theo.

Hội nghị FAO Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương lần thứ 31, FAO đề xuất tổ chức tại Việt Nam. Sau khi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xin ý kiến Thủ tướng Chính phủ và được sự chấp thuận, FAO và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã quyết định phối hợp để tổ chức Hội nghị tại Hà Nội từ 12-16/3/2012. Đây là lần đầu tiên Hội nghị FAO Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương được tổ chức tại Việt Nam. Cách nay hai năm Hội nghị lần thứ 30 đã được tổ chức tại Hàn Quốc.

Tham dự Hội nghị có các đại diện của 44 nước thành viên của FAO Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, trưởng các đoàn là cấp Bộ trưởng, Thứ trưởng, lãnh đạo các tổ chức quốc tế liên quan đến nông nghiệp và phát triển nông thôn, các tổ chức xã hội, số đại biểu dự Hội nghị khoảng 500. Tổng Giám đốc FAO, ông José Graziano da Silva sẽ dự Hội nghị, đây là lần đầu tiên ông đến Việt Nam sau khi vừa nhậm chức cuối năm vừa rồi. Dự kiến lãnh đạo Chính phủ Việt Nam sẽ phát biểu và tuyên bố khai mạc Hội nghị.

Chủ đề chính của Hội nghị lần này là gì, thưa Thứ trưởng?

Chủ đề của Hội nghị FAO Hà Nội 2012 là an ninh lương thực và giảm đói nghèo ở khu vực nông thôn. Lý do chọn chủ đề này vì hiện nay số người không đủ lương thực, đói nghèo trên thế giới còn gần 1 tỷ người, trong đó 65% sống ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Mục tiêu giảm phân nửa người đói nghèo trên thế giới vào năm 2015 như mục tiêu Thiên niên kỷ đưa ra vào năm 2000 rõ ràng đang là một thách thức lớn cho khu vực và thế giới vì thời gian để hoàn thành chưa đầy 4 năm nữa. Trong khi đó, nhiều yếu tố tiêu cực ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp và an ninh lương thực ở phạm vi toàn cầu đã xuất hiện như khủng hoảng kinh tế thế giới, biến đổi khí hậu, tài nguyên nước giảm sút, diện tích đất nông nghiệp suy giảm, xu thế gia tăng sản xuất nhiên liệu sinh học…

Hội nghị sẽ giành 2 ngày 12-13/3 để các quan chức cấp cao thảo luận các nội dung của chủ đề hội nghị và trong 2 ngày 15-16/3 Hội nghị chính thức với sự tham dự của các lãnh đạo các đoàn để chuẩn y các khuyến nghị và giải pháp.

Là nước chủ nhà, Thứ trưởng cho biết vị trí của Việt Nam tại Hội nghị này?

Sau khi khủng hoảng kinh tế thế giới xảy ra vào năm 2008 và cùng năm này, an ninh lương thực toàn cầu đã bị thách thức nghiêm trọng, FAO đã triệu tập Hội nghị an ninh lương thực thế giới vào tháng 11 năm 2009 với sự tham dự của các nguyên thủ các quốc gia. Tại Hội nghị thượng đỉnh này, FAO công bố Việt Nam là 1 trong 4 nước trên thế giới (Brazil, Nigeria và Armenia) làm tốt lĩnh vực an ninh lương thực và giảm đói nghèo và đã đạt được mục tiêu Thiên niên kỷ về giảm đói nghèo trước thời hạn.

Vì vậy, Hội nghị FAO khu vực Châu Á - Thái Bình Dương 2012 được tổ chức tại Hà Nội với chủ đề trọng tâm là an ninh lương thực và giảm đói nghèo ở khu vực nông thôn, Việt Nam vừa có vinh dự vừa có dịp được chia sẻ kinh nghiệm và trách nhiệm của mình đối với mục tiêu an ninh lương thực của khu vực và thế giới. Cũng cần nêu ra trong vòng 22 năm qua, Việt Nam đã đóng góp cho an ninh lương thực thế giới với lượng gạo xuất khẩu trên 80 triệu tấn.

Cũng nhân dịp này, hình ảnh nông nghiệp Việt Nam nổi lên về đảm bảo an ninh lương thực, xuất khẩu nông sản, bảo vệ môi trường và đối phó với biến đổi khí hậu sẽ được giới thiệu với các đại biểu quốc tế. Trong ngày 14/3, các đại biểu sẽ thăm thực tế tại Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc tại Phú Thọ và được nhìn cảnh quan nông nghiệp của vùng trung du miền núi Việt Nam. Ngoài ra, sự hợp tác giữa Việt Nam - FAO là một trong những điển hình hợp tác có hiệu quả, đặc biệt nhiều năm qua FAO đã lựa chọn Việt Nam tham gia vào chương trình hợp tác Nam - Nam do FAO khởi xướng để giúp các nước Châu Phi gia tăng sản xuất nông nghiệp.

 Xin cảm ơn Thứ trưởng!

Xem thêm
Hội chợ xúc tiến thương mại khu vực kinh tế tập thể, hợp tác 2024

Hội chợ diễn ra từ 18-22/4 tại phố Trần Nhân Tông và công viên Thống Nhất, Hà Nội với sự tham gia của 120 HTX từ 44 tỉnh thành và 30 doanh nghiệp.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Bảo hiểm Agribank Phú Thọ chi trả 352 triệu đồng quyền lợi cho khách hàng

Bảo hiểm Agribank Phú Thọ phối hợp với Agribank - Chi nhánh Tuyên Quang chi trả quyền lợi Bảo an tín dụng cho khách hàng tham gia vay vốn không may gặp rủi ro.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm