| Hotline: 0983.970.780

Cá tra, tôm cùng ngắc ngoải

Thứ Tư 13/06/2012 , 10:06 (GMT+7)

2 ngành hàng chủ lực là tôm và cá tra đang trong tình trạng cực kỳ khó khăn mặc dù XK thủy sản 5 tháng đầu năm vẫn tăng trưởng khá.

Xuất khẩu thủy sản 5 tháng đầu năm nay vẫn tăng trưởng khá so với cùng kỳ năm ngoái. Nhưng 2 ngành hàng chủ lực là tôm và cá tra lại đang trong tình trạng cực kỳ khó khăn. Đó là những thông tin chính vừa được đưa ra tại Hội nghị toàn thể hội viên VASEP vừa diễn ra trong ngày 12/6/2012 ở TP HCM.

>> Đề nghị 3 giải pháp cứu cá tra
>> Đừng vội vàng bán cá tra
>> Cá tra - thức ăn cùng... chết ngộp
>> XK cá tra sang châu Âu gặp khó
>> Nuôi trồng thủy sản: Chật vật vay vốn
>> Lãi vẫn cao, vay vẫn khó
>> 154 ha tôm chết
>> Thiếu 7 tỷ con tôm giống
>> Cypermethrin - Sát thủ diệt tôm!
>> Tôm XK sang Nhật Bản bị cảnh báo Ethoxiquin

Cá tra đang “chết”

Giá cá tra vừa nhúc nhích lên được 24.000 đ/kg hồi giữa tháng 5 vừa rồi, nay lại đã giảm mạnh xuống dưới giá thành. Theo ông Nguyễn Văn Ký, TGĐ Cty CP XNK Thủy sản An Giang, giá cá tra loại tốt hiện nay không quá 22.000 đ/kg. Với mức giá này, người nuôi cá tra ở ĐBSCL lại méo mặt vì lỗ ít nhất là 1.000 đ/kg.

Điều đáng nói là việc giá cá vừa giảm mạnh xuống, không phải do lượng cá trong dân đang nhiều, mà do phần lớn các doanh nghiệp đang trong tình trạng khốn đốn. Mà theo ông Dương Ngọc Minh, Chủ tịch Ủy ban cá nước ngọt của VASEP, là  cá tra hiện đang khá rẻ, rẻ hơn giá thành, vậy mà nhiều doanh nghiệp không có tiền để mua.

Ông Minh cho biết, hiện nay, trong ngành cá tra, chỉ có 20% DN đang tồn tại và phát triển được. Còn 80% DN gặp khó khăn lớn vì phụ thuộc vào nguồn vốn vay ngân hàng. Trong đó, có 30% DN đang trong tình trạng hấp hối.  Không có vốn, lại sắp đến hạn trả nợ cũ cho ngân hàng, DN buộc lòng phải bán phá giá cá tra, khiến cho giá cá xuất khẩu giảm mạnh. Giá xuất khẩu sang EU hiện chỉ còn 2,7 USD/kg, giá sang Mỹ khoảng 3-3,1 USD/kg.

Giá cá tra xuất khẩu Việt Nam đã giảm khá mạnh, nhưng vẫn đang rất khó bán, nhất là vào thị trường EU. Con số thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy rõ điều này, khi trong quý 1 vừa rồi, kim ngạch xuất khẩu cá tra sang EU giảm tới 12,4% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tôm cũng tê liệt

Theo ông Trần Văn Lĩnh, TGĐ Cty CP Thuận Phước (Đà Nẵng), giá tôm xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU cũng vừa giảm từ 1-1,5 USD/kg. Như vậy, vào thời điểm này, giá tôm xuất khẩu của Việt Nam đã ở mức thấp hơn so với giá thành, vậy mà cũng rất khó bán. Nguyên nhân là do giá tôm ở nhiều nước như Ấn Độ, Thái Lan, Indonesia, Malaysia… đang tiếp tục hạ xuống.


Chế biến tôm XK

Ông Hồ Quốc Lực, Chủ tịch Ủy ban tôm của VASEP, cho rằng các DN tôm đang trong thời kỳ rất gian nan. Giá tôm trên thị trường thế giới đang khá thấp, trong khi giá tôm Việt Nam lại cao. Thị trường lớn nhất là Nhật Bản hiện đang ở trong thời điểm mang tính mất còn vì dư lượng Ethoxyquin. DN không thể không xuất khẩu tôm sang Nhật Bản, nhưng độ rủi ro là rất lớn. Điều lo sợ nhất hiện nay của các DN là hàng đã đưa tới thị trường nhập khẩu lại bị trả về. Năm ngoái, lượng hàng tôm bị trả về trị giá tới 30 triệu USD. Trong đó, các DN bị thiệt hại tới 1/3 giá trị do phải thêm chi phí vận chuyển và giá bán ở trong nước thấp hơn so với giá xuất khẩu.

Tình trạng thiếu nguyên liệu trầm trọng bởi dịch bệnh hoành hành trên tôm từ Bắc vào Nam, cũng đang gây khó khăn lớn cho ngành tôm. Ông Hồ Quốc Lực cho biết, vì những khó khăn quá lớn đó mà đang có hàng loạt cơ sở chế biến tôm lâm vào tình trạng tê liệt.

Phải tái cơ cấu ngành hàng

Trước tình trạng ngắc ngoải chung đó, nhất là với con cá tra, vừa qua Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) đã phải gửi văn bản đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, chấp thuận 3 giải pháp cứu cá tra, gồm gia hạn nợ, cho vay mua cá và phát triển vùng nuôi, khoanh nợ. Theo VASEP, hiện các DN đang cần nguồn vốn vay tới 5.000 tỷ đồng để thu mua 200 ngàn tấn cá nguyên liệu trong dân.

Tuy nhiên, giải quyết vốn vay chỉ là biện pháp tình thế. Theo ý kiến của nhiều chuyên gia, doanh nghiệp cá tra, để thực sự giải cứu được con cá tra và đưa nó phát triển bền vững, cần phải mạnh dạn và đẩy mạnh việc tái cơ cấu lại các DN cá tra. Ông Dương Ngọc Minh cho rằng, trước hết, các ngân hàng phải cùng với VASEP phân loại các DN xuất khẩu cá tra. Những DN nào mà nợ vay chỉ gấp 2 lần vốn sở hữu và đang hoạt động ổn định, thì ngân hàng nên mạnh dạn cho vay vốn để những DN này tiếp tục phát triển, tạo động lực kéo cả ngành cá tra đi lên. Những DN đang nợ gấp 3-4 lần vốn sở hữu, nên được tái cơ cấu lại nợ, để có thể phục hồi sản xuất, xuất khẩu, trả được nợ cho ngân hàng.

Còn những DN nào đang nợ nần quá nhiều, thì không nên cho vay nữa, và có thể chấp nhận cho phá sản. Cũng theo ông Minh, các ngân hàng nên cùng phối hợp với VASEP trong việc quy hoạch, cơ cấu lại các DN xuất khẩu cá tra. Bà Nguyễn Thị Hồng Minh, nguyên Thứ trưởng Bộ Thủy sản (nay là Bộ NN-PTNT), nêu ý kiến “Việc tái cấu trúc lại trong ngành cá tra phải rộng lớn hơn, không chỉ ở từng doanh nghiệp mà phải ở cả quy mô toàn ngành”.

Còn với ngành tôm, điều mong mỏi nhất hiện nay của các DN là sớm chặn đứng được dịch bệnh trên tôm và nhất là gỡ được bài toán Ethoxyquin ở thị trường Nhật Bản. Theo ông Nguyễn Hữu Dũng, Phó Chủ tịch VASEP, chúng ta không nên đòi hỏi nhiều từ cơ quan chức năng Nhật Bản, mà chỉ cần đấu tranh sao cho Nhật Bản nâng ngưỡng Ethoxyquin từ 0,01 ppm hiện nay lên 0,1 ppm, là mức mà các DN có thể đạt được.

Xem thêm
Hội chợ xúc tiến thương mại khu vực kinh tế tập thể, hợp tác 2024

Hội chợ diễn ra từ 18-22/4 tại phố Trần Nhân Tông và công viên Thống Nhất, Hà Nội với sự tham gia của 120 HTX từ 44 tỉnh thành và 30 doanh nghiệp.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm