| Hotline: 0983.970.780

Chuyện ở huyệt đạo thiêng

Thứ Tư 13/03/2013 , 08:44 (GMT+7)

Đây được xem là nơi năng lượng vũ trụ của trời và đất giao hòa, chính là 1 trong những huyệt đạo quan trọng nhất của nước ta.

Buổi sơ khai, Cổ Định - Tân Ninh (huyện Triệu Sơn, Thanh Hóa) nằm nép mình dọc chân núi Nưa, nơi nữ tướng Triệu Thị Trinh dựa vào địa thế hiểm yếu làm căn cứ chiêu mộ nghĩa quân chống giặc Ngô. Về sau, người dân nơi đây tiến dần về hai bên bãi bồi sông Lưỡng Giang mà làm ăn, sinh sống. Cổ Định có nền văn hóa lâu đời, được xem là vùng đất thiêng, địa linh nhân kiệt…

Di tích Am Tiên (xã Tân Ninh, Triệu Sơn) nằm trên đỉnh cao nhất của ngọn núi Nưa (núi Na hay còn gọi là Na Sơn). Nơi đây trở thành một trong những trung tâm du lịch tâm linh của quốc gia. Đền thờ Bà Triệu, huyệt đạo thiêng cùng những câu chuyện huyền bí, những hiện tượng kỳ lạ xảy ra trên đỉnh Ngàn Nưa đang ngày ngày thu hút hàng vạn du khách thập phương tìm về.

Huyệt đạo thiêng

Núi Nưa thuộc 3 huyện Nông Cống, Triệu Sơn, Như Thanh (Thanh Hóa), được xếp liền kề nhau bởi 7 phiến núi tạo nên Ngàn Nưa trùng điệp, uốn mình như thế rồng lượn. Am Tiên là đỉnh cao nhất của Ngàn Nưa. Năm 248, Bà Triệu dấy binh khởi nghĩa, cho dựng trên núi một ngôi chùa công đức lấy tên “Bích Vân Cung Tự”, tục gọi là chùa Am Tiên.

Trải qua bao biến thiên, thăng trầm của lịch sử, nhân dân trong vùng Cổ Định - Tân Ninh tưởng nhớ công ơn của Vua Bà và các tướng lĩnh, đã lập đền thờ Bà Triệu dưới chân núi Nưa, đồng thời xây dựng, khôi phục Am Tiên trên đỉnh núi.

Cứ đến ngày mùng 9 tháng Giêng hằng năm, địa phương tổ chức khai hội Đền Nưa - Am Tiên, đồng thời tổ chức lễ mở “cổng trời” trên đỉnh núi Nưa lồng lộng gió. Nơi mở “cổng trời” là vị trí cao nhất của đỉnh núi, cao so với mặt nước biển hơn 500 m, là vị trí huyệt đạo của nước ta.


Đường lên Am Tiên cheo leo, hiểm trở

Ngàn Nưa - Am Tiên có sức hút kỳ lạ đối với không chỉ người dân quanh vùng mà với cả du khách thập phương. Từ những ngày đầu năm mới, hàng nghìn du khách rồng rắn lên Am Tiên. Đường lên núi dài gần 4 km, cheo leo, vòng vèo, hiểm trở, nhiều đoạn dốc cao trên 15 độ và những khúc cua tay áo, chỉ sơ sẩy là rơi xuống vực sâu, nếu đi bộ phải mất hơn 2 giờ, đi xe máy khoảng hơn 30 phút.

Huyệt đạo thiêng ở giữa một bãi đất bằng phẳng, bốn mùa mây la đà bao phủ. Ngày trời quang mây tạnh, từ đây có thể trông thấy làng mạc trù phú, những cánh buồm thong dong ngoài biển đông, đưa tay lên tưởng như chạm vào bồng bềnh mây.

Ông Lê Bật Thắng, một trong những người trông coi Am Tiên, giới thiệu: "Đất nước ta có 3 huyệt đạo thiêng. Một là ở núi Đá Chông (Ba Vì, Hà Nội), hai là ở núi Bà Đen (Tây Ninh) và ba chính là chỗ này (tức Đền Am Tiên). Đây được xem là nơi năng lượng vũ trụ của trời và đất giao hòa, chính là 1 trong những huyệt đạo quan trọng nhất của nước ta.

Theo sự chỉ dẫn của ông Thắng, hàng trăm du khách được trải nghiệm và cảm nhận hiện tượng kỳ lạ. Mọi người đứng vào giữa huyệt đạo, thả lỏng cơ thể, mắt nhắm lại, tập trung mọi suy nghĩ lên đôi mắt. Khoảng 2 - 3 phút sau, từ màu tối, dần dần sẽ cảm nhận mắt chuyển thành màu đỏ rực. Chị Hoa, một du khách ở tỉnh Ninh Bình, sau khi mở mắt ra, vừa lấy tay dụi mắt vừa xuýt xoa: Kỳ lạ thật, không tin được nếu mình không trải nghiệm…

Du khách sau khi thành kính thắp hương, đứng giữa trời đất vái 4 phương, họ ngồi xuống đặt tay lên 3 phiến đá xếp giữa huyệt đạo, nhắm mắt lại và lầm rầm cầu xin. Được biết, họ làm như vậy với mong muốn được tiếp thêm một chút năng lượng, sinh khí từ trời đất vào cơ thể.


Du khách sờ tay vào phiến đá giữa huyệt đạo với mong muốn được truyền 
năng lượng từ trời đất

Chuyện giếng tiên, rắn thần

Một hiện tượng thiên nhiên kỳ lạ không giải thích được trên đỉnh Ngàn Nưa, đó là xuất hiện giếng nước trên núi, thường được gọi là giếng tiên. Trên độ cao hơn 500 m không suối, không khe lại có thủy tụ. Không ai xác định được giếng này có từ khi nào. Dân gian vẫn tương truyền, sự chuyển động của vũ trụ tạo ra vết nứt trên đá, dần dần vết nứt rộng ra tạo thành giếng. Nơi đây được cho là giếng mà Bà Triệu và nghĩa quân lấy nước sử dụng hàng ngày. Cũng có truyền thuyết cứ tối tối lại thấy các tiên nữ tắm nên gọi là giếng tiên?!


Nơi được xem là huyệt đạo quan trọng nhất của đất nước

Trước kia, giếng chỉ là một hố sâu chừng 3 - 4 m, rộng hơn 1 m. Do du khách ngày một đông, ai lên Ngàn Nưa - Am Tiên cũng ghé thăm và múc nước giếng đem về; để giữ vệ sinh cho nước giếng nên những người trông coi đền đã kè giếng bằng đá. Lòng giếng rất cạn, từ trên nhìn xuống đã thấy đáy, nhưng nước giếng cứ trong veo, đầy ăm ắp, không bao giờ vơi cạn dù cho hạn hán kéo dài.

Bà Nguyễn Thị Nhung (TP Thanh Hóa) năm nào cũng lên Am Tiên, cho hay: "Nước giếng tiên không phải nấu, cứ thế múc lên mà uống, không lo đau bụng. Chúng tôi còn xin về, dùng nước này để dành dâng lên tổ tiên, ông bà ngày rằm, mùng một hàng tháng”.

Ông Lê Bật Sơn, người trông coi đền Am Tiên, kể cho chúng tôi nghe chuyện có thật ở Am Tiên. Đó là việc xung quanh đền thường xuyên xuất hiện rắn. Nhiều khách thập phương cũng đã tận mắt chứng kiến con rắn nằm ở đền Bà Triệu.

Ông Sơn kể: Đêm mùng 1 Tết Kỷ Sửu (2010), “ông rắn” to bằng cổ tay, dài hơn 1 m bò vào mép bức tường hoa ngay trước sân đền thờ Bà Triệu và nằm cuộn tròn tại đây. Sau đó “ông rắn” bò vào ban thờ, đến ngày mùng 3 Tết thì bò lên mái đền, phía trên bệ thờ và nằm vắt vẻo trên đó.

Lạ là hơn 1 năm, “ông rắn” chỉ nằm ở một tư thế, không thấy “ông rắn” bò đi kiếm ăn, cũng không gây hại và cắn ai bao giờ. Vào một ngày giữa tháng 3/2012, ông Sơn vào đền thắp hương thì thấy “ông rắn” đã “đi” từ lúc nào không biết.


Phiến đá nặng hàng tấn hình voi phục tại Am Tiên

Những chuyện khó tin

Dưới chân núi Nưa, cả một vùng đất rộng lớn thuộc 3 huyện Nông Cống, Triệu Sơn, Như Thanh chính là mỏ quặng crome khổng lồ (một loại kim loại màu quý), từ những năm đầu thế kỷ 20 được người Pháp đánh giá có trữ lượng khoảng 20 - 30 triệu tấn. Chuyện có thật xảy ra với cán bộ, công nhân một Cty chuyên khai thác quặng crome khiến họ hoang mang, sợ hãi.

Kể về tai nạn kinh hoàng xảy ra đã hơn 1 năm, anh D, cán bộ kỹ thuật của Cty, vẫn không hết bàng hoàng và đượm buồn. Vào một ngày giữa năm 2011, anh D phát hiện dưới hố khai thác quặng (độ sâu khoảng 10 m) có một vật lạ. Sau khi anh D gột rửa hết bùn đất thì thấy đấy là một khúc gỗ hình thù giống con chó đang chạy, màu nâu bóng nhoáng. Thấy đẹp, anh D đem vật đó về phòng mình ở khu tập thể Cty, định đem về nhà. Cũng không nhớ vì lý do gì anh D để vật đó lại nhà người bạn thân trên đường về quê.

Được ít hôm, hơn 10 người trong Cty cứ hết người này đến người khác bị tai nạn. Người tự đâm vào đống đất, đá, kẻ tự va vào cột điện bên đường rồi ngã. Người nhẹ thì gãy chân, tay, nặng thì chấn thương sọ não. Người bạn thân của anh D bị ngã khi đang trên đường đi làm về.

Anh D bị nặng nhất. Đang trên đường chở bạn gái đi chơi Sầm Sơn về, xe máy của anh D bị chiếc xe 7 chỗ từ phía sau chồm tới. Bạn gái anh D thiệt mạng tại chỗ. Anh D bị chấn thương sọ não, sau mấy tháng điều trị từ Bệnh viện Đa khoa Thanh Hóa chuyển ra Bệnh viện Việt - Đức (Hà Nội), may mắn thoát chết. Cả Cty lúc đó cứ nháo nhào lên. Người ta xôn xao việc Cty khai thác quặng, động đến đất thiêng, hoặc có ai lấy vật gì của đền, phủ… nên bị phạt?!

Tình cờ, có người phát hiện và nói cho biết vật bằng gỗ chính là vật thờ cúng của Đền Nưa - Am Tiên bị thất lạc. Giữa lúc anh D và một số người đang còn nằm điều trị tại các bệnh viện thì người của Cty đã phải đem vật đó làm lễ và xin đưa “ngài” lên Am Tiên… Lạ kỳ thay, từ ngày “ngài” được trả về đền, mọi người trong Cty lại “tai qua nạn khỏi”.

Không biết có phải là sự trùng hợp ngẫu nhiên hay có chuyện thánh thần quở phạt như mọi người suy luận?!

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Dông lốc ở Lào Cai gây thiệt hại gần 3 tỷ đồng

Các hiện tượng thời tiết cực đoan xuất hiện ngày càng gây thiệt hại lớn tài sản người dân trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm