| Hotline: 0983.970.780

Những mảnh đời ngư phủ

Thứ Hai 27/05/2013 , 09:25 (GMT+7)

Chặng đường dài gần 200 km kéo tôi về với vùng quê biển để nghe những tâm sự của các ngư dân sống trọn đời với biển cả.

Chặng đường dài gần 200 km kéo tôi về với vùng quê biển các huyện Xuyên Mộc, Long Điền, Phước Tỉnh… tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu để nghe những tâm sự của các ngư dân sống trọn đời với biển cả. Và quả thực, phải là họ thì tôi mới biết cuộc sống mà họ lựa chọn cũng bấp bênh như những ngọn sóng họ lướt qua vậy.

Đắng lòng Hồ Đắng

Một làng chài nghèo năm sát bờ biển với hơn 30 hộ. Cuộc sống cơ cực, sáng thì đi biển, chiều lượm ve chai, trẻ con nhiều đứa không được đi học, sinh hoạt trong những chòi lá rách nát. Cơ quan chức năng xuống bắt tháo dỡ chòi, chuyển nhà lên phía trên thị trấn, nhiều người vẫn quay về đây vì họ... nhớ biển.

Đi men theo con đường từ thị trấn Lang Gang thuộc xã Bình Châu, huyện Xuyên Mộc (tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu), dọc phía phải của chợ Bình Châu, chạy thẳng một lèo là có thể nghe phang phảng tiếng sóng biển, vị mặn của muối qua những đợt gió. Qua cầu Hồ Đắng, xa xa có thể thấy được bãi biển tít tắp, với con đường đất do đi nhiều mà thành.

Dừng xe cạnh bìa đường, tôi đi bộ vào sâu trong làng chài. Cảnh tượng nơi đây khiến tôi không khỏi bàng hoàng, ngơ ngác. Những căn nhà rách nát đổ rạp sang một bên, cột trụ gãy tứ tung. Vài cái nồi, mảnh lưới vứt chỏng trơ, trở thành địa bàn của mèo. Nhiều chỗ có vết cháy như kiểu mới đốt, thúng đi biển thì cái úp, cái ngửa, nằm rải rác khắp khu vực bãi biển. Cảnh tượng xơ xác như vừa gánh chịu một cơn bão vậy.

Dọc hai bên bờ biển, cảnh tượng đổ nát, tơi tả ngày một nhiều hơn. Cái không khí vắng lặng, hiu quạnh này không phải của một làng chài như tôi đã tìm hiểu. Thấy thấp thoáng bóng người, tôi bèn chạy đến hỏi thì được biết anh là người của làng chài này, nhưng giờ ở phía trên Bình Châu. Chiều nào cũng xuống đây thu gom đồ đạc, rác, và... nhìn biển.


Quang cảnh hoang tàn, đổ nát

Theo tay anh chỉ, ở đây còn mỗi ông Thủy ở lại, vì ông cụ đã gắn bó với Hồ Đắng hơn nửa đời người. Anh kể, từ trước Tết Nguyên Đán, chính quyền xuống đây buộc người dân phải dỡ chòi dọn lên phía trên cao ở để tránh bão. Với lại, họ thấy mình nghèo nên họ thương, đền bù cho một ít, nên phần lớn người dân lên đó cả. Ông cụ này không muốn đi vì ông ấy quá nhớ biển, yêu biển, tuy vất vả, lam lũ nhưng mỗi ngày được ngắm, được nghe tiếng sóng là ông ấy sướng rồi.

Ông Thủy kể với tôi: “Sau Tết là họ xuống bắt tháo, dỡ nhà rồi, không cho ở nữa. Nhiều người ở đây không muốn đi nhưng vì nghĩ cho con trẻ nên cũng đành ở trên. Giờ chỉ còn mình tôi ở lại".

Khi được hỏi vì sao ông không đi, thì nhận được cái cười trừ và lời tâm sự: “Tôi có vợ nhưng không có con cái. Hai vợ chồng sống với biển tại cái làng chài này cũng ngót nghét 30 năm. Từ năm 18 tuổi tôi đã ở đây rồi, thành ra, bà vợ bảo đi thì lên đó sẽ ở đâu, người ta có nhà, mình không có. Mà có cũng không muốn đi. Quá tuổi rồi, giờ mà thiếu nó (biển) thì như thiếu đứa con tinh thần vậy. Vẫn biết là ở đó thì vẫn về đây được, nhưng cứ tưởng tượng cảnh không nghe được tiếng nó mỗi khi đi ngủ, sáng dậy thì lại chịu không được".

Theo một anh bạn ngang tuổi lên thị trấn Lang Gang, tôi tìm đến nhà một số người dân xưa kia sống ở Hồ Đắng với mong muốn tìm hiểu cuộc sống của họ như thế nào.

Anh bạn chỉ, ở đây có khoảng 4, 5 hộ, phía dưới chợ còn vài hộ nữa, họ sống rải rác chứ không tập trung thành một cụm. Vào một căn nhà nhỏ nằm dưới chợ Bình Châu, tôi xưng tên và tiếp chuyện thì được biết anh chị tên Hải, sống cũng khá lâu dưới làng chài. Tâm sự rất thật, anh Hải chia sẻ: “Hồi mới chuyển lên đây, dù cũng đỡ cảnh sống cực, nhưng nhớ Hồ Đắng chịu không nổi. Tối tối vẫn mò về với bác Thủy ngủ. Mà không chỉ mình tôi, nhiều người cũng hay xuống dưới, thành ra có tối ngủ đến 17 người lận”.


Cái nhìn xa xăm về một làng chài

Anh kể, trên này vẫn vác thúng đi biển như ở dưới đó nhưng cái không khí thì không đâu bằng. Chán nản hơn, cái thúng đánh cá để ở đây phải chằng dây xích, neo hay gửi nhờ mấy nhà sát biển và đóng tiền cho họ, lơ mơ là mất liền. Ở dưới đó, tôi có quẳng đó đi vài ngày không về thì nó vẫn ở đó, chả xê dịch đâu cả.

Ông Thủy cũng có nói, tối tối nhiều người vẫn qua đây ngủ, tới tờ mờ sáng là đi cá. Thúng thiếc vứt đầy ra đó. Nhiều người không đến ngủ thì cũng 3 - 4h sáng là chạy xuống, mang theo lưới, chèo đi biển. Mọi người tuy ở xa, cách 7, 8 km nhưng vẫn năng chạy xuống trò chuyện với ông, cũng hay cho quà. Nhiều người kể, trên đó để thúng, lưới, cái gì cũng mất nên tính chuyển hết về đây. Sắp tới, khoảng chừng hơn 1 tháng nữa, là bà con chuyển hết đồ nghề đi biển về, và đi dưới này luôn.

Ông Thủy hồi tưởng: “Cuộc sống trước kia của chúng tôi vất vả lắm. Điện không có, nước ngọt cũng không, mọi thứ phải lên thị trấn lấy về. Những căn chòi xây tạm bợ vì bão thổi là bay, có thể lấy đắp lại. Ngày ngày, từ 4h sáng là cả làng kéo nhau đi đánh cá. Đàn ông con trai thì mỗi người một thúng, có ít thì hai người, dong ra biển. Đàn bà thì đi loanh quanh lượm ve chai, nhặt củi gom thành một đống để kiếm thêm tiền khi chờ cá về. Chiều chiều họ lại đi kiếm củi, nhiều nhà có bò thì dẫn đi chăn. Loanh quanh cái xóm biển này thôi.

Mà đánh cá đâu phải đi là có, có hôm đi về, người nào người nấy nhìn nhau cười trừ, ôm cái bụng đói meo. Bữa ăn của họ chỉ có gói mì sáng, trưa chiều tạm bợ với miếng cơm, cọng rau và vài con cá đánh bắt được. Hôm nào đi không được cá là y như rằng hôm đó đói, còn trúng cá thì có thể thở phào cho bữa ăn sau. Vất vả vậy, nhưng bà con gần gũi, đùm bọc lẫn nhau nên vui lắm, không bao giờ to tiếng, trẻ em nô đùa, nghịch ngợm trên bãi biển, tiếng cười râm ran, vui lắm".

Đi dọc bở biển, ngắm nhìn những chiếc thúng sát bờ còn ướt, bên trong còn nguyên lưới, chèo, tôi biết nhiều người vẫn về đây, sống với biển. Mặc dù, phía trên họ cách cảng biển chỉ chưa đầy 1 km.

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Sụt lún nghiêm trọng tại kho một công ty lương thực thiệt hại 10 tỷ đồng

CẦN THƠ Vụ sụt lún xảy ra tại kho Bến Thủy của một công ty lương thực, ước tính thiệt hại 10 tỷ đồng, ngành chuyên môn đang tìm hiểu nguyên nhân.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm